Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 50)

Năm Khối lượng RTRSH (tấn/năm) Khối lượng RTRSH đã được thu gom

(tấn/năm) Tỉ lệ %

Năm 2012 42900 25075 58,4

Năm 2013 45111 31889 70,8

Năm 2014 50432 38787 76,9

Năm 2015 54.750 44677 81,6

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ (2015)

Theo kết quả thống kê năm 2015, huyện chương mỹ có 31,6 vạn dân, 30 xã và 2 thị trấn: Tổng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải ra môi trường trên địa bàn huyện khoảng 150 tấn/ ngày. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên rất bức xúc và là những vấn đề rất nóng trong các khu dân cư, đặc biệt là ở các thị trấn, thị tứ.

4.1.2.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Xuân Mai

4.1.2.1. Vị trí địa lý Xuân Mai

Thị trấn Xuân Mai nằm trên điểm giao nhau giữ quốc lộ 6A và đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 36 km về phía Tây Nam, là một trong 4 đô thị trong chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây. Thị trấn

Xuân Mai tiếp giáp với các xã: Thuỷ Xuân Tiên (thuộc huyện Chương Mỹ), Đông Yên (thuộc huyện Quốc Oai), thị trấn Lương Sơn(thuộc tỉnh Hoà Bình). Xuân Mai có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng với nhau.

Hình 4.2. Sơ đồ thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế thị trấn Xuân Mai

Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 1.261 tấn/năm; Năng suất lúa bình quân đạt 64,5 tạ/ha. Thực hiện sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thị trấn Xuân Mai đã tích cực hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các diện tích lúa mùa hiệu quả kinh tế thấp sang một lúa, một cá kết hợp với chăn nuôi thủy cầm hàng năm là 13,68 ha, thu nhập đạt từ 23- 25 triệu đồng/ha.

+ Trong những năm qua hoạt động kinh tế thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị trấn tiếp tục phát triển, phạm vi kinh doanh được mở rộng, nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đến nay trên địa bàn thị

trấn có 111 công ty, doanh nghiệp, 1.015 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các hộ gia đình tích cực lao động, phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2015 ước đạt 39,5 triệu đồng.

- Thực hiện khai thác triệt để các nguồn thu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội: Thu ngân sách hàng năm trên địa bàn đều vượt so với dự toán UBND huyện và HĐND thị trấn giao. Tổng thu ngân sách từ năm 2011 đến nay là 58,16 tỷ đồng, chi ngân sách là 54,82 tỷ đồng, thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 295% so với dự toán HĐND thị trấn giao (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai)

4.1.2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa-xã hội:

- Công tác giáo dục, đào tạo: Các nhà trường tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tạo ra được sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng giáo dục đào tạo, giữ vững phổ cập giáo dục ở các bậc học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp ở các cấp học đạt 99%, học sinh xét tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Thường xuyên quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác giảng dạy, xây dựng được 02 trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 4/5 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia.

- Công tác y tế - Dân số kế hoạch hoá gia đình.

+ Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh nên không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Duy trì hoạt động mạng lưới y tế khu có hiệu quả. Công tác khám chữa bệnh được đảm bảo nề nếp và chất lượng, việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế được quan tâm nhiều hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng mở rộng bình quân hàng năm đạt 98%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 8,0%, giảm 6,7% so với đầu nhiệm kỳ. Xây dựng và duy trì thị trấn Xuân Mai đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí mới.

+ Quan tâm chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền các chính sách dân số- KHHGĐ, triển khai có hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ đến các khu dân cư. Hàng năm tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho 100% cộng tác viên dân số trên địa bàn, tổ chức các hội nghị lồng ghép tuyên truyền về Pháp lệnh dân số nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và sinh con lần 3 trở lên. Tỷ suất sinh thô chiếm 16,23‰, giảm 1,67‰ so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ

sinh con thứ 3 trở lên chiếm 4,79%, giảm 3,71% so với đầu nhiệm kỳ (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai).

- Công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao:

+ Hàng năm UBND đã chỉ đạo làm tốt công tác trang trí, cổ động trực quan, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các sự kiện, các ngày kỷ niệm trong năm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn tiếp tục được phát triển và có nhiều nét khởi sắc mới, phát huy tinh thần đoàn kết ở cộng đồng dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo, thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Năm 2015, số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt 89%, (tăng 766 hộ = 21,5% so với đầu nhiệm kỳ).

+ Hoạt động phong trào thể dục thể thao của thị trấn trong những năm qua tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao thị trấn Xuân Mai lần thứ III và tham gia các hội thao do thành phố và huyện tổ chức đạt 25 huy chương các loại, 55 giải nhất, 40 giải nhì, 30 giải ba. Cuối năm 2015, tỷ lệ quần chúng tham gia luyện tập TDTT thường xuyên đạt 38,5%, tăng 4% so với đầu nhiệm kỳ.Thị trấn 05 năm liên tục được UBND huyện Chương Mỹ công nhận là đơn vị “Tiên tiến xuất sắc” về thể dục thể thao.

- Công tác chính sách xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách với người có công, các chính sách bảo trợ, an sinh xã hội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Các chương trình giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế gia đình, giúp đỡ các hộ thoát nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm, ưu tiên vay vốn sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo đã được đẩy mạnh, tổ chức vận động và sử dụng có hiệu quả “Quỹ ngày vì người nghèo”; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 giảm còn 1,56%, giảm 2,64% so với đầu nhiệm kỳ; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 0,53%. Số hộ thoát nghèo bình quân hàng năm là 22 hộ/năm. Trong nhiệm kỳ đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình nghĩa với giá trị đầu tư trên 120 triệu đồng, huy động được trên 200 triệu đồng xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, tổ chức tặng 2.900 suất quà trị giá trên 435 triệu đồng; vận động, hỗ trợ xây dựng 13 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền bằng 480 triệu đồng (Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai).

4.1.2.4. Những thách thức môi trường trên địa bàn thị trấn Xuân Mai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn cho thấy áp lực đối với môi trường ngày càng gia tăng, đặc biệt trong thời kỳ phát triển công nghiệp và đô thị hoá như hiện nay, áp lực đối với môi trường được thể hiện ở các mặt chính sau:

- Cơ cấu kinh tế của thị trấn hiện nay đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Do đó sẽ làm phát sinh thêm khối lượng rác thải.

- Dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng dân số cơ học như sinh viên, người lao động từ địa phương khác về lao động, học tập kèm theo nó là các dịch vụ phục vụ sinh hoạt của con người cũng gia tăng. Đây cũng là nguồn phát sinh rác thải rắn sinh hoạt lớn.

- Những hạn chế về mặt nhận thức của cư dân đối với vấn đề môi trường đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường do cáchoạt động xả rác bừa bãi, không phân loại rác thải...

4.2.THỰC TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI THỊ TRẤN XUÂN MAI

Thị trấn Xuân Mai với dân số tăng lên hàng năm, hiện là 25.519 nhân khẩu, cùng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn và tăng dần.

4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu từ: các hộ gia đình, các công sở trường học, các hộ kinh doanh dịch vụ, các công trình công cộng, trung tâm thương mại, đường phố…

Mỗi nguồn thải khác nhau có đặc điểm khác nhau, chất thải từ các hộ gia đình thường có quy mô nhỏ còn các cơ sở hay doanh nghiệp có qui mô nguồn thải lớn…, quyết định cách thức thu gom, vận chuyển chất thải khác nhau.

- Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Tổng dân số 25.519 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm thu gom, xử lý. Tuy nhiên hệ thống thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn sinh ohạt từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường.

- Nguồn rác thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, khoảng 23,1%. Ngành công nghiệp chủ yếu của thị trấn là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm:

- Chất thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất - Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất - Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm.

-Nguồn rác thải nông nghiệp

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 21,7% trong cơ cấu kinh tế thị trấn. Cây lương thực chủ đạo trên địa bàn là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là:

- Rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp - Phân gia súc

- Cành cây, thân cây bỏ đi - Bao bì đựng các loại.

Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, chăn nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý.

- Nguồn rác thải từ du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ

Hiện nay, trên địa bàn có một chợ lớn là chợ Xuân Mai và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ các nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để.

- Nguồn rác thải xây dựng

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trấn diễn ra với tốc độ cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu

cống được xây dựng. Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm có gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cản trở giao thông, gây ách tắc dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này.

- Nguồn rác thải công sở, cơ quan, trường học…

Toàn thị trấn có nhiều cơ quan ban ngành của trung ương, tỉnh và của huyện đóng trên địa bàn. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ khá lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý.

4.2.2. Khối lượng rác thải rắn sinh hoạt qua các năm

Theo báo cáo hàng năm của Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, rác thải rắn sinh hoạt phát sinh và lượng rác được thu gom hàng năm từ năm 2012 đến năm 2015 được thống kê tăng đều theo các năm.

Lượng rác phát sinh trên địa bàn thị trấn được Công ty môi trường đô thị Xuân Mai thu gom, tập kết về bãi rác và khu xử lý của thành phố Hà Nội tại Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây.

Thực trạng hiện nay Công ty môi trường đô thị Xuân Mai gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý rác thải rắn sinh hoạt do lượng rác thải sinh hoạt nhiều, không thu gom được triệt để, một số hộ gia đình cá nhân không tự giác thu gom, còn tự ý xả thải rác bừa bãi, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.2. Khối lượng rác thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Xuân Mai Năm Khối lượng RTRSH (tấn/năm) Khối lượng RTRSH đã được thu gom

(tấn/năm) Tỉ lệ %

Năm 2012 6900 4540,2 65,8

Năm 2013 7975 5702,1 71,5

Năm 2014 8504 6794,7 79,9

Năm 2015 8845 7535,9 85,2

Nguồn: Công ty môi trường đô thị thị trấn Xuân Mai (2015)

4.3. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 4.3.1. Thực trạng RTRSH tạitổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai 4.3.1. Thực trạng RTRSH tạitổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai

4.3.1.1. Căn cứ lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình

cùng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn và tăng dần. Từ năm 2012 đến 2015, rác thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Xuân Mai liên tục tăng rất nhanh, ước tính 2012 có khoảng 6900 tấn RTRSH, đến 2015 đã tăng lên 8845 tấn RTRSH. Công ty môi trường đô thị tuy đã cố gắng nhưng tỷ lệ thu gom đến năm 2015 chỉ đạt khoảng 85,2%. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt còn gặp rất nhiều khó khăn, rác thải không được tập kết về đúng nơi quy định, Công ty môi trường đô thị chịu sức ép quá tải do RTRSH của cả huyện Chương Mỹ cũng tăng lên rất nhiều. Mặt khác sự phân loại RTRSH tại nguồn chưa được áp dụng nên số lượng RTRSH lớn, khó xử lý khi đưa tới tập kết của Thành phố.

Khu Tân Bình là khu dân cư có diện tích lớn nhất của thị trấn Xuân Mai, mật độ dân cư thấp. Tổng dân số của Tổ dân phố Tân Bình là 3.750 người, có 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Tổ dân phố Tân Bình còn nhiều hạn chế: Công tác thu gom rác thải sinh hoạt do công ty môi trường đô thị Xuân Maithu gom thực hiện chưa tốt, tần suất thu gom rác không đảm bảo, định kỳ chỉthu gom 2 lần/ 1 tuần. Phí vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)