(Tính cho 3 tháng)
TT Chỉ tiêu lượng Số Đơn giá
(triệu đồng)
Thành tiến (triệu đồng)
I Thu nhập: 202,08
1. Lượng phân HC vi sinh (tấn) 69,81 1,50 104,72
2. RTRSH tái chế (tấn) 49,98 0,85 42,48
3. RTRSH tái sử dụng (tấn) 18,87 1,12 21,13
4. Phí vệ sinh 3 tháng (khẩu) 3750 0,003 33,75
II Chi phí: 168,54
1. Chi tập huấn kỹ thuật (người) 180 0,05 9,00
2. Tham vấn cộng đồng (người) 180 0,10 18,00
3. Họp nhóm 4 buổi 61 0,10 6,10
4. Tài liệu tập huấn (quyển) 180 0,02 3,60
5. In tờ rơi (tờ) 1034 0,01 10,34 6. Xô đựng rác (cái) 2068 0,015 31,00 7. Lương 3 tháng (người) 7 4,00 84,00 8. Chế phẩm sinh học (kg) 30 0,05 1,50 9. Chi phí khác 5,00 III Lãi ròng 33,54
Nguồn: Tổng hợp kết quả mô hình (2015)
4.4.1.2. Hiệu quả xã hội và môi trường
Về ý nghĩa xã hội, mô hình thu gom và phân loại RTRSH tại nguồn đã tạo ra việc làm ổn định cho 7 công nhân thu gom và xử lý rác với mức lương 4 triệu đồng một tháng. Mô hình thu gom và xử lý RTRSH mới đã tạo điều kiện cùng tham gia cho người dân, người dân được tham gia ý kiến đóng góp về mục tiêu mô hình, phương pháp triển khai, các bước tiến hành, đánh giá kết quả, đánh giá SWOT.
Mô hình đã tạo nên một phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân trong thu gom & phân loại RTRSH. Đặc biệt, nhờ có sự trang bị kiến thức về phân loại RTRSH tại nguồn và sự giúp đỡ về thiết bị thu gom cho
người dân nên người dân phấn khởi hơn, đây được coi là phần chi trả lợi ích có hiệu quả. Người dân thu gom RTRSH tại chính nơi họ sinh sống cũng tạo thêm thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia vào vị trí người thu gom, phân loại. Hàng tháng họ sẽ được nhận một khoản thu nhập từ việc chi trả lấy từ kinh phí thu được nhờ kết quả xử lý RTRSH hữu cơ thành phân vi sinh và tái chế, tái sử dụng rác thải. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này, chính vì vậy, họ cũng đã tích cực hơn trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Về hiệu quả môi trường, mô hình thu gom và xử lý RTRSH cộng đồng tham gia là một biện pháp rất tốt, tỷ lệ rác thải được tái chế và tái sử dụng tăng lên đáng kể, giảm ô nhiễm môi trường. Trong 3 tháng xây dựng mô hình số RTRSH hữu cơ được xử lý là 150,45 tấn, sản xuất được 69,81 tấn phân hữu cơ vi sinh compost, rác thải cung cấp cho cơ sở tái chế là 49,98 tấn, tái sử dung rác thải được 18,87 tấn. Vì những kết quả đó, trong 1 tháng lượng rác thải chôn lấp của Tổ dân phố Tân Bình chỉ còn lại 17,43 tấn, giảm tải cho bãi chôn lấp 65,33 tấn/tháng.
4.4.2. Đánh giá của cộng đồng về mô hình thu gom & xử lý RTRSH
Sau khi triển khai mô hình hình phân loại, thu gom, xử lý RTRSHcó sự tham gia của cộng đồng chúng tôi đã tổ chức họp nhóm lấy ý kiến đánh giá của người dânTổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai,Huyện Chương Mỹ. Tổng số tham gia họp nhóm là 16 người (bao gồm: 2 người thuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, 7 công nhân thu gom RTRSH & 1 cán bộ khu Tân Bình, 6 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu). Trong thành phần những người tham gia có 9 người là phụ nữ và 7 người là nam giới.
Kết quả đánh giá của nhóm cho thấy mô hình thu gom & xử lý RTRSH mới tốt hơn cách làm cũ với 100% ý kiến. Đặc biệt ý kiến đánh giá về phương pháp tổ chức mô hình mới đã được 100% số người tham gia nhất trí là tốt. Người dân cũng đã nhận thấy họ nắm bắt được kỹ thuật phân loại rác tại nguồn với 100% ý kiến. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% ý kiến cho rằng tổ thu gom rác chưa thực hiện thật đúng lịch trình đặt ra; 6,2% ý kiến phản ánh công nhân phục vụ chưa hòa nhã; 25% chưa hài lòng về phân phối phân compost và rác thải tái sử dụng.