Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 47)

4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6 đi các tỉnh phía bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419 dài 19 km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km; với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 31,6 vạn người, với 32 đơn vị hành chính (gồm 30 xã và 02 thị trấn); toàn huyện có 72.000 hộ dân, có gần 100 cơ quan đơn vị nhà nước của Trung ương, thành phố và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng bán sơn địa gồm 12 xã - Vùng bãi ven sông Đáy gồm 5 xã

- Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Chương Mỹ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Khí hậu nóng ẩm, mưu nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm + Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, tập trung vào các tháng 7,8,9, chiếm 70% của cả năm.

+ Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (mùa hè) - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau.

+ Mùa khô thời tiết ít mưa, rét lạnh rõ rệt so với mùa hạ. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C, song nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất là tháng 1, xuống 16-170C.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ

+ Thời tiết đầu mùa khô thường lạnh khô, nửa cuối mùa thời tiết thường nồm ẩm và mưa phùn, đây là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ, gió chủ đạo là Đông Bắc.

Nhận xét chung:

Khí hậu của khu vực huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung mang đặc thù khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưu nhiều. Khí hậu dịu hoà, không xảy ra những nhiệt độ quá thấp và cũng ít gặp những ngày nắng gắt như ở vùng Bắc Trung Bộ. Do đặc điểm khí hậu như vậy, về mùa mưa công việc thu gom,

vận chuyển rác thải sinh hoạt thường gặp nhiều khó khăn, rác phân hủy nhanh thường gây ra ô nhiễm môi trường. Về mùa khô, RTRSH thường tạo ra bụi, gây ô nhiễm không khí nhất là ở những nơi tập kết RTRSH và trong quá trình vận chuyển rác.

4.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 3 con sông chảy qua là:

- Sông Bùi có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ thị trấn Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Hoà Chính.

- Sông Tích chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ dài 5 km từ xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (xã Thuỷ Xuân Tiên).

- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (xã Hoà Chính).

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao hồ, sông ngòi, mương máng, kênh vừa phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vừa phục vụ nước cho sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.

Đôi khi người dân đổ RTRSH ra các nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường.

4.1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế

Huyện Chương Mỹ có cơ cấu kinh tế khá cân đối với trục công nghiệp chiếm 40 %, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27 %. Về chăn nuôi toàn huyện có gần 116.330 con lợn, 950 con trâu, 16.200 con bò, 2,35 triệu gia cầm, thủy cầm. Sản xuất công nghiệp của huyện đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% /năm, các ngành nghề tiểu thủ công đã từng bước được phục hồi, toàn huyện có 33 làng nghề trong đó có nhiều làng nghề là thế mạnh như: làng nghề mây, tre đan xuất khẩu, làng nghề mộc - sản xuất đồ gỗ… Toàn huyện có 01 khu công nghiệp; 09 cụm, điểm công nghiệp như cụm công nghiệp Ngọc Sơn, điểm công nghiệp Ngọc Hòa, Trường Yên, Tân Tiến,… hiện đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp-TTCN có hiệu quả, thu hút trên 10.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp CN-TTCN và 10.943 cơ sở sản

xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất.

Toàn huyện có 33 làng có nghề, trong đó làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.

4.1.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết, cần có những biện pháp giải quyết theo hướng bền vững, lâu dài.

Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Chương Mỹ Năm Khối lượng RTRSH (tấn/năm) Khối lượng RTRSH đã được thu gom

(tấn/năm) Tỉ lệ %

Năm 2012 42900 25075 58,4

Năm 2013 45111 31889 70,8

Năm 2014 50432 38787 76,9

Năm 2015 54.750 44677 81,6

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ (2015)

Theo kết quả thống kê năm 2015, huyện chương mỹ có 31,6 vạn dân, 30 xã và 2 thị trấn: Tổng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày thải ra môi trường trên địa bàn huyện khoảng 150 tấn/ ngày. Vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên rất bức xúc và là những vấn đề rất nóng trong các khu dân cư, đặc biệt là ở các thị trấn, thị tứ.

4.1.2.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Xuân Mai

4.1.2.1. Vị trí địa lý Xuân Mai

Thị trấn Xuân Mai nằm trên điểm giao nhau giữ quốc lộ 6A và đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 36 km về phía Tây Nam, là một trong 4 đô thị trong chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây. Thị trấn

Xuân Mai tiếp giáp với các xã: Thuỷ Xuân Tiên (thuộc huyện Chương Mỹ), Đông Yên (thuộc huyện Quốc Oai), thị trấn Lương Sơn(thuộc tỉnh Hoà Bình). Xuân Mai có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng với nhau.

Hình 4.2. Sơ đồ thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ

4.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế thị trấn Xuân Mai

Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 1.261 tấn/năm; Năng suất lúa bình quân đạt 64,5 tạ/ha. Thực hiện sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thị trấn Xuân Mai đã tích cực hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các diện tích lúa mùa hiệu quả kinh tế thấp sang một lúa, một cá kết hợp với chăn nuôi thủy cầm hàng năm là 13,68 ha, thu nhập đạt từ 23- 25 triệu đồng/ha.

+ Trong những năm qua hoạt động kinh tế thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị trấn tiếp tục phát triển, phạm vi kinh doanh được mở rộng, nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đến nay trên địa bàn thị

trấn có 111 công ty, doanh nghiệp, 1.015 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Các hộ gia đình tích cực lao động, phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2015 ước đạt 39,5 triệu đồng.

- Thực hiện khai thác triệt để các nguồn thu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội: Thu ngân sách hàng năm trên địa bàn đều vượt so với dự toán UBND huyện và HĐND thị trấn giao. Tổng thu ngân sách từ năm 2011 đến nay là 58,16 tỷ đồng, chi ngân sách là 54,82 tỷ đồng, thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 295% so với dự toán HĐND thị trấn giao (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai)

4.1.2.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa-xã hội:

- Công tác giáo dục, đào tạo: Các nhà trường tích cực triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tạo ra được sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng giáo dục đào tạo, giữ vững phổ cập giáo dục ở các bậc học, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp ở các cấp học đạt 99%, học sinh xét tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Thường xuyên quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ công tác giảng dạy, xây dựng được 02 trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay có 4/5 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia.

- Công tác y tế - Dân số kế hoạch hoá gia đình.

+ Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở rộng, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh nên không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Duy trì hoạt động mạng lưới y tế khu có hiệu quả. Công tác khám chữa bệnh được đảm bảo nề nếp và chất lượng, việc khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế được quan tâm nhiều hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm chủng mở rộng bình quân hàng năm đạt 98%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 8,0%, giảm 6,7% so với đầu nhiệm kỳ. Xây dựng và duy trì thị trấn Xuân Mai đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí mới.

+ Quan tâm chỉ đạo, làm tốt công tác tuyên truyền các chính sách dân số- KHHGĐ, triển khai có hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ đến các khu dân cư. Hàng năm tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho 100% cộng tác viên dân số trên địa bàn, tổ chức các hội nghị lồng ghép tuyên truyền về Pháp lệnh dân số nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và sinh con lần 3 trở lên. Tỷ suất sinh thô chiếm 16,23‰, giảm 1,67‰ so với đầu nhiệm kỳ; tỷ lệ

sinh con thứ 3 trở lên chiếm 4,79%, giảm 3,71% so với đầu nhiệm kỳ (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai).

- Công tác văn hoá thông tin, thể dục thể thao:

+ Hàng năm UBND đã chỉ đạo làm tốt công tác trang trí, cổ động trực quan, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các sự kiện, các ngày kỷ niệm trong năm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn tiếp tục được phát triển và có nhiều nét khởi sắc mới, phát huy tinh thần đoàn kết ở cộng đồng dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo, thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sở, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Năm 2015, số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt 89%, (tăng 766 hộ = 21,5% so với đầu nhiệm kỳ).

+ Hoạt động phong trào thể dục thể thao của thị trấn trong những năm qua tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao thị trấn Xuân Mai lần thứ III và tham gia các hội thao do thành phố và huyện tổ chức đạt 25 huy chương các loại, 55 giải nhất, 40 giải nhì, 30 giải ba. Cuối năm 2015, tỷ lệ quần chúng tham gia luyện tập TDTT thường xuyên đạt 38,5%, tăng 4% so với đầu nhiệm kỳ.Thị trấn 05 năm liên tục được UBND huyện Chương Mỹ công nhận là đơn vị “Tiên tiến xuất sắc” về thể dục thể thao.

- Công tác chính sách xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách với người có công, các chính sách bảo trợ, an sinh xã hội, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Các chương trình giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế gia đình, giúp đỡ các hộ thoát nghèo, hỗ trợ giải quyết việc làm, ưu tiên vay vốn sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo đã được đẩy mạnh, tổ chức vận động và sử dụng có hiệu quả “Quỹ ngày vì người nghèo”; Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 giảm còn 1,56%, giảm 2,64% so với đầu nhiệm kỳ; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm là 0,53%. Số hộ thoát nghèo bình quân hàng năm là 22 hộ/năm. Trong nhiệm kỳ đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình nghĩa với giá trị đầu tư trên 120 triệu đồng, huy động được trên 200 triệu đồng xây dựng “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, tổ chức tặng 2.900 suất quà trị giá trên 435 triệu đồng; vận động, hỗ trợ xây dựng 13 nhà ở cho hộ nghèo với số tiền bằng 480 triệu đồng (Báo cáo tổng kết năm 2015 thị trấn Xuân Mai).

4.1.2.4. Những thách thức môi trường trên địa bàn thị trấn Xuân Mai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn cho thấy áp lực đối với môi trường ngày càng gia tăng, đặc biệt trong thời kỳ phát triển công nghiệp và đô thị hoá như hiện nay, áp lực đối với môi trường được thể hiện ở các mặt chính sau:

- Cơ cấu kinh tế của thị trấn hiện nay đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. Do đó sẽ làm phát sinh thêm khối lượng rác thải.

- Dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng dân số cơ học như sinh viên, người lao động từ địa phương khác về lao động, học tập kèm theo nó là các dịch vụ phục vụ sinh hoạt của con người cũng gia tăng. Đây cũng là nguồn phát sinh rác thải rắn sinh hoạt lớn.

- Những hạn chế về mặt nhận thức của cư dân đối với vấn đề môi trường đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường do cáchoạt động xả rác bừa bãi, không phân loại rác thải...

4.2.THỰC TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI THỊ TRẤN XUÂN MAI

Thị trấn Xuân Mai với dân số tăng lên hàng năm, hiện là 25.519 nhân khẩu, cùng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải rắn lớn và tăng dần.

4.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu từ: các hộ gia đình, các công sở trường học, các hộ kinh doanh dịch vụ, các công trình công cộng, trung tâm thương mại, đường phố…

Mỗi nguồn thải khác nhau có đặc điểm khác nhau, chất thải từ các hộ gia đình thường có quy mô nhỏ còn các cơ sở hay doanh nghiệp có qui mô nguồn thải lớn…, quyết định cách thức thu gom, vận chuyển chất thải khác nhau.

- Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Tổng dân số 25.519 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)