Xác định mục tiêu mô hình quản lý RTRSHtrên cơ sở cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

4.1.2 .Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội thị trấn Xuân Mai

4.3. Nghiên cứu mô hình quản lýrác thải sinh hoạt

4.3.2. Xác định mục tiêu mô hình quản lý RTRSHtrên cơ sở cộng đồng

Thời gian tiến hành mô hình từ 01/01/2015 đến 31/3/2015. Để triển khai xây dựng mô hình thí điểm này, chúng tôi nhận được sự cộng tác, giúp đỡ và nhiệt tình ửng hộ là các cơ quan, đơn vị sau đây:

- UBND thị trấn Xuân Mai đã trợ giúp về kinh phí hoạt động, tuyên truyền chủ trương, cung cấp đất làm mặt bằng khu tập kết rác thải tập trung và chỉ đạo người dân, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia.

- Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã phối hợp thực hiện, đầu tư toàn bộ số thiết bị như xe thu gom, chi phí vật tư ban đầu xây dựng mô hình như thùng nhựa để phân loại chất thải rắn, chế phẩm sinh học, bao bì, phụ gia để xử lý, lương cho cán bộ, công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý RTRSH...

4.3.2.1. Họp nhóm để xây dựng mục tiêu quản lý RTRSH

Để xây dựng mục tiêu mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai và UBND thị trấn Xuân Mai, chúng tôi tiến hành tổ chức một cuộc họp nhóm với 14 người tham gia. Thành phần tham gia cuộc họp nhóm gồm có 5 người dân tích cực và có uy tín trong cộng đồng, 2 cán bộ thuộc Công ty môi trường đô thị, 3 công nhân thu gom RTRSH & 2 cán bộ Tổ dân phố Tân Bình. Cuộc họp cũng có sự tham gia của HVCH thuộc Học viện nông nghiệp VN. Trong thành phần những người tham gia có 8 người là phụ nữ và 6 người là nam giới. Cuộc họp tiến hành từ 8h00’ – 10h00’ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Sau đây là kết quả cuộc họp nhóm thảo luận về mục tiêu và quy chế hoạt động của mô hình quản lý RTRSH tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai.

Bảng 4.6. Mục tiêu và quy chế hoạt động mô hình quản lý RTRSH (n = 14) (n = 14) TT Nội dung Ý kiến đồng ý Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Mục tiêu mô hình Quản lý RTRSH

1 Cải tiến quy trình thu gom rác 14 100,0 0 0

2 Phân loại RTRSH thành 4 nhóm 12 85,7 2 14,3

3 Xử lý compost rác hữu cơ 10 71,4 4 28,6

2. Quy ước hoạt động mô hình

1 Có trang bị 2 xô chứa rác cho hộ 14 100,0 0 0

2 Lương người thu gom rác 4tr/tháng 11 78,6 3 21,4

3 Thống nhất lịch thu gom rác 14 100,0 0 0

4 Biểu dương người tích cực tham gia 9 64,3 5 35,7

Các nội dung của mô hình phân loại, thu gom và xử lý RTRSH cho Tổ dân phố Tân Bình bao gồm:

+ Mô hình được thực hiện trên cơ sở cộng đồng (người dân được tập huấn kỹ thuật, tham gia phân loại rác tại nguồn, tham gia thu gom và xử lý RTRSH, sử dụng lại sản phẩm thu gom sau xử lý…). Người dân hưởng ứng tích cực công tác thu gom rác thải sinh hoạt và phân loại tại đầu nguồn thải. UBND thị trấn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ là những tổ chức xã hội tích cực vận động, tuyên truyền người dân ủng hộ và tham gia mô hình.

+ Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã nhất trí đầu tư đầy đủ dụng cụ phân loại RTRSH đúng quy cách, màu sắc cho các hộ gia đình tham gia mô hình. Mỗi hộ trong Tổ dân phố được phân phát 2 chiếc xô nhựa trong đó 1 chiếc có màu xanh để đựng rác thải hữu cơ và 1 chiếc màu đỏ để đựng rác thải rắn vô cơ và nilon.

+ Phân loại RTRSH tại nguồn với việc phân biệt 4 loại (85,7% ý kiến đồng ý):

1- Chất thải rắn hữu cơ: Hoa quả, bã chè, thức ăn thừa, lá cây, rau, vỏ hoa quả,... được chứa trong thùng màu xanh. Sau đó được tập kết đến các điểm thu gom trong thôn rồi chở đến khu xử lý tập trung để ủ phân hữu cơ compost.

2- Chất thải rắn vô cơ: Các loại chai lọ vỡ, đồ chơi, giấy ăn đã sử dụng, quần áo cũ, cành cây, vỏ sò hến, xỉ than, sành sứ, thủy tinh, đồ nhựa và nilon... được chứa trong thùng màu đỏ. Sau đó thu gom, tập kết đến các điểm trung gian. Tại điểm tập kết trung gian, công nhân thu gom, vận chuyển tiếp tục phân loại đồ tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chở đến bãi rác để chôn lấp.

3- Chất thải rắn tái chế:nilon, chai, lọ, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, giấy báo, bìa... được để riêng rồi chuyển về các cơ sở tái chế.

4- Chất thải tái sử dụng: thùng sắt, thùng nhựa, sách giáo khoa… được chuyển về kho để phân phát trở lại cho người cần dùng.

+ Thu gom RTRSH theo tuyến cố định, có lịch trình thu gom riêng đối với mỗi loại rác nêu trên. Một tuần tổ thu gom RTRSH tiến hành thu gom rác hữu cơ vào ngày chẵn, thu gom rác vô cơ vào ngày lẻ, không tính ngày chủ nhật không thu gom (100% ý kiến đồng ý).

để giảm bớt chi phí của mô hình. Phân compost sẽ phân phối lại với giá nội bộ cho các hộ gia đình để bón cho cây trồng.

+ Xây dựng chế độ chi trả và khuyến khích vật chất thỏa đáng cho những người phân loại rác thải tốt và tích cực tham gia thực hiện mô hình quản lý RTRSH phân loại tại nguồn.

4.3.2.2. Người dân thảo luận “cây vấn đề” hạn chế quản lý rác thải

Kết quả thảo luận trong buổi họp nhóm ngày 17/12/2014 với 14 người tham gia cũng tiến hành cùng tham gia thảo luận cây vấn đề xác định các yếu tố hạn chế đến kết quả quản lý rác thải sinh hoạt phân loại tại nguồn của Tổ dân phố Tân Bình. Các ý kiến góp ý xây dựng, đi đến thống nhất 3 nhóm vấn đề ảnh hưởng chính gồm:

Hình 4.3. Sơ đồ “cây vấn đề” hạn chế quản lý RTRSH tại TDP Tân Bình

Bảng 4.7. Nội dung “cây vấn đề” hạn chế quản lý rác thải sinh hoạt Nhóm Diễn giải nôi dung “cây vấn đề” của người dân Nhóm Diễn giải nôi dung “cây vấn đề” của người dân

1. Cốt lõi là sự tham gia tích cực của người dân

người dân phân loại RTRSH triệt để; nhận biết đúng từng loại rác thải; không để nhầm loại rác thải hữu cơ sang xô nhựa đựng rác thải vô cơ; tập kết rác thải từng loại đúng lịch thu gom; tự giác đóng phí dịch vụ thu gom RTRSH; trao đổi kinh nghiệm với hàng xóm;

2. Trách nhiệm của công nhân thu gom rác thải sinh hoạt:

mặc đồ bảo hộ khi làm việc; thu gom đúng lịch; thân thiện cởi mở với người dân; tham gia góp ý xây dựng cho người dân; thu gom triệt để không bỏ sót RTRSH; phân loại rác thải tái chế và tái sử dụng triệt để; vận chuyển RTRSH về đúng nơi tập kết rác; chôn lấp rác thải rắn đúng quy trình; sản xuất phân compost đảm bảo chất lượng; phân phối phân compost và rác tái sử dụng công bằng; phản ánh kịp thời ý kiến góp ý của người dân tới lãnh đạo.

3. Tham gia của các tổ chức xã hội và chính quyền, bộ máy quản lý

Hỗ trợ đầy đủ vật tư và kinh phí; hướng dẫn tận tình kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải; tổ chức thực hiện tốt; tuyên truyền, giải thích thấu đáo mục đích, ý nghĩa cho người dân; giám sát thường xuyên việc thực hiện; nhắc nhở sai phạm đối với mọi thành viên; biểu dương khen thưởng kịp thời những người tham gia tích cực; chi trả thù lao lao động thỏa đáng; quản lý tốt các nguồn thu, chi; công bằng trong phân phối chi trả.

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (17/12/2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)