Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

5.1. KẾT LUẬN

1.Chương Mỹlà một huyện ngoại thành Hà Nội với dân số tăng lên hàng năm cùng tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển đã tạo ra một lượng chất thải rất lớn và tăng dần. Từ 2010 – 2015 khối lượng RTRSH đã tăng lên 150 tấn/ngày, lượng thu gom chỉ đạt gần 80% khối lượng RTRSH phát thải. Hiện nay huyện Chương Mỹvẫn đang tồn tại mô hình tự thu gom và quản lý rác thải rắn sinh hoạt theo phương pháp thu gom để chôn lấp, không được phân loại, không tận dụng nguồn rác thảihữu cơ, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất.

2. Mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tham gia tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai có dân số là 3.750 người, với 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Nhờ sự hợptác của Công ty môi trường đô thị và UBND thị trấn Xuân Mai đã xây dựng thành công mô hình quản lý RTRSH với sự tham gia của người dân, phân loại triệt để rác thải tại nguồn, tái chế và tái sử dụng, chế biến phân compost... Mô hình đã phát huy được sức mạnh cùng tham gia của người dân trong quá trình xác định mục tiêu, thực hiện phân loại, thu gom và xử lý RTRSH. Đặc biệt, mô hình đã được sự cộng tác nhiệt tình của các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cưu chiến binh, khuấy động được phong trào bảo vệ môi trường.

3. Kết quả của mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai đã sản xuất được sản xuất được 69,81 tấn phân compost, cung cấp cho cơ sở tái chế là 49,98 tấn nhựa, nilon, giấy vụn, tái sử dung rác thải được 18,87 tấn. Vì những kết quả đó, trung bình 1 tháng lượng rác thải chôn lấp củaTDP Tân Bình chỉ còn lại 17,43 tấn, giảm tải cho bãi chôn lấp 65,33 tấn rác. Mô hình cũng tạo ra việc làm ổn định cho 7 công nhân thu gom và xử lý rác thải, với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.

4. Giải pháp quản lý RTRSH đề xuất TDP Tân Bình và các cho địa phương trên địa bàn có điều kiện tương tự là phát huy sự tham gia của cộng đồng người dân, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và công ty

môi trường đô thị cùng các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh... để kịp thời điều chỉnh các quyết định cho phù hợp. Đặc biệt là việc xây dựng cơ chế chi trả cho người lao động và khuyến khích những người tích cực xây dựng mô hình.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đề tài“Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”tuy mới chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã đem lại hiệu quả rất thiết thực cho thị trấn Xuân Mai. Chính vì vậy chúng ta nên nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác nhằm huy động được nguồn lực trong nhân dân để bảo vệ môi trường. Đặc biệt đối với các xã mà ở đó Công ty môi trường đô thị chưa thể thực hiện được hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Mô hình này hoạt động tốt vừa giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí mà lại nâng cao được ý thức của người dân. Thêm vào đó giúp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư.

- Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cần nâng cao năng lực quản lý môi trường đối với các cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có chế độ đãi ngộ cho cán bộ phù hợp để động viên những cán bộ tâm huyết với công việc.

Cơ quan quản lý cần phải huy động mọi nguồn lực nhằm phát huy tối đa các tiềm năng, tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và sự cố môi trường do tác động của quá trình đô thị hóa gây ra.

- Ứng dụng công nghệ xử lý RTRSH nhằm sản xuất ra nhiều phân hữu cơ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời với việc sản xuất phân hữu cơ, cần nghiên cứu sử dụng hợp lý loại phân này nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình quản lý RTRSH tại nguồn.

- Nhà nước cần có những hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật cho các địa phương có thực hiện mô hình này trong việc xử lý rác thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ TN & MT (2010). Mối nguy hại chất thải rắn đô thị (27/01/2010). Báo Tài nguyên & Môi trường điện tử.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo môi trường Quốc gia, Tổng quan môi trường Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Môi trường,Nhà xuất bản lao động.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, chất thải rắn.

5. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2010). Quản lý chất thải rắn đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội.

6. Cục Bảo vệ môi trường (2008). Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xửlý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”.

7. Cục Bảo vệ môi trường (2009). Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện của dự án

"Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã".

8. Đào Châu Thu (2004). Thử nghiệm thu gom, phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn. Dự án Quản lý RTRSH tại nguồn bảo vệ môi trường.Trường ĐHNN 1 Hà Nội.

9. Định Quốc Cường (2005). Nghiên cứu phương pháp quản lý rác thải, trường Đại học Lâm nghiệp.

10. Đỗ Thị Kim Chi (2004). Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng – một cách tiếp cận hướng tới bền vững. Tập san khoa học số tháng 10/2004. tr. 21-26.

11. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Trương Thành Nam (2007). Tài liệu kinh tế chất thải dùng cho các chuyên nghành, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

12. Hà Quang Huy (2008) Dự án 3R quản lý chất thải đô thị. http//www.3r-hn.vn. 12/04/2008.

13. Hoàng Thị Kim Chi (2009). Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

14. Mạnh Hùng (2010). Dự án sáng kiến 3R: Phân loại rác thải để tái chế. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/N3017, Ngày25/01/2010.

15. Ngô Thị Minh Thúy, Lê Thị Hồng Trân (2012). Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo khối lượng RTRSH phát sinh và đề xuất giải pháp quản lý tại thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, Sở TN&MT Tây Ninh.

thải rắn ở huyện Triệu Phong- Quảng trị, ĐHQG Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Kim Thái (2008). Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam.

18. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Hồng Trân, Trịnh Ngọc Đào (2009). Tính toán tải tải lượng, dự báo phát sinh CTNG từ & KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTNG, Tạp chí phát triển KH&CN, Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG –HCM. 12 (2).

19. Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2004). Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. NXB GREEN EYE.

20. Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính (2006). Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. http//nature.ỏg.vn/vn/wpconten/uploads/docs/CWRM.pdf. 21. Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

22. Nguyễn Xuân Thành (2003). Công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phạm Ngọc Đăng (2011). Cơ sở khoa học và thực tiễn trong lập kế hoạch và quản lý môi trường tại Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

24. Quốc hội CHXHCNVN (2005). Luật Bảo vệ Môi trường, số 52/2005/QH11, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.

25. Tổng Cục Môi trường (2010). Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam, ngày 15/9/2010.

26. Trần Thị Mỹ Diệu (2010). Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2010. http://www.imv-hanoi.com/vi-VN/Home/diembao- 146/1877/Xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-den-nam-2020.aspx

27. Trương Thành Nam (2007). Giáo trình kinh tế chất thải, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

28. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2008). Quản lý chất thải rắn. NXB Xây dựng, Hà Nội.

29. Trần Quang Ninh (2010). Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một sốnước và ở Việt Nam, Nxb Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia

30. Trương Văn Trường (2010). Giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở ĐakLak. http//www.trangnguyenvn.com/home/index.php/ngày 15/9/2015.

31. UBND tỉnh Quảng Nam (2014). Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

32. Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008). Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại - Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh. Tạp chí kinh tế, viện kinh tế TP.Hồ Chí Minh, tháng 12, trang 7.

Tiếng Anh:

34. Alison M. (2006). Mobilizing assets for Community Driven Development, Coady International Institute . St Francis Xavier University, Antigonish – Nova Scotia. 35. George T. Chobanoglous, Hilary Theisen, Samuel Vigil (1993). “Intergrated solid

waste Management – Engineering Principles and Management issues”,

International Editions.

36. Global Environment Centre Foundation - GECF (1999). “Waste Treatment Technology in Japan”, Osaka, Japan.

37. USAID (2002). Assessment of Communities based Natural Resources Management best practices in Tanzania. Africa Bureau, 10/2002.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)