Mô hình quản lý RTRSHcó sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

Tại Hà Nam, Công ty Môi trường đô thị Hà Nam (2001) đã xây dựng mô hình quản lý điểm xử lý CTSH có sự tham gia của người dân tại tổ 2C, phường Minh Khai, thị xã Phủ Lý. Lập ra ban điều hành lấy nòng cốt là tổ dân phố và hội phụ nữ hướng dẫn cho các hộ dân phân loại rác và xử lý rác thải tại nhà..

nông nghiệp 1 đã triển khai 1 dự án nhỏ thử nghiệm thu gom và phân loại rác hữu cơ tại các hộ (Đào Châu Thu, 2002).

Năm 2000, tại thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND thị xã với sự tư vấn của Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã tổ chức một mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển RTRSH ở những nơi công cộng, đường phố. Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng RTRSH được quản lý nhiều hơn, rác công cộng, rác thải y tế được quản lý theo đúng quy định vệ sinh môi trwòng. Công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTRSH tốt nên góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường (UBND tỉnh Quảng Nam, 2014). Mặt khác nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về bảo vệ môi trường tăng lên. Về hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách. Việc tuyển dụng RTRSH tại các hộ gia đình đã tận dụng, tái sinh rác góp phần tạo ra của cải vật chất xã hội, giảm thiểu lượng RTRSH cần xử lý (Hà Quang Huy, 2008).

Trường hợp mô hình cộng đồng tham gia quản lý chất thải tại Thạch Kim, Thạch Hà, Hà Tĩnh đã thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư nắm vững quyền hạn và nhiệm vụ quản lý RTRSH của họ. Đã có 1865 hộ ký cam kết về việc thu gom vận chuyển và phân loại RTRSH bảo vệ môi trường. Bình quân hàng tháng đã thu được 3000 đồng/hộ vào quỹ vệ sinh môi trường (dẫn theo Đỗ Thị Kim Chi (2004).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)