2.2.1. Ảnh hưởng của RTRSH đến môi trường nước
RTRSH không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. RTRSH phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp RTRSH, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: các thức ăn thừa, bao bì, hóa mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Rác thải khi chưa được phân loại tại nguồn thì khối lượng rác là chất hữu cơ chiếm đa số như hiện nay chúng phân hủy nhanh trong nước. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa tạo sản phẩm trung gian sau đó sản
phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ phân hủy yếm khí có thể lên men tạo ra chất trung gian và sau đó sản phẩm cuối cùng là CH4, H2S, H2O, CO2. Các chất trung gian này đều gây ra mùi hôi và rất độc. Bên cạnh đó các loại vi trùng, siêu vì trùng làm tác nhân gây bệnh đồng hành với việc làm ô nhiễm nguồn nước. Sự ô nhiễm này trước hết làm hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt sau đó gây bệnh cho con người (Trần Quang Ninh, 2010).
2.2.2. Ảnh hưởng của RTRSH đến môi trường đất
Thành phần chủ yếu trong rác thải là chất hữu dễ bị phân hủy trong môi trường đất ở điều kiện yếm khí tạo ra H2O, CO2, CH4,… gây độc cho môi trường. Với một khối lượng ít thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho rác thải không gây ô nhiễm, nhưng với khối lượng rác thải ngày càng lớn hiện nay, nếu chúng ta không có biện pháp quản lý, xử lý thích hợp thì môi trường sẽ chở nên quá tải, do đó mất đi khả năng tự làm sạch của mình và bị rác thải làm ô nhiễm. Ô nhiễm này cùng với ô nhiễm các kim loại nặng, các chất độc có trong rác thải theo nước trong đất chảy xuống làm ô nhiễm mạch nước ngầm hiện nay là vấn đề rât quan trọng và nguy hại vì ô nhiễm nước ngầm rất khó để xử lý (Đỗ Thị Lan và cs., 2007).
2.2.3. Ảnh hưởng của RTRSH đến môi trường không khí
RTRSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, RTRSH hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp (Trần Thị Mỹ Diệu, 2010).
Khi vận chuyển và lưu giữRTRSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong RTRSH: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp RTRSH, việc xử lý RTRSH bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. RTRSH có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ
tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho RTRSH không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí (Trần Quang Ninh, 2010).
2.2.4. Ảnh hưởng của RTRSH đến sức khỏe con người
Con người và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu môi trường không lành mạnh thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm không khí do rác sinh hoạt tác động vào con người và động vật thông qua con đường hô hấp, chúng gây ra một số bệnh như: viêm phổi, viêm họng,.. Một số chất gây kích thích đối với bệnh ho, hen suyễn,.. Nếu tiếp xúc nhiều với rác thải nên công nhân vệ sinh thường bị các bệnh ngoài da.
Một trong những vấn đề nguy hiểm cho vệ sinh môi trường có liên quan trực tiếp đến người và động vật là nấm, vi khuẩn E.coli và trứng giun.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường, 2010).
2.2.5. Ảnh hưởng của RTRSH đến kinh tế - xã hội
2.2.5.1. Chi phí xử lý ngày càng tăng
cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTRSH. Chi phí xử lý RTRSH tuỳ thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn. Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/tấn (Thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn; thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn, Bình Dương 179.000đ/tấn). Chi phí đối với công nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn (Bộ TN&MT, 2010).
2.2.5.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thủy sản
Việc xả rác bừa bãi, quản lý RTRSH không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch. Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng xả rác thải bừa bãi.
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,... dẫn đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.
2.2.5.3. Xung đột môi trường do RTRSH
Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều.
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT HIỆN NAY 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải sinh hoạt 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải sinh hoạt
Hoạt động quản lý RTRSH thực hiện tối ưu hóa 6 yếu tố bao gồm: quản lý RTRSH tại nguồn phát sinh; quản lý việc lưu giữ RTRSH tại chỗ (lưu chứa tạm thời); quản lý sự thu gom và chuyển dọn RTRSH; quản lý sự trung chuyển, vận chuyển RTRSH; quản lý hoạt động tái sinh RTRSH; quản lý sự tiêu hủy
RTRSH(KEIA, 2005).
Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn sau:
* Phân loại rác thải nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng của các sản phẩm chế tạo từ vật liệu tái sinh (Định Quốc Cường, 2005). Phân loại rác ngay tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại rác.
* Lưu giữ, thu gom rác: sự lưu giữ rác thải ngay từ nguồn trước khi chúng được thu gom là một yếu tố quan trọng trong quản lý RTRSH. Ở các nước phát triển, rác thải được phân loại tại nhà rồi định kỳ chuyển đến các thùng rác lớn của thành phố hoặc phân loại trước khi đổ vào các thùng rác dành riêng cho từng loại. Ở các nước đang phát triển thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: túi nilon, bao bì, v.v. Quá trình thu gom chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác từ chỗ lưu giữ tới chỗ chôn lấp.
* Vận chuyển rác: nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần sẽ được chuyển trực tiếp vào bãi xử lý rác. Nếu khoảng cách xa thì thành lập các trạm trung chuyển (Cục Bảo vệ môi trường, 2008). Trạm trung chuyển là nơi rác thải từ các xe thu gom được chuyển sang xe vận tải lớn hơn nhằm tăng hiệu quả vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải. Trạm trung chuyển thường đặt gần khu vực thu gom để giảm thời gian vận chuyển của các xe thu gom RTRSH.
* Xử lý rác thải: hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý rác thải như: chôn lấp, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga, thiêu đốt, thu hồi tài nguyên... Xử lý rác thải là một vấn đề tổng hợp liên quan cả về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội. Vì vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất (Cục Bảo vệ môi trường, 2009).
* Tái sử dụng, tái chế chất thải sinh hoạt: tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng rác thải (chẳng hạn sử dụng lại chai lọ..). Tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm (Mạnh Hùng, 2010).
2.3.2. Quản lý rác thải sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng
2.3.2.1. Vai trò của cộng đồng trong quản lý RTRSH
Theo Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA), cộng đồng tham gia là việc quản lý thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ khâu thiết kế, thực hiện và đánh giá với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người
dân để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra trong quá trình thực hiện. Nó còn tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này khá phổ biến hiện nay đối với các dự án về môi trường trên khắp thế giới (dẫn theo Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính, 2006)..
Alison M. (2006) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hướng thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.
Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng cộng đồng về quản lý RTRSH thể hiện ở các nội dung sau đây:
1. Tính phức tạp và đa dạng của chất thải cần sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ là đối tượng nào. Lượng phát sinh chất thải không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội... Trung bình lượng chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 50% - 70%, mọi người dân đều tham gia vào sự phát sinh chất thải dưới các góc độ khác nhau. Vì thế việc quản lý chất thải, phân loại hay vận chuyển dựa vào cộng đồng sẽ có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người làm bếp, nội trợ, người lao động trí óc, doanh nhân, người buôn bán nhỏ, người làm bàn giấy... họ rất am hiểu các thành phần của RTRSH.
2. Cộng đồng tham gia quản lý RTRSH sẽ đảm bảo được sự bền vững bới vì họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, sản phẩm tiêu dùng chunhs vì vậy họ nắm vững được đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn , nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của bộ phận quản lý chất thải ở địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ bảo đảm cho tính khả thi của quyết định về quản lý chất thải. Chẳng hạn việc đề ra phí thu gom RTRSH không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà nó phải phân cấp cho mỗi địa phương, quyết định việc này do cộng đồng tham gia.
3. Các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội đáng kể bởi các lý do như cộng đồng góp phần điều tiết nguồn vốn trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến
thức của người dân địa phương. Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng từ đó tạo ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Có sự tham gia của cộng đồng đảm bảo giám sát các công trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kém hơn. Vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp. Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng (Trương Thành Nam, 2007).
2.3.2.2. Các thành phần cộng đồng và các bước tham gia của cộng đồng
Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển tái chế chất thải sản xuất phân compost là:
- Tổ dân phố, ấp, hợp tác xã.. - Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; - Mặt trận Tổ quốc
- Cộng đồng những người nhặt và bới rác;
- Cộng đồng những người thu gom, mua bán chất thải; - Cộng đồng các hộ tái chế RTRSH;
- Các doanh nghiệp tái chế;
- Cộng đồng công nhân vệ sinh môi trường...
Việc tham gia của cộng đồng trở nên thiết thực và có hiệu quả cần xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng. Các cấp quản lý chính quyền địa phương tham gia:
- Cán bộ chính quyền, công chức địa phương hiểu thấu đáo và có kinh nghiệm tham gia cộng đồng và cung cách dân chủ trong lãnh đạo.