Đánh giá của cộng đồng về mô hình thu gom & xửlý RTRSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

4.3.3 .Hoạt động mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tạiTổ dân phố Tân Bình

4.4. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý RTRSH cộng đồng

4.4.2. Đánh giá của cộng đồng về mô hình thu gom & xửlý RTRSH

Sau khi triển khai mô hình hình phân loại, thu gom, xử lý RTRSHcó sự tham gia của cộng đồng chúng tôi đã tổ chức họp nhóm lấy ý kiến đánh giá của người dânTổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai,Huyện Chương Mỹ. Tổng số tham gia họp nhóm là 16 người (bao gồm: 2 người thuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, 7 công nhân thu gom RTRSH & 1 cán bộ khu Tân Bình, 6 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu). Trong thành phần những người tham gia có 9 người là phụ nữ và 7 người là nam giới.

Kết quả đánh giá của nhóm cho thấy mô hình thu gom & xử lý RTRSH mới tốt hơn cách làm cũ với 100% ý kiến. Đặc biệt ý kiến đánh giá về phương pháp tổ chức mô hình mới đã được 100% số người tham gia nhất trí là tốt. Người dân cũng đã nhận thấy họ nắm bắt được kỹ thuật phân loại rác tại nguồn với 100% ý kiến. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% ý kiến cho rằng tổ thu gom rác chưa thực hiện thật đúng lịch trình đặt ra; 6,2% ý kiến phản ánh công nhân phục vụ chưa hòa nhã; 25% chưa hài lòng về phân phối phân compost và rác thải tái sử dụng.

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của người dân về mô hình quản lý RTRSH (n = 16) (n = 16) TT Nội dung Ý kiến đồng ý Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nắm được kỹ thuật phân loại rác 16 100,0 0 0

2 Thu gom đúng lịch, đúng quy định 14 87,5 2 12,5

3 Giúp đỡ của Chi đoàn, tổ dân phố 16 100,0 0 0

4 CB & công nhân phục vụ hòa nhã 15 93,8 1 6,2

5 Phân phối phân HC & tái SD tốt 12 75,0 4 25,0

6 Phương pháp tổ chức tốt hơn cũ 16 100,0 0 0

7 Đánh giá môi trường tốt hơn 16 100,0 0 0

Nguồn: Kết quả họp nhóm (25/3/2015)

Đặc biệt, các ý kiến đều đánh giá rất tốt sự giúp đỡ của Chi đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và chính quyền Tổ dân phố và thị trấn Xuân Mai với công tác vệ sinh môi trường. Sự tham gia hỗ trợ từ phía các tổ chức xã hội là sự vận động người dân hưởng ứng thực hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt, phân loại rác thải tại nguồn nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn mỹ quan chung, tạo môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công đồng. Năng lực của công đồng được nâng cao trong việc tổ chức và tham gia trong các quyết đinh, hoạch định chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.Các hộ dân có thể tham gia vào việc quản lý, giám sát bằng cách nhắc nhở, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vị phạm xảy ra họ kịp thời báo cho Tổ trưởngbiết để kịp thời nhắc nhở. Mô hình đã vận động và lôi cuốn sự tham gia của nhân dân từ đó nâng cao nhận thức, xây dựng trách nhiệm của nhân dân đối với việc tạo lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường.

Hình 4.7. Đánh giá của người dân về mô hình quản lý RTRSH cộng đồng (Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, n=60 (3/2015) (Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, n=60 (3/2015)

Về mức độ hài lòng đối với mô hình quản lý, tỷ lệ không hài lòng giảm dần, tỷ lệ rất hài lòng tăng dần từ lúc đầu đến lúc cuối. Nếu tháng 1/2015 tỷ lệ chưa hài lòng là 38,3% thì đến tháng 3/2015 giảm còn 11,7%; tỷ lệ rất hài lòng tháng 1/2015 là 41,7% thì đến tháng 3/2015 tăng lên 63,3%. Điều đó cho thấy sự thành công của mô hình. Ngoài ra mô hình Quản lý RTRSH tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng đã đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, củng cố vai trò của khu dân cư, chính quyền thị trấn, tạo niềm tin, ủng hộ từ phía nhân dân, tạo phong trào thi đua, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ và các địa phươnglân cận.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi vấn đề từ nhỏ nhất cũng được nhân dân tham gia, góp ý bàn luận thông qua các cuộc họp nhóm, trả lời phiếu điều tra, họp Chi bộ hay các buổi sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cưu chiến binh từ đó UBND thị trấn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời điều chỉnh các quyết định cho phù hợp. Do đó mô hình đã thu hút được đông đảo nhân dân ủng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)