Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghIên cứu

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu mô hình:

Kế thừa mô hình quản lý RTRSH hiện tại, áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng để nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH tại nguồn ở một số khâu kỹ thuật phân loại, thu gom và xử lý RTRSH tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Vì điều kiện không cho phép, trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp chúng tôi đã lựa chọn tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai làm địa bàn nghiên cứu mô hình. Tổng dân số của tổ dân phố Tân Bình là 3.750 người, với 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Thời gian tiến hành nghiên cứu mô hình trong 3 tháng, từ 01/01/2015 đến 31/3/2015.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình quản lý RTRSH tại nguồn để rút ra những giải pháp thực hiện và phát triển mô hình cho những địa bàn tương tự.

3.4.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm

Để xác định mục tiêu và đánh giá mô hình Quản lý RTRSH tại nguồn, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị, UBND thị trấn và sự tham gia của người dân,tổ chức 4 cuộc họp nhóm trước và trong khi triển khai mô hình đã được thực hiện. Cuộc họp trước khi xây dựng mô hình nhằm xác định mục tiêu quản lý RTRSH có sự tham gia của người dân, phương thức thực hiện mô hình; cuộc họp sau nhằm đánh giá kết quả mô hình, xác định ưu nhược điểm để rút kinh nghiệm. Tổng số người tham gia nhóm là 60, mỗi nhóm họp có từ 14-17 người, bao gồm các thành phần người dân tích cực hưởng ứng và am hiểu công việc quản lý RTRSHthuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, công nhân thu gom RTRSH &cán bộ tổ dân phố, người dân đại diện cho các hộ sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Công cụ áp dụng gồm sơ đồ vẽ tay các tuyến thu gom, vận chuyển RTRSH, cây vấn đề các nhân tố hạn chế và công cụ SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình quản lý RTRSH.

3.4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Dùng phiếu câu hỏi với nội dung có sẵn để điều tra phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh RTRSH ở địa phương (số lượng, thành phần rác thải), ảnh hưởng của RTRSH đến môi trường và sức khỏe người dân.

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom

+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường + Thái độ làm việc của công nhân thu gom - Tiến hành phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường.

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

- Phương pháp áp dụng: là phương pháp điều tra khối ngẫu nhiên: các hộ dân được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Tổng số phiếu điều tra là 180 tại thời điểm trước khi xây dựng mô hình (tháng 12/2014), các tháng bắt đầu và kết thúc công việc triển khai mô quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng (tháng 1 và tháng 3/2015), mỗi tháng 60 phiếu. Kết quả điều tra tại thời điểm tháng 12/2014 dùng để đánh giá hiện trạng RTRSH trước khi xây dựng mô hình; kết quả các lần điều tra khi triển khai xây dựng mô hình (tháng 1, & tháng 3/2015) dùng để dánh giá kết quả mô hình có sự thám gia của cộngn đồng.

3.4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa:

+/ Tiến hành khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu để đánh giá số lượng thành phần rác thải sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt.

+/ Cân mẫu RTRSH: Trongsố các hộ gia đìnhthuộc địa bàn nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH dựa vào cộng đồng, việc cân và phân loại RTRSH được thực hiện vào cáctháng:(1) trước khi xây dụng mô hình vào tháng 12/2014; (2) trong quá trình triển khai mô hình 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015.Định kỳ 15 ngày 2 lần lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, trong đó 2 lần lấy vào ngày thường, 2 lần lấy vào ngày lễ của địa phương.Mỗi lần chọn ngẫu nhiên 15 hộ để cân mẫu, tổng số mẫu mỗi tháng là 60 mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)