Mô hình chế biến phân bón hữu cơ (Composting)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 42)

Nguyên tắc của việc chế biến phân rác là sử dụng quá trình phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật đã nói tới trong phần phương pháp xử lý sinh học. Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền, hiệu quả xử lý tốt, sản phẩm sinh ra có ý nghĩa kinh tế cao, được áp dụng nhiều tại các khu vực sản xuất nông nghiệp vì nguồn phân hữu cơ tự làm ra này rất tốt cho cây trồng (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Việc ủ chế biến phân rác được phân làm 2 phương pháp:

- Ủ hiếu khí: Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để xử lý các chất hữu cơ có trong chất thải rắn trong điều kiện có đủ oxy, nhiệt độ, pH thích hợp. Các vi khuẩn hiếu khí có trong rác sẽ thực hiện quá trình oxy hóa các phần tử carbon có trong chất hữu cơ thành dioxit carbon (CO2). Thông thường rác sau khi ủ 2 ngày thì nhờ khả năng giữ nhiệt, nhiệt độ trong đống rác ủ tăng lên 450C và đạt 60 - 700C sau 6 - 7 ngày. Lúc này ở điều kiện đủ oxy, độ ẩm và pH thích hợp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh, sau 2 - 4 tuần là rác bị phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh, côn trùng có trong rác bị hủy diệt do nhiệt độ trong đống rác ủ lên cao.

- Ủ yếm khí: Quá trình này hoạt động dựa trên việc sử dụng tính năng phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh vật kỵ khí. Mô hình chế biến phân rác bằng việc sử dụng phương pháp ủ yếm khí đã có từ lâu, nhất là đối với những vùng sâu, vùng xa khi cần chế biến phân bón cho nông nghiệp. Tuy nhiên ủ yếm khí cũng có những nhược điểm như: thời gian phân hủy dài, phát sinh các khí CH4, H2S gây mùi hôi, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng không chết hết do nhiệt độ phân hủy thấp.

PHẦN 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu làmô hình quản lý rác thải sinh hoạt.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Thời gian: từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.

- Giới hạn nghiên cứu: vì thời gian có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển RTRSH, đánh giá kết quả của mô hình kể cả sản phẩm xử lý phân compost nhưng không đề cập đến quy trình kỹ thuật xử lý compost và bãi chôn lấp rác thải.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ảnh hưởng tới phát thải và công tác quản lý RTRSH.

- Đánh giá hiện trạng rác thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý RTRSH tại huyện Chương Mỹ nhằm phát hiện khó khăn, thách thức trong công tác quản lý.

- Nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn Xuân Mai gồm:

+ Mục tiêu mô hình quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng. + Sự tham gia về nội dung mô hình quản lý RTRSH.

+ Sự tham gia thu gom, phân loại, vận chuyển RTRSH. + Đánh giá mô hình thông qua kết quả thực hiện.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý RTRSH nhằm bảo vệ môi trường bền vững ở địa bàn nghiên cứu.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Điều tra tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực huyện Chương Mỹ, tình hình phát sinh, công tác quản lý RTRSH. Số liệu được thu thập tại UBND huyện Chương Mỹ, UBND thị trấn Xuân Mai, phòng Thống

kê, phòng Tài nguyên và Môi trường và Công ty Môi trường Đô thị thị trấn Xuân Mai.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.4.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu mô hình:

Kế thừa mô hình quản lý RTRSH hiện tại, áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng để nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH tại nguồn ở một số khâu kỹ thuật phân loại, thu gom và xử lý RTRSH tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Vì điều kiện không cho phép, trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp chúng tôi đã lựa chọn tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai làm địa bàn nghiên cứu mô hình. Tổng dân số của tổ dân phố Tân Bình là 3.750 người, với 1034 hộ gia đình, chiếm 14,7% dân số của thị trấn Xuân Mai. Thời gian tiến hành nghiên cứu mô hình trong 3 tháng, từ 01/01/2015 đến 31/3/2015.

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình quản lý RTRSH tại nguồn để rút ra những giải pháp thực hiện và phát triển mô hình cho những địa bàn tương tự.

3.4.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm

Để xác định mục tiêu và đánh giá mô hình Quản lý RTRSH tại nguồn, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị, UBND thị trấn và sự tham gia của người dân,tổ chức 4 cuộc họp nhóm trước và trong khi triển khai mô hình đã được thực hiện. Cuộc họp trước khi xây dựng mô hình nhằm xác định mục tiêu quản lý RTRSH có sự tham gia của người dân, phương thức thực hiện mô hình; cuộc họp sau nhằm đánh giá kết quả mô hình, xác định ưu nhược điểm để rút kinh nghiệm. Tổng số người tham gia nhóm là 60, mỗi nhóm họp có từ 14-17 người, bao gồm các thành phần người dân tích cực hưởng ứng và am hiểu công việc quản lý RTRSHthuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, công nhân thu gom RTRSH &cán bộ tổ dân phố, người dân đại diện cho các hộ sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Công cụ áp dụng gồm sơ đồ vẽ tay các tuyến thu gom, vận chuyển RTRSH, cây vấn đề các nhân tố hạn chế và công cụ SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình quản lý RTRSH.

3.4.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Dùng phiếu câu hỏi với nội dung có sẵn để điều tra phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh RTRSH ở địa phương (số lượng, thành phần rác thải), ảnh hưởng của RTRSH đến môi trường và sức khỏe người dân.

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình

+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom

+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường + Thái độ làm việc của công nhân thu gom - Tiến hành phỏng vấn

+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại khu Tân Bình, thị trấn Xuân Mai, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường.

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

- Phương pháp áp dụng: là phương pháp điều tra khối ngẫu nhiên: các hộ dân được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Tổng số phiếu điều tra là 180 tại thời điểm trước khi xây dựng mô hình (tháng 12/2014), các tháng bắt đầu và kết thúc công việc triển khai mô quản lý RTRSH có sự tham gia của cộng đồng (tháng 1 và tháng 3/2015), mỗi tháng 60 phiếu. Kết quả điều tra tại thời điểm tháng 12/2014 dùng để đánh giá hiện trạng RTRSH trước khi xây dựng mô hình; kết quả các lần điều tra khi triển khai xây dựng mô hình (tháng 1, & tháng 3/2015) dùng để dánh giá kết quả mô hình có sự thám gia của cộngn đồng.

3.4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa:

+/ Tiến hành khảo sát thực địa ở khu vực nghiên cứu để đánh giá số lượng thành phần rác thải sinh hoạt, công tác thu gom vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt.

+/ Cân mẫu RTRSH: Trongsố các hộ gia đìnhthuộc địa bàn nghiên cứu mô hình quản lý RTRSH dựa vào cộng đồng, việc cân và phân loại RTRSH được thực hiện vào cáctháng:(1) trước khi xây dụng mô hình vào tháng 12/2014; (2) trong quá trình triển khai mô hình 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015.Định kỳ 15 ngày 2 lần lấy mẫu, mỗi tháng lấy mẫu 4 lần, trong đó 2 lần lấy vào ngày thường, 2 lần lấy vào ngày lễ của địa phương.Mỗi lần chọn ngẫu nhiên 15 hộ để cân mẫu, tổng số mẫu mỗi tháng là 60 mẫu.

3.5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH QUẢN LÝRTRSH LÝRTRSH

3.5.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

HIệu quả kinh tế được đánh giá bằng các chỉ tiêu như tổng thu nhập (GO), tổng chi phí (IC); giá trị gia tăng hay lãi ròng (VA)

Tổng thu nhập (GO):

GO = A*p1 + B*p2 + C*p3 + D*p4 Trong đó:

A. Lượng phân compost (tấn); p1: đơn giá (triệu đồng/tấn phân compost); B. RTRSH tái chế (tấn); p2: đơn giá (triệu đồng/tấn rác tái chế);

C. RTRSH tái sử dụng (tấn); p3: đơn giá (triệu đồng/tấn rác tái sử dụng); D. Tổng số nhân khẩu (người); p4: phí vệ sinh hàng tháng (1000 đ/người).

Tổng chi phí (IC):

Các khoản chi phí trong mô hình gồm có: (1) chi phí tham vấn cộng đồng; (2) chi 4 buổi họp nhóm; (3) chi phí tài liệu tập huấn; (4) chi phí in tờ rơi; (5) chi mua xô đựng rác; (6) Chi lương 7 công nhân thu gom, xử lý RTRSH (7) chi mua chế phẩm sinh học; (8) chi phí khác.

Lãi ròng (VA): VA = GO - IC

3.5.2. Đánh giá hiệu quả xã hội, môi trường

Hiệu quả xã hội và môi trường được đánh giá bằng ý kiến của người dân về vệ sinh môi trường, mức độ cùng tham gia cho người dân, nhận thức và ý thức của người dân về quản lý RTRSH; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT). Ngoài ra, hiệu quả xã hội và môi trường còn ựa trên số lượng rác thải được tái chế và tái sử dụng, RTRSH hữu cơ được xử lý, số lượng phân hữu cơ vi sinh compost sản xuất ra, mức độ giảm tải cho bãi chôn lấp rác.

3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ 4.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội huyện Chương Mỹ

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 6 đi các tỉnh phía bắc dài 18km, đường tỉnh lộ 419 dài 19 km, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km; với những ưu đãi về vị trí địa lý, Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc bộ. Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 31,6 vạn người, với 32 đơn vị hành chính (gồm 30 xã và 02 thị trấn); toàn huyện có 72.000 hộ dân, có gần 100 cơ quan đơn vị nhà nước của Trung ương, thành phố và đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng bán sơn địa gồm 12 xã - Vùng bãi ven sông Đáy gồm 5 xã

- Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Chương Mỹ chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Khí hậu nóng ẩm, mưu nhiều, lượng mưa trung bình từ 1700 – 1800mm + Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, tập trung vào các tháng 7,8,9, chiếm 70% của cả năm.

+ Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam (mùa hè) - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau.

+ Mùa khô thời tiết ít mưa, rét lạnh rõ rệt so với mùa hạ. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 120C, song nhiệt độ tháng trung bình lạnh nhất là tháng 1, xuống 16-170C.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ

+ Thời tiết đầu mùa khô thường lạnh khô, nửa cuối mùa thời tiết thường nồm ẩm và mưa phùn, đây là hiện tượng khá độc đáo của nửa cuối mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ, gió chủ đạo là Đông Bắc.

Nhận xét chung:

Khí hậu của khu vực huyện Chương Mỹ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung mang đặc thù khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưu nhiều. Khí hậu dịu hoà, không xảy ra những nhiệt độ quá thấp và cũng ít gặp những ngày nắng gắt như ở vùng Bắc Trung Bộ. Do đặc điểm khí hậu như vậy, về mùa mưa công việc thu gom,

vận chuyển rác thải sinh hoạt thường gặp nhiều khó khăn, rác phân hủy nhanh thường gây ra ô nhiễm môi trường. Về mùa khô, RTRSH thường tạo ra bụi, gây ô nhiễm không khí nhất là ở những nơi tập kết RTRSH và trong quá trình vận chuyển rác.

4.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 3 con sông chảy qua là:

- Sông Bùi có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ thị trấn Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Hoà Chính.

- Sông Tích chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ dài 5 km từ xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (xã Thuỷ Xuân Tiên).

- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (xã Hoà Chính).

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống ao hồ, sông ngòi, mương máng, kênh vừa phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vừa phục vụ nước cho sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản. Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện.

Đôi khi người dân đổ RTRSH ra các nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường.

4.1.1.4. Tình hình phát triển kinh tế

Huyện Chương Mỹ có cơ cấu kinh tế khá cân đối với trục công nghiệp chiếm 40 %, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại chiếm 33%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 27 %. Về chăn nuôi toàn huyện có gần 116.330 con lợn, 950 con trâu, 16.200 con bò, 2,35 triệu gia cầm, thủy cầm. Sản xuất công nghiệp của huyện đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% /năm, các ngành nghề tiểu thủ công đã từng bước được phục hồi, toàn huyện có 33 làng nghề trong đó có nhiều làng nghề là thế mạnh như: làng nghề mây, tre đan xuất khẩu, làng nghề mộc - sản xuất đồ gỗ… Toàn huyện có 01 khu công nghiệp; 09 cụm, điểm công nghiệp như cụm công nghiệp Ngọc Sơn, điểm công nghiệp Ngọc Hòa, Trường Yên, Tân Tiến,… hiện đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp-TTCN có hiệu quả, thu hút trên 10.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ. Trên địa bàn huyện có trên 300 doanh nghiệp CN-TTCN và 10.943 cơ sở sản

xuất TTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vào sản xuất.

Toàn huyện có 33 làng có nghề, trong đó làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU... huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa đó được phê duyệt. Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằm phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề.

4.1.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong những năm gần đây, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp thiết, cần có những biện pháp giải quyết theo hướng bền vững, lâu dài.

Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của huyện Chương Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)