Tình hình quản lý RTRS Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

* Quy định của Trung ương, địa phương về quản lý RTRSH

Trong những năm gần đây,công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ vệ môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý RTRSH nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, cụ thể hóa bằng các chủ trương, chính sách và các quy định cụ thể:

Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998 đã xác định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”. Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về chủ chương “đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường”.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 nêu rõ nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”; “Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải”.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2014 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã quy định rõ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nêu nguyên tắc “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng”.

Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ đô Hà Nội ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 quy định về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường và trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan trong việc quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Thực trạng công tác thu gom, xử lý RTRSH ở Việt Nam

Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2014, Tổng lượng RTRSH tại các đô thị phát sinh năm 2014 khoảng 32.000 tấn/ngày, RTRSH tại khu vực nông thôn khoảng 31.000 tấn/ngày (TCMT, 2014).

Công tác thu gom và vận chuyển RTRSH dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu khi mà lượng RTR phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm Môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng từ 65% (năm 2003) lên 72% (năm 2004) và khoảng 85% (năm 2014).

Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 22 công ty, Xí nghiệp dịch vụ công ích thực hiện thu gom, vận chuyển ban đầu tại các Quận, huyện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các lực lượng thu gom rác dân lập thu gom rác từ các hộ trong hẻm, ngõ ngách đến các điểm tập trung rác. Hiện nay thành phố có 368 điểm lấy rác. Công ty Môi trường đô thị hiện đang quản lý 5 trạm trung chuyển RTRSH theo công nghệ ép rác kín (Hoàng Thị Kim Chi, 2009)

Tại khu vực nông thôn: mỗi năm thải ra khoảng 6,35 triệu tấn rác thải sinh hoạt, trung bình là 0,3kg/người/ngày. Trong đó chỉ có khoảng 30-40% lượng RTRSH được thu gom, vận chuyển. Việc thu gom còn rất thô sơ, chủ yếu bằng các xe cải tiến, chuyên trở về những nơi tập kết rác thải.

Nhiều xã không quy hoạch bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng, không có người và phương tiện chuyên trở rác. Đối với các huyện, xã có quy hoạch bãi rác, các hộ dân chưa có ý thức đổ rác theo quy định, chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý rác thải, chủ yếu được tập kết tại các bãi rác tập trung và để phân hủy tự nhiên.

Hiện nay, Chính phủ đang rất ưu tiên cho việc xây dựng các hệ thống xử lý và tiêu huỷ chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, do thiếu nguồn tài chính nên hầu hết các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Tự tiêu huỷ là hình thức khá phổ biến ở các vùng không có dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải. Các hộ gia đình không được sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu huỷ chất thải buộc phải áp dụng các biện pháp tiêu huỷ của riêng gia đình mình, thường là đem đổ bỏ ở các sông, hồ gần nhà, hoặc là vứt bừa bãi không đúng nơi quy định.

Một số phương pháp tự tiêu huỷ khác là đốt hoặc chôn lấp. Tất cả các phương pháp này đều có thể huỷ hoại môi trường một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi trường đối với người dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề môi trường đối với các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả các vấn đề về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rỉ rác không được xử lý, các chất gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột bọ và ô nhiễm bụi, tiếng ồn .... (Cục Bảo vệ Môi trường, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)