Phân tích SWOT đối với mô hình Quản lý RTRSH cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

4.3.3 .Hoạt động mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tạiTổ dân phố Tân Bình

4.4. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý RTRSH cộng đồng

4.4.3. Phân tích SWOT đối với mô hình Quản lý RTRSH cộng đồng

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá SWOT về quản lý RTRSH cộng đồng S (Điểm mạnh)

- Phù hợp với mục tiêu xây dựng đô thị xanh – sạch đẹp của thành phố Hà Nội. - Chính quyền địa phương và Công ty môi trường đô thị giúp đỡ và hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí hoạt động ban đầu. - Người dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương quản lý RTRSH cộng đồng.

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, say sưa công việc, ham học hỏi chuyên môn.

- Địa bàn thuộc vùng bán sơn địa có quỹ đất để làm nhà chứa rác, bãi xử lý và chôn lấp rác.

- Hệ thống đường phố thuận tiện cho việc thu gom và chuyên chở RTRSH.

W (Điểm yếu)

- Đội ngũ công nhân thu gom, xử lý RTRSH nhiệt tình nhưng chưa nhiều kinh nghiệm.

- Mức lương của công nhân trực tiếp thu gom và xử lý RTRSH còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

- Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp.

- Một số hộ gia đình còn ngại khó, chưa nhiệt tình hợp tác khi phân loại rác thải tại nguồn.

- Địa điểm bãi rác chưa xa khu dân cư nên còn ảnh hưởng đến môi trường không khí và tiếng ồn.

- Thời tiết ẩm ướt, mưa nắng thất thường gây khó khăn cho việc chuyên chở, xử lý.

O (Cơ hội)

- Lực lượng lao động ở Tổ dân phố dồi dào, thiếu việc làm nên nhiều cơ hội tuyển dụng người cộng tác.

- Các phong trào hoạt động cộng đồng sôi nổi, tạo cơ hội tuyên truyền, vận động cho người dân tham gia.

- Đã có kết quả nghiên cứu và nhiều địa phương ở cả nước đã triển khai mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng. - Nhờ thành tựu khoa học kỹ thuật về xử lý rác thải hữu cơ nên đã có nhiều loại chế phẩm vi sinh vật trong đó có chế phẩm EM tạo ra cơ hội ứng dụng xử lý rác thải ở địa phương thu được kết quả tốt.

T (Thách thức)

- Rác thải sinh hoạt ngày càng đa dạng nhiều thành phần, trong đó có cả các thành phần độc hại, người dân phải phân loại tỷ mỷ.

- Đời sống người dân ngày càng cao, chất thải càng nhiều, tạo ra sức ép về phân loại tại nguồn, sức tải của bãi xử lý, chôn lấp. - Hiệu quả kinh tế của việc quản lý RTRSH không cao nên nhu cầu hỗ trợ các nguồn vốn và vật tư ngày càng tăng.

- Việc áp dụng mô hình với quy mô lớn hơn cần phải nâng cao trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật của cán bộ, công nhân làm công tác vệ sinh môi trường.

Trong quá trình thực hiện mô hình quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên cơ sở cộng đồng, chúng tôi tiến hành họp nhóm những người am hiểu tại địa phương để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý.

Cuộc họp tổ chức từ 14h00’ đến 16h30’ ngày 31/12/2015. Tổng số tham gia họp nhóm là 17 người (bao gồm: 3 người thuộc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, 5 công nhân thu gom RTRSH & 2 cán bộ khu Tân Bình, 7 người dân đại diện cho các hộ dân sinh sống tại địa bàn nghiên cứu). Trong thành phần những người

tham gia có 10 người là phụ nữ và 7 người là nam giới. Kết quả đánh giá SWOT được tổng hợp ở bảng 3.14 dưới đây. Nếu nắm được rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình, các địa phương có thể có những giải pháp triển khai mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)