Tình hình quản lý RTRSHtrên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ. Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD, các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát triển như các nước Ấn Độ, Ai Cập, các nước Châu Phi, Nam Mỹ,Đài Loan (TQ) – Singapo, Thái Lan, Việt Nam, EUMMS...

Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia Các nước thu nhập

thấp(Ấn Độ, Ai Cập –

các nước Châu Phi)

Các nước thu nhập trung bình(Achentina, Đài Loan (TQ) -

Singapo - Thái Lan –EUMMS)

Các nước thu nhập cao(Hoa Kì – 14 nước EU –

Hong Kong)

Không có chiến lược môi trường quốc gia & quy định, số liệu thống

Chiến lược môi trường quốc gia Cơ quan môi trường quốc gia

Có chiến lược môi trường, Cơ quan môi trường, các quy định và số liệu thống kê

kê Luật môi trường

Một vài số liệu thống kê

Q.gia

Nguồn: Bộ TN&MT (2010)

2.3.3.1. Quản lý RTRSH ở Singapore

Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapore được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapore khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.

Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ Môi trường, người dân Singapore phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (tái sử dụng) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại Singapore, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle(Mạnh Hùng, 2010)

Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giớinăm 2004(triệu tấn)

Quốc gia, Khu vực Chất thải

Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620

Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65

Châu Á (trừ các nước thuộc OECD) 300

Trung Mỹ 30

Nam Mỹ 86

Bắc Phi & Trung Đông 50

Châu Phi cận Sahara 53

Tổng số: 1.204

Nguồn: Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn (2008)

Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.

hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia.

Bộ Môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008).

2.3.3.2. Quản lý RTRSH ở Thụy Điển

Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) lập Kế hoạch chất thải quốc gia. Hiện nay EPA Thụy Điển đang dự kiến kế hoạch sửa đổi vào cuối năm 2010. So với 10 năm trước đây, công tác quản lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động môi trường hơn.

Những thành phố tự trị chịu trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt và các loại chất thải tương tự. Trừ chất thải sinh hoạt mà các nhà sản xuất chịu trách nhiệm (như bao bì đóng gói, giấy báo, lốp xe, ô tô và chất thải từ các sản phẩm điện và điện tử). Đối với chất thải khác, trách nhiệm tuỳ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi chất thải phát sinh.

Hiện nay hơn 25% trong tổng số khoảng một triệu hộ gia đình Thụy Điển đang được sưởi ấm nhờ các nguồn nhiệt lấy từ các nhà máy đốt rác thải. Điện sinh hoạt của họ cũng từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác mà ra. Từ nhiều năm nay, đất nước Bắc Âu này đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tái chế, tái sử dụng rác thải với tỷ lệ đáng thèm muốn. Chính xác là có tới 96% rác sẽ được tái chế, chỉ 4% được đem chôn lấp. Tính theo đầu người, trung bình mỗi năm một người Thụy Điển chỉ

chôn lấp khoảng 7kg rác, trong khi con số này ở người Anh là 260kg. Là một đất nước lạnh giá, nên biện pháp tái chế rác ưa thích của người Thụy Điển là đốt. Đốt để sản xuất nhiệt điện, đốt để cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm.

Hàng năm, hơn ba chục lò thiêu hủy đặt trên lãnh thổ Thụy Điển tiêu thụ tới 5,5 triệu tấn rác. Khối lượng rác, chất thải được dùng làm nhiên liệu sản xuất nhiệt và điện đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990 và được dự báo là sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Triển vọng này gây lo ngại. Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để xử lý chất thải là tái chế. Hoạt động tái chế giấy, nhựa và kim loại tại Thụy Điển tương đối phát triển nhưng bị đình trệ trong những năm gần đây vì lý do kinh tế : Tái chế tốn kém hơn là thiêu hủy. Trong khi đó, việc tái sử dụng các chất hữu cơ lại được đẩy mạnh: Phần lớn các khu đô thị Thụy Điển đều có hệ thống thu thập rác thực phẩm để sản xuất khí sinh học, chủ yếu để chạy xe bus (GECF, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)