Quản lýrác thải sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

2.3.2.1. Vai trò của cộng đồng trong quản lý RTRSH

Theo Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA), cộng đồng tham gia là việc quản lý thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ khâu thiết kế, thực hiện và đánh giá với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người

dân để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra trong quá trình thực hiện. Nó còn tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này khá phổ biến hiện nay đối với các dự án về môi trường trên khắp thế giới (dẫn theo Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tính, 2006)..

Alison M. (2006) cho rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hướng thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.

Vai trò của cộng đồng và tham gia cộng đồng cộng đồng về quản lý RTRSH thể hiện ở các nội dung sau đây:

1. Tính phức tạp và đa dạng của chất thải cần sự tham gia của nhiều người và nâng cao trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, bất kể họ là đối tượng nào. Lượng phát sinh chất thải không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội... Trung bình lượng chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 50% - 70%, mọi người dân đều tham gia vào sự phát sinh chất thải dưới các góc độ khác nhau. Vì thế việc quản lý chất thải, phân loại hay vận chuyển dựa vào cộng đồng sẽ có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người làm bếp, nội trợ, người lao động trí óc, doanh nhân, người buôn bán nhỏ, người làm bàn giấy... họ rất am hiểu các thành phần của RTRSH.

2. Cộng đồng tham gia quản lý RTRSH sẽ đảm bảo được sự bền vững bới vì họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, làm việc, sản phẩm tiêu dùng chunhs vì vậy họ nắm vững được đặc thù, điều kiện cũng như vấn đề văn hóa, xã hội ở địa bàn , nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của bộ phận quản lý chất thải ở địa phương. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ bảo đảm cho tính khả thi của quyết định về quản lý chất thải. Chẳng hạn việc đề ra phí thu gom RTRSH không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà nó phải phân cấp cho mỗi địa phương, quyết định việc này do cộng đồng tham gia.

3. Các tổ chức trong cộng đồng khuyến khích và hợp pháp hóa sự tham gia của các cá nhân trong mọi khâu của quản lý tổng hợp chất thải và đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội đáng kể bởi các lý do như cộng đồng góp phần điều tiết nguồn vốn trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý chất thải. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến

thức của người dân địa phương. Huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng từ đó tạo ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân. Có sự tham gia của cộng đồng đảm bảo giám sát các công trình liên quan đến quản lý tổng hợp chất thải nhanh và ít tốn kém hơn. Vận chuyển hợp lý và đưa ra các phương án xử lý cũng như chôn lấp thích hợp. Nâng cao được nhận thức của mọi người trong cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua sự tác động lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng (Trương Thành Nam, 2007).

2.3.2.2. Các thành phần cộng đồng và các bước tham gia của cộng đồng

Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển tái chế chất thải sản xuất phân compost là:

- Tổ dân phố, ấp, hợp tác xã.. - Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; - Mặt trận Tổ quốc

- Cộng đồng những người nhặt và bới rác;

- Cộng đồng những người thu gom, mua bán chất thải; - Cộng đồng các hộ tái chế RTRSH;

- Các doanh nghiệp tái chế;

- Cộng đồng công nhân vệ sinh môi trường...

Việc tham gia của cộng đồng trở nên thiết thực và có hiệu quả cần xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng. Các cấp quản lý chính quyền địa phương tham gia:

- Cán bộ chính quyền, công chức địa phương hiểu thấu đáo và có kinh nghiệm tham gia cộng đồng và cung cách dân chủ trong lãnh đạo.

- Có các người dân am hiều về quản lý RTRSH.

- Có được văn hóa tương đồng của nhóm cán bộ cộng đồng và thái độ ửng hộ trong việc xây dựng mục tiêu, vai trò tích cực đối với trách nhiệm của cộng đồng. Ý thức đối với các quy định về thể chế và chính sách của địa phương.

- Có các tổ chức dân sự tự chủ kể cả các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Tăng quyền lực cho người nghèo và những người có địa vị thấp trong xã hội.

Nhận thức bàn, làm, kiểm tra là sáng tại của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Áp dụng

quy trình này vào tổ chức tham gia của cộng đồng để bảo vệ môi trường cần xác định nội dung của 5 bước (Trương Văn Trường, 2010).:

Bước 1. Nhận. Để huy động sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi trường cần làm rõ khi tham gia nhận được những gì. Có thể cụ thể hóa các lợi ích như lợi ích vật chất (được vay vốn, hưởng lãi việc làm..); lợi ích tinh thần (danh tiếng); lợi ích chất lượng môi trường sống (nước sạch, rác được thu gom, giảm bệnh tật...).

Bước 2: Biết. Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ, dự án, chương trình cụ thể. Bằng cách giải đáp 6 câu hỏi sau: nhiệm vụ gì ? tại sao có nhiệm vụ đó ? tại sao họ cần tham gia ? tham gia như thế nào ? ở đâu ? khi nào tiến hành ? bao lâu ? gồm những ai tham gia ?

Bước 3. Bàn. Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ thực hiện khi tham gia chương trình, dự án. Bàn bạc về những gì họ sẽ nhận được, và trách nhiệm của họ trong chương trình, dự án.

Bước 4. Làm. Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các nhiệm vụ.

Bước 5. Kiểm tra. Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả của dự án quyền lợi của họ được nhận. Những hình thức như tổ tình nguyện, tổ tự quản.. có thể được thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)