Tình hình phân loại, thu gom RTRSH tháng 12/2014 tạiTân Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

STT Nội dung Đơn vị Số lượng

Thu gom Phân loại

1 Lượng RTRSH phát sinh

Kg/hộ/ngày 2,65 2,65

SD 1,87 1,87

Tổng lượng phát sinh Kg/tháng 84 943,1 84 943,1

2

Thành phần chất thải rắn hữu cơ Kg/hộ/ngày 1,64 0

SD 0,92 0

Tổng lượng rác thải hữu cơ Kg/tháng 52 568,6 0

Tỷ lệ (%) 61,89 0

3 Tổng chất thải rắn vô cơ Kg/tháng 16 028,8 0

Tỷ lệ (%) 18,87 0

4 Tổngnilon, nhựa (tái chế) Kg/tháng 13 191,7 0

Tỷ lệ (%) 15,53 0

5 Sách, thùng nhựa, tôn (tái sử dụng) Kg/tháng 3 151,4 2 183,0

Tỷ lệ (%) 3,71 2,57

Nguồn: Kết quả điều tra RTRSH, 12/2014, n=60)

Nhận xét: Trước khi xây dựng mô hình quản lý RTRSH dựa vào cộng đồng, thực trạng người dân và Công ty môi trường đô thị Xuân Mai mới chỉ thu gom rác thải mà chưa phân loại RTRSH tại nguồn nên tổng lượng thu gom trong thánh đạt được 849.453,1 kg/tháng nhưng không phân loại chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Người dân mới chỉ phân loại tận dụng được một phần giấy loại, thùng nhựa hoặc thùng tôn để tái sử dụng (2 183,0 kg/tháng, bằng 2,57% tổng RTRSH).

4.3.2. Xác định mục tiêu mô hình quản lý RTRSHtrên cơ sở cộng đồng

Thời gian tiến hành mô hình từ 01/01/2015 đến 31/3/2015. Để triển khai xây dựng mô hình thí điểm này, chúng tôi nhận được sự cộng tác, giúp đỡ và nhiệt tình ửng hộ là các cơ quan, đơn vị sau đây:

- UBND thị trấn Xuân Mai đã trợ giúp về kinh phí hoạt động, tuyên truyền chủ trương, cung cấp đất làm mặt bằng khu tập kết rác thải tập trung và chỉ đạo người dân, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia.

- Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã phối hợp thực hiện, đầu tư toàn bộ số thiết bị như xe thu gom, chi phí vật tư ban đầu xây dựng mô hình như thùng nhựa để phân loại chất thải rắn, chế phẩm sinh học, bao bì, phụ gia để xử lý, lương cho cán bộ, công nhân thu gom, vận chuyển và xử lý RTRSH...

4.3.2.1. Họp nhóm để xây dựng mục tiêu quản lý RTRSH

Để xây dựng mục tiêu mô hình quản lý RTRSH trên cơ sở cộng đồng, được sự giúp đỡ của Công ty môi trường đô thị Xuân Mai và UBND thị trấn Xuân Mai, chúng tôi tiến hành tổ chức một cuộc họp nhóm với 14 người tham gia. Thành phần tham gia cuộc họp nhóm gồm có 5 người dân tích cực và có uy tín trong cộng đồng, 2 cán bộ thuộc Công ty môi trường đô thị, 3 công nhân thu gom RTRSH & 2 cán bộ Tổ dân phố Tân Bình. Cuộc họp cũng có sự tham gia của HVCH thuộc Học viện nông nghiệp VN. Trong thành phần những người tham gia có 8 người là phụ nữ và 6 người là nam giới. Cuộc họp tiến hành từ 8h00’ – 10h00’ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Sau đây là kết quả cuộc họp nhóm thảo luận về mục tiêu và quy chế hoạt động của mô hình quản lý RTRSH tại Tổ dân phố Tân Bình, thị trấn Xuân Mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)