Đây là mô hình có từ lâu đời, được sử dụng khi xử lý chất thải rắn một cách tự phát, không có quy hoạch cụ thể. Hiện nay tại Việt Nam, ở những địa phương chưa có các chương trình quy hoạch quản lý và xử lý rác một cách triệt để thì biện pháp này là thường thấy.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp đổ đống, người ta đã có ý thức dàn mỏng cho rác nhanh khô để chế biến phân rác và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhưng biện pháp này chỉ có hiệu quả cao vào mùa khô.
Biện pháp này có những nhược điểm như sau:
- Khi đổ đống như thế, làm mất mỹ quan cho khu vực, gây ra cảm giác khó chịu cho con người.
- Chất thải rắn đổ đống trên bãi được phân hủy tự nhiên, chúng hình thành những ổ dịch bệnh rất phức tạp. Do phân hủy tự nhiên trong môi trường không
khí nên chúng rất dễ gây ra những mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường không khí. Rất dễ lây lan các dịch bệnh thông qua các sinh vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột …
- Nước rỉ ra từ các đống rác chảy tràn trên bề mặt, sau đó ngấm vào trong lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực.
- Trong mùa khô khi rác đã khô, rất dễ xảy ra cháy làm lan sang các khu vực lân cận khác, ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân trong vùng.
Biện pháp này tuy rẻ tiền, vốn đầu tư không lớn nhưng rất thô sơ, cổ điển nên diện tích đất sử dụng cho việc đổ đống rác cần rất nhiều, không thích hợp đối với những khu vực có quỹ đất hạn hẹp như những thành phố, thị xã (Nguyễn Thị Kim Thái, 2008).