Một số kinh nghiệm của các tỉnh và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức ở văn phòng UBND tỉnh nghệ an (Trang 42)

6. Kết cấu của luận văn:

1.6. Một số kinh nghiệm của các tỉnh và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào

áp dụng vào thực tiễn Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An.

1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ của cơ quan hành chính một số tỉnh chính một số tỉnh

- Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng:

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng luôn chú trọng đầu tƣ có chiều sâu trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố này không ngừng trƣởng thành cả về số lƣợng và chất

lƣợng. Hiệu quả của công tác đào tạo và đào tạo lại thể hiện mối quan hệ tác động trực tiếp giữa việc học tập và nâng cao trình độ với hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIX: "Trong nhiệm kỳ này, mỗi cấp ủy viên phải tiến cử ít nhất một cán bộ để ĐT thành cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt Ban Thƣờng vụ Thành ủy có văn bản đề nghị mỗi đồng chí thành ủy viên lựa chọn, giới thiệu với Ban Thƣờng vụ Thành ủy một cán bộ trẻ dƣới 40 tuổi, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ khá, tốt nghiệp đại học chính quy, có đạo đức phẩm chất tốt, lịch sử chính trị đảm bảo theo quy định của Trung ƣơng để Ban Thƣờng vụ Thành ủy xem xét ĐT nhằm bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan thuộc thành phố. (Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX)

Kết quả có 45 cán bộ trẻ mà hầu hết là chuyên viên và trƣởng, phó phòng các sở, ngành đƣợc giới thiệu nguồn cán bộ chủ chốt quận, huyện, sở, ngành thành phố. Đến nay, trong số này đã có 34 đồng chí đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vụ cao hơn. Bên cạnh việc ĐT đội ngũ cán bộ các cấp cho thành phố, để tập hợp những cán bộ trẻ, có triển vọng, năng lực và có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, thành phố đã thành lập câu lạc bộ cán bộ trẻ, các hội viên của câu lạc bộ thƣờng xuyên đƣợc tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Ngoài các chƣơng trình ĐT cho đội ngũ CBCC hàng năm (chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng, an ninh, kiến thức quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ, tin học, các kiến thức khác), thành phố đã tập trung ĐT nguồn nhân lực chất lƣợng cao và ĐT chuyên sâu nhƣ Đề án Đào tạo 100 thạcsĩ, tiến sĩ tại Các Cơ sở nƣớc ngoài (Đềán 393), Đề án Đào tạo bậc đại học ở trong nƣớc và nƣớc ngoài (Đề án 47).

Để đạt đƣợc những kết quả trên, ngoài việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp, cử CBCC đi ĐT, trong những năm qua, thành phố đã dành một khoản kinh phí không nhỏ phục vụ cho công tác đào tạo. CBCC cử đi học đƣợc hƣởng các chế độ trợ cấp đi học theo quy định tại Quyết định số 94/2005/QĐ-UBND ngày 29/7/2005 của UBND thành phố và các chế độ theo quy định hiện hành của nhà nƣớc.

Từ năm 2004 trở lại đây, thành phố còn dành nguồn kinh phí đáng kể để ĐT nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhằm phục vụ cho sự phát triển nhanh của thành phố trong những năm trƣớc mắt và lâu dài, gồm:

Đề ánĐào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở nƣớc ngoài, Đề án Đào

tạo bậc đại học ởtrong nƣớc nƣớc ngoài, Đềán Đào tạo cán bộ nguồn cho

chức danh bí thư đảng uỷvà chủ tịch ủy ban nhân phƣờng, xã trên địa bàn

thànhphố Đà Nẵng (Đề án 89) với tổng kinh phí thực hiện trên 182 tỷ đồng.

Từ đó cho thấy làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng sẽ thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn thành phố cũng nhƣ của từng ngành, từng đơn vị cơ sở. Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cả về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố; từng bƣớc tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo quy định của nhà nƣớc; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi đƣợc đào tạo đã có nhận thức chính trị rõ ràng hơn, hiệu quả công tác đƣợc nâng lên rất rõ. Bộ phận cán bộ, công chức đƣợc đề bạt, bổ nhiệm hầu hết phát huy tốt chức trách của mình trên cƣơng vị mới.

- Kinh nghiệm của Văn phòng UBND các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tạo động lực cho công chức trong thực thi công vụ, Văn phòng UBND các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm ban hành các quy chế tuyển dụng, đào tạo, bồi đƣỡng, luân chuyển, để bạt cán bộ, nhất là việc bổ nhiệm, nhƣ: Khối kinh tế ngành các tỉnh này đều thành lập các phòng và các chuyên viên hầu hết đƣợc đào tạo, chuẩn hóa và đề bạt làm trƣởng, phó phòng. Ngoài ra, còn bố trí theo hàm chức danh nhƣ: Hàm trƣởng phòng, hàm phó phòng và đƣợc hƣởng phụ cấp lƣơng theo chức vụ trƣởng, phó phòng, điều đó tạo đƣợc địa vị cho cán bộ, công chức khi làm việc với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; Khi các ngành khuyết các chức danh lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn trong giới thiệu để Lãnh đạo tỉnh cân nhắc bổ nhiệm làm Lãnh đạo các

ngành, đơn vị đó. Điều đó đã tạo động lực cũng nhƣ trách nhiệm rất lớn cho cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơnng trên.

Trong đào tạo, bồi dƣỡng: Các tỉnh đã tiến hành rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng một cách nghiêm túc, qua đó xác định kế hoạch dài hạn, cũng nhƣ trƣớc mắt cần đào tạo chuyên ngành gì? Trình độ nào? Vị trí nào cần đào tạo để có kế hoạch bố trí và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý.

1.6.2. Một số kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng vào thực tiễn Văn phòng phòng

- Kinh nghiệm đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cán bộ, công chức: Cần phải rà soát lại chất lƣợng cán bộ, công chức để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hợp lý, đảm bảo yêu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Đánh giá và xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng; Xây dựng và lựa chọn hình thức, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp; Xây dựng các chế độ, chính sách đãi ngộ trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và chuẩn bị tốt nguồn kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 chúng tôi đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Một là: Làm rõ các khái niệm cơ bản: cán bộ, công chức là gì? đào tạo, bồi dƣỡng già gì? đánh giá chất lƣợng?

Hai là: Phân tích một số cơ sở lý luận, tham khảo một số kinh nghiệm của tỉnh bạn

Ba là: Một số tiêu chí đánh giá chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, gồm: Xây dựng chiến lƣợc, nội dung chƣơng trình, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng, kết quả học tập và hiệu quả của Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn cán bộ.

Từ kết quả điều tra, nghiên cứu và kinh nghiệm một số tổ chức cho thấy đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với mọi tổ chức và đối với các nhà quản trị. Nội dung chƣơng 1 chính là cơ sở quan trọng để tác giả trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát, điều tra thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Văn phòng ở Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An. (Chƣơng 2)

CHƢƠNG 2:

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA VĂN PHÒNG UBND

TỈNH NGHỆ AN

2.1. Quá trình hình thành Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An

Nghệ An là quê hƣơng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh tụ xuất sắc của Đảng, Nhà nƣớc, có truyền thống cách mạng kiên cƣờng, có nhiều đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghệ An có diện tích là 16.480 km2, là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng nhất nƣớc với hơn 3,3 triệu dân, lực lƣợng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng, là đầu mối giao lƣu kinh tế - văn hoá Bắc - Nam; cửa ngõ sang Lào, Thái Lan và nhiều nƣớc khác.

Ở Nghệ An, tổ chức Văn phòng UBND tỉnh đƣợc hình thành từ sau cách mạng tháng 8 ngày thắng lợi tại Vinh (ngày 21 tháng 8 năm 1945) để giúp việc và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền UBND tỉnh lâm thời. Trải qua 72 năm hoạt động, Văn phòng UBND tỉnh đã có nhiều tên gọi khác nhau và phải di chuyển trụ sở làm việc qua nhiều địa điểm: Đầu năm 1947 thị xã Vinh thực hiện tiêu thổ kháng chiến, Văn phòng phải làm việc trong những mái đình, nhà thờ họ, có khi là gia đình riêng của nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, cán bộ Văn phòng với những gánh tài liệu, thùng hồ sơ trên vai sơ tán khắp các địa phƣơng trong tỉnh; trụ sở làm việc của Văn phòng lúc này là lán, là hầm, hay khắp các nhà dân. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, những cán bộ Văn phòng phải khắc phục khó khăn, giúp chính quyền điều hành, quản lý; cùng cả nƣớc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Phƣơng pháp làm việc của Văn phòng đã có nhiều thay đổi căn bản: từ chỗ công việc chỉ đơn thuần sự vụ, đôn đốc, phục vụ; chuyển sang nghiên cứu, tham mƣu tổng hợp, thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách bằng văn bản pháp quy, tổ chức kiểm tra thực hiện các

quyết định, cơ chế chính sách, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND tỉnh và hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Có thể nói rằng, 72 năm qua vào thời điểm nào, ở bất cứ đâu cán bộ, nhân viên Văn phòng UBND tỉnh đều đƣợc Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các địa phƣơng trong tỉnh quý mến, tin yêu và giành cho những điều kiện tốt nhất về nơi ở, nơi làm việc. Từ ngày thành lập đến nay đã có hơn 1.000 cán bộ, chuyên viên, nhân viên kinh qua công tác tại Văn phòng HĐND - UBND tỉnh. Đa số các đồng chí chuyên viên, cán bộ đã trƣởng thành, đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc các Sở và cấp tƣơng đƣơng, có đồng chí là Chủ tịch UBND tỉnh. Tập thể Văn phòng đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng huân chƣơng lao động hạng nhì, 15 đồng chí đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng nhì, hạng ba; 30 đồng chí đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng bằng khen; hầu hết các đồng chí trong Văn phòng đều đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen; các đồng chí đã nghỉ hƣu đều giữ vững phẩm chất chính trị, gƣơng mẫu trong sinh hoạt và tích cực tham gia xây dựng địa phƣơng nơi cƣ trú.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An hiện nay Nghệ An hiện nay

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

a) Vị trí, chức năng:

- Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh (bao gồm cả Phó Chủ tịch UBND tỉnh).

- Văn phòng UBND tỉnh có chức năng tham mƣu, tổng hợp giúp UBND tỉnh tổ chức các hoạt động chung của UBND tỉnh, tham mƣu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phƣơng; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

- Văn phòng UBND tỉnh tham mƣu tổng hợp giúp UBND tỉnh: + Xây dựng, quản lý chƣơng trình công tác của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;

+ Theo dõi, đôn đốc các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là Sở, ngành), UBND các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), các cơ quan, tổ chức liên quan thuộc chƣơng trình công tác của UBND tỉnh và quy chế làm việc ủa UBND tỉnh.

+ Phối hợp thƣờng xuyên với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

+ Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chƣơng trình công tác của UBND tỉnh và các công việc khác do các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình UBND tỉnh.

+ Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản Quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự phân công của UBND tỉnh.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thƣờng kỳ, bất thƣờng, các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của UBND tỉnh, các cuộc họp của Chủ tịch UBND tỉnh.

+ Chủ trì, điều hòa, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của Trụ sở tiếp công dân của tỉnh

- Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ

+ Xây dựng, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chƣơng trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch UBND tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo, điều hành các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trong từng thời gian nhất định;

+ Kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chƣơng trình công tác của Chủ tịch UBND tỉnh và các công việc khác do các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh;

+ Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thƣờng xuyên khác;

+ Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh mà Sở, ngành, UBND cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh;

+ Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch UBND tỉnh;

+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.

+ Giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền kiểm tra của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các Sở, ngành, HĐND, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức ở văn phòng UBND tỉnh nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)