Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế
4.4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp nghề
Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
4.4.2.1. Đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp dạy học
Chương trình đào tạo là một yếu tố cơ bản để thực hiện được quá trình đào tạo, góp phần hình thành chất lượng của quá trình đào tạo. Hiện nay, chương trình đào tạo của trường TC KT – KT Bắc Ninh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên, để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và phù hợp với nhu cầu xã hội đòi hỏi chương trình đào tạo phải được điều chỉnh về mục tiêu và đổi mới về nội dung chương trình đáp ứng được nhu cầu của các DN và sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Điều này góp phần rất lớn giúp cho Nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.
-Thứ nhất: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động thương binh xã hội quy định cho từng hệ, ngành nghề đào tạo, Nhà trường tiến hành thành lập các ban biên soạn, điều chỉnh chương trình và triển khai cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ biên soạn, điều chỉnh chương trình đào tạo theo từng hệ, từng ngành nghề đào tạo. Để đảm bảo sát với chương trình mục tiêu, nhà trường cần tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá chi tiết các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo giữa các trường.
Các môn học của chương trình đào tạo của mỗi hệ đảm bảo tính cân đối về thời lượng học lý thuyết và thời gian đi thực tế tại các doanh nghiệp, thời gian thực tập.
Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên tham khảo chuẩn quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các DN, SV tốt nghiệp, các chuyên gia nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển KT - XH.
Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá, tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo của các nước phát triển đặc biệt là tận dụng các giáo trình liên kết đào tạo với các trường liên kết đào tạo nước ngoài làm các tài liệu tham khảo.
Xây dựng ngân hàng đề thi cho tất cả các môn, hệ thống đánh giá sinh viên khách quan và chính xác, xem đây là biện pháp cơ bản để khắc phục tình trạng gian lận và tiêu cực trong thi cử.
-Thứ hai: Đảm bảo kế hoạch đào tạo
Hàng năm, trên cơ sở chương trình đào tạo theo phòng Đào tạo phối hợp với các khoa tiến hành xây dựng kế hoạch và tiến độ đào tạo cho từng khoá học, năm học và mỗi học kỳ.
Xây dựng kế hoạch bố trí giáo viên cho từng lớp phù hợp với năng lực chuyên môn và đảm bảo tính cân đối trong từng lớp học về đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm với giáo viên trẻ, giáo viên mới vào nghề.
Xây dựng kế hoạch sử dụng vật tư, dự trù vật tư phục vụ đào tạo thực hành nghề nghiệp đảm bảo cho sinh viên có đầy đủ vật tư trong quá trình thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Việc lập kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, kế hoạch vật tư và tiến độ giảng dạy được công bố công khai do đó đòi hỏi phải chính xác, khoa học về nội dung chương trình, về thứ tự các môn học phải lôgic, mang tính kế thừa, đảm bảo từ đơn giản đến phức tạp, giúp cho người dạy và người học dễ dàng thực hiện và các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
-Thứ ba: Đổi mới phương pháp dạy học
+ Giáo dục sinh viên biết cách tự học và hợp tác trong học tập.
+ Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng tự học, cụ thể: Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học, kỹ năng tổ chức kế hoạch tự học: kỹ năng nghe giảng và ghi chép; kỹ năng đọc tài liệu; kỹ năng hệ thống hoá và khái quát hoá trong hoạt động tự học; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tự học;
+ Rèn luyện khả năng hợp tác trong học tập.
+ Giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới; trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân học sinh.
+ Giúp sinh viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới, trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân sinh viên.
+ Đảm bảo hài hoà giữa dạy kiến thức, rèn luyện đạo đức, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ.
+ Chống phương pháp giảng dạy chỉ thiên về truyền thụ, lý thuyết xuông, một chiều, coi nhẹ thực hành, quá coi trọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, sự kiện làm cho sinh viên thụ động, sẽ làm hạn chế sự phát triển tư duy phê phán, suy nghĩ độc lập dẫn đến lúng túng trong giải quyết các tình huống đặt ra trong học tập, ở cơ sở sản xuất.
+ Căn cứ vào từng bài giảng, đối tượng học sinh để giáo viên áp dụng các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.
Đối với bài giảng lý thuyết nên kết hợp hài hoà phương pháp thuyết trình với phương pháp phát vấn, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thảo luận nhóm...
Đối với bài giảng thực hành: nên sử dụng phương pháp trình diễn mẫu, phương pháp thí nghiệm (thực nghiệm), phương pháp xử lý tình huống cụ thể, phương pháp luyện tập, tổ chức tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế sản xuất…
+ Phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học cùng với việc khai thác sử dụng hợp lý thành tựu của công nghệ thông tin, các phương tiện nghe nhìn hiện đại khác.
đánh giá kết quả học tập của học sinh, hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải tập trung vào việc đánh giá tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Cần phải loại bỏ cách kiểm tra học thuộc, dập khuôn máy móc. Giáo viên nên sử dụng các đề kiểm tra yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, giải quyết các tình huống thực tế; tránh kiểm tra theo các dạng: yêu cầu học sinh học thuộc hoặc làm các bài tập rập khuôn máy móc...
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi để có cơ hội trau rồi rèn luyện kĩ năng sư phạm. Tổ chức định kỳ họp tổ bộ môn để trao đổi phương pháp dạy có hiệu quả.
* Đối với giáo viên dạy thực hành thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề cho giáo viên cũng như cử giáo viên tham gia các cuộc thi tay nghề cấp tỉnh hoặc cấp toàn quốc.
* Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các cuộc hội thảo về thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến của ngành, tham quan học hỏi những cơ sở sản xuất nhằm cập nhật và bổ sung những kiến thức mới để đưa vào các bài giảng thực hành với mục đích gắn bài tập thực hành vào thực tế sản xuất, tránh đào tạo xa rời thực tiễn.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ đột xuất đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Thanh tra công tác thực hành, thực tập, thực tế.
* Tổ chức nâng cấp dần về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
* Động viên nhiều giáo viên tổ chức giờ giảng trên các thiết bị, máy chiếu nhằm trang bị nhiều khối lượng kiến thức trên một đơn vị thời gian tiết giảng, phát huy tính tích cực của sinh viên, tận dụng triệt để thông tin trên Internet.
4.4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Chất lượng giáo viên là cái gốc của chất lượng giáo dục – đào tạo. So với quy mô hiện tại và định hướng trong các năm tiếp theo thì đội ngũ giáo viên của Nhà trường còn thiếu và vì đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là giáo viên trẻ do vậy năng lực chuyên môn và sư phạm còn yếu, chưa đồng bộ giữa các khoa, các môn học. Để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường cho những năm tiếp theo, việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là
một trong những nhiệm vụ có tính chất trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
-Thứ nhất: xây dựng quy chế trong tuyển dụng
+ Để đáp ứng được quy mô đào tạo ngày càng tăng trong những năm tới, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chuyên môn.
+ Trong tuyển dụng,Nhà trường cần có quy chế ưu tiên, ưu đãi đối tượng là sinh viên tốt nghiệp bằng khá và giỏi từ các trường đại học chuyên ngành về kinh tế, kỹ thuật, du lịch hoặc những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, có tay nghề cao từ các công ty, doanh nghiệp có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Việc tuyển dụng giáo viên cần dựa trên các nguyên tắc:
Về số lượng: Xây dựng đội ngũ giáo viên phải đủ về số lượng, đảm bảo tỷ lệ trung bình 20 SV/1giáo viên.
Về chất lượng: đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên về phẩm chất đạo đức, yêu ngành yêu nghề, có trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế sản xuất, có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kiến thức về văn hoá, xã hội. Hiện nay Trường đang thiếu giảng viên chuyên ngành Điện công nghiệp, Điện tử và một số chuyên ngành mới như các chuyên ngành về làm đẹp do vậy để thu hút được Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, linh động về thời gian và thường xuyên cho đi học hỏi thực tế.
-Thứ hai: chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên + Về chuyên môn nghiệp vụ
Mọi cán bộ giáo viên đều phải tham gia học tập, bồi dưỡng nghiên cứu nâng cao trình độ (chuyên môn, năng lực, phẩm chất chính trị) của mình, đồng thời là tiêu chí bình xét thi đua hàng năm.
Bồi dưỡng chuẩn hoá về trình độ chuyên môn đặc biệt là kỹ năng nghề đối với giáo viên trẻ; bồi dưỡng ngoại ngữ; tin học, kỹ năng thiết kế bài giảng và kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại, kỹ năng tìm kiếm và cập nhật thông tin trên Internet...
Có kế hoạch và biện pháp khuyến khích giáo viên thuộc các ngành tham gia các lớp học ở những bậc nâng cao như thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.
Với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ như hiện nay thì máy móc, thiết bị lạc hậu một cách nhanh chóng, hơn nữa nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị hiện đại, một số thiết bị hiện nay được trang bị từ khi thành lập trường nên rất cũ và lạc hậu. Trên cơ sở đó, tác giả xin đề xuất 4 giải pháp nhằm bổi dưỡng nâng cao kiến thức thực tế cho đội ngũ giáo viên:
Nhà trường cần có biện pháp luân phiên cử GV đi công tác, đặc biệt là với các GV giảng dạy các môn chuyên ngành cả về lý thuyết và thực hành.
Tổ chức cho GV đi thăm quan, tìm hiểu thực tế ở các doanh nghiệp khác nhau, các khách sạn để GV trau dồi chuyên môn và học tập thực tế.
Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn về các thiết bị mới và công nghệ hiên đại vào chương trình, giáo trình đào tạo. Định kỳ sau 3 đến 5 năm cho chỉnh lý hoặc in lại toàn bộ giáo trình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ
Trong xu thế toàn cầu hoá và Việt Nam đã và đang từng bước tham gia vào các sân chơi chung về kinh tế, văn hóa và xã hội vì vậy ngoại ngữ có vai trò đặc biêt quan trọng nhất là Anh ngữ. Yêu cầu ngoại ngữ không chỉ đặt ra đối với học sinh mà mỗi cán bộ giáo viên đều phải đạt được yêu cầu này vì thầy giỏi trò mới giỏi. Trình độ tiếng Anh hiện nay của đội ngũ GV nhà trường trình độ chưa cao. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ GV phải được tiến hành thường xuyên và liên tục.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học
Trình độ tin học của giáo viên Nhà trường hiện nay tương đối thấp, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy của họ. Về vấn đề này, tác giả xin đề xuất các giải pháp:
Đối với đội ngũ giáo viên hiện nay, nhà trường cần tạo điều kiện để họ học nâng cao ở các trung tâm tin học hoặc thuê chuyên gia đào tạo về tin học tại trường. Đồng thời, thường xuyên cử GV đi học để nâng cao trình độ, khi học xong có thể bố trí giảng dạy thêm môn tin học tại trường để họ có điều kiện hiểu sâu hơn, khả năng thực hành của họ được nâng cao.
Trang bị cho các cán bộ giáo viên máy vi tính để GV thực hành, soạn bài giảng, tổng kết điểm hàng tháng, khai thác phần mềm ứng dụng vào dạy học.
Khi tuyển dụng cán bộ, giáo viên Trường cần kiểm tra trình độ tin học để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng tin học văn phòng trong Nhà trường.
-Thứ ba: chế độ đãi ngộ trong sử dụng đội ngũ cán bộ giáo viên
+ Vấn đề chế độ chính sách đối với giáo viên luôn là vấn đề mà các cấp, các nhà lãnh đạo quản lý lao động quan tâm bởi lẽ khi cán bộ giáo viên có một chế độ hợp lý và có nhữngcơ hội phát triển thì giáo viên mới thực sự yên tâm công tác và làm tốt trách nhiệm người thầy của mình. Thực hiện thanh toán đầy đủ các chế độ của giáo viên theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của Nhà nước. Nhà trường khuyến khích ưu tiên đón tiếp những cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ về công tác tại trường với chính sách ưu đãi đặc biệt cả trong tuyển dụng lẫn trong thanh toán tiền công giảng dạy gia tăng từ 10% đến 25% so với các giáo viên khác để họ yên tâm công tác.
+ Động viên và có chế độ phù hợp đối với các cán bộ, giáo viên đạt thành tích cao trong công việc, có những cống hiến đối với sự phát triển của trường.
+ Khuyến khích và có chế độ thoả đáng đối với cán bộ, giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ, như hỗ trợ toàn bộ tiền học phí; tiền tài liệu, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét các tiêu chuẩn thi đua hàng năm.
+ Để đảm bảo công bằng trong lương và thưởng Nhà trường nên cải tiến công cụ đánh giá chất lượng công việc của nhân viên bằng cách đánh giá theo năng lực làm việc: Xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng và đánh giá theo thang điểm làm căn cứ tính lương, thưởng.
4.4.2.3. Đẩy mạnh chất lượng của hoạt động đào tạo
- Nhà trường tăng cường kiểm tra giám sát đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên thỉnh giảng về các phương pháp mới, hồ sơ bài giảng,
- Công tác đánh giá kết quả học tập rất cần thiết: Để tạo sự công bằng