Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 44 - 45)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các nghiên cứu từ trước, các thông tin trên mạng internet…Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan.

Các số liệu về tình hình đào tạo của Trường qua 3 năm được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trường. Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Các số liệu này đã được các ban ngành kiểm tra nên độ chính xác cao.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi và phiếu điều tra về chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường với các đối tượng sau: 50 cán bộ và giáo viên đang công tác tại Trường; 15% học sinh trình độ trung cấp đang học tập tại trường: 110 học sinh; 15% học sinh trình độ trung cấp đã tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: 75 học sinh; 10 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang trực tiếp sử dụng lao động là học sinh tốt nghiệp của Trường.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo cách: phân tổ, thống kê. Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu để: Thống kê trình độ, lứa tuổi, giới tính của CBCNV, thống kê kết quả đào tạo nghề của Nhà trường trong những năm gần đây; Mô tả sơ đồ cơ cấu tổ chức và hiện trạng cơ sở vật chất của Nhà trường; Mô tả quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, bộ máy tổ chức quản ý, quá trình dạy và học, thực trạng chất lượng đào tạo… Số liệu sử dụng trong miêu tả là các số tuyết đối, số tương đối…

3.2.3.2.Phương pháp so sánh

Nhằm so sánh chất lượng đầu vào của sinh viên, kết quả học tập, rèn luyện, kết quả tốt nghiệp, số lượng sinh viên có việc làm, trình độ của CBCNV…qua các năm để thấy được thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Nhằm xin ý kiến các chuyên gia có chuyên môn sâu về các nội dung có liên quan đến chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó có những định hướng đúng đắn về các biện pháp thực tế cho Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)