Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 34)

Nguyễn Viết Sự (2005) đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt

Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Cao Văn Sâm (2011) đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển đào tạo

nghề đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập”. Đề tài đã đề xuất các giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường lao động trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vùa là quá trình đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi quốc gia. Đào tạo nghề trong những năm qua đã có những bước phát triển và đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn có những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kĩ thuật cao trong sản xuất của các doanh nghiệp, thị trường lao động và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong các ngành kinh tế mũi nhọn,trọng điểm và xuất khẩu lao động; chất lượng dạy nghề còn hạn chế do các điều kiện đảm bảo chưa được đầu tư đồng bộ để tương xứng với việc tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo

Mạc Văn Tiến (2012) nghiên cứu về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới”. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề cốt lõi cần đổi mới trước những sự thay đổi của xã hội. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển giáo dục dạy nghề.

Trương Thị Thu Hương (2016) nghiên cứu về “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh”. Đề tài đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo, chất lượng dạy học tại nhà trường từ đó đưa ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của Trường.

Doãn Thế Trọng (2016) đã nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc

Ninh”. Nghiên cứu này đề tài đã đánh giá những ưu điểm cũng như các mặt hạn

chế của đội ngũ giáo viên nhà trường. Từ đó đề tài đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường trước những yêu cầu mới của xã hội.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường * Quá trình hình thành và phát triển trường * Quá trình hình thành và phát triển trường

- Tên trường: Trường trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

- Địa chỉ: Số 213 Ngô Gia Tự - Phường Suối Hoa - TP Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.

- Website: http://www.ktkt-dulichbacninh.edu.vn

- Điện thoại: 02413. 810.972

Trường Trung cấp nghề Kinh tế -Kỹ thuật Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Trường được thành lập theo Quyết định: 1162/QĐ- TLĐ ngày 27/08/2007 của đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Theo Quyết định số 845/QĐ-LĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trường đã được lựa chọn đầu tư 3 nghề trọng điểm cấp Quốc gia:

1. Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn (Nấu ăn) 2. Nghề Quản trị khách sạn

3. Nghiệp vụ nhà hàng

Nhà trường đào tạo 3 cấp độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên. Với đội ngũ giáo viên dầy kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề luôn áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trường là nơi cung cấp lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức * Cơ cấu tổ chức * Cơ cấu tổ chức

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tuyển sinh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần cung ứng nguồn nhân lực có kỹ thuật, có tay nghề cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh; phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Nhiệm vụ chính của nhà trường là: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ trung cấp nghề thời gian từ 1 đến 2 năm cho đối tượng tốt nghiệp từ THCS trở lên. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ sơ cấp nghề thời gian từ 3 đến dưới 12 tháng.

Chăm lo đời sống cho cán bộ công chức, viên chức giáo viên trong nhà trường, thực hiện đúng quy chế dân chủ trong cơ quan.

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

CẤP ỦY

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÔNG ĐOÀN

CÁC KHOA CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KHOA LÝ THUYẾT CƠ SỞ KHOA DU LỊCH KHOA KINH TẾ TRUNG TÂM TRUNG TÂM GTVL & SXDV TT PT NGUỒN NHÂN LỰC ĐOÀN THANH NIÊN PHÒNG QUẢN LÝ HS - SV

- Chức năng nhiệm vụ của Cấp ủy

+ Chi bộ Đảng Phối hợp với Lãnh đạo nhà trường Định hướng và triển khai công tác chính trị, tư tưởng. Quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ Chi bộ đến các tổ chức trong toàn trường. Phát triển Đảng trong CBGV, CNVC và HSSV, xây dựng đội ngũ CB lãnh đạo kế thừa là Đảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm công tác tốt và bản lĩnh chính trị, tư tưởng đạo đức vững vàng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, Điều lệ ĐCS VN.

- Chức năng nhiệm vụ của các phòng, trung tâm trong nhà trường

+ Tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được phân công.

+ Đề xuất các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý theo thẩm quyền của Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hiệu trưởng và giải quyết các công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Phòng Tổ chức – Hành chính: Với chức năng tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác Tổ chức - Hành chính và công tác nhân sự của Trường theo đúng chức năng và nhiệm vụ quy định như sau:

+ Tổ chức sắp xếp và bố trí nhân sự, thực hiện chế độ chính sách cán bộ. Tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

+ Tổng hợp công tác thi đua khen thưởng - kỷ luật với cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức.

+ Thực hiện các thủ tục hợp đồng (Hợp đồng lao động, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế) và các chế độ phụ cấp ưu đãi khác cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tham mưu xây dựng và bổ sung một số quy chế mới theo yêu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

+ Thực hiện công tác quản lý hành chính; giao dịch; đối ngoại; Phục vụ lễ tân, đón các đoàn khách, giáo viên các trường liên kết đến tham quan, làm việc và giảng dạy tại trường; theo dõi và lưu trữ công văn đi - đến, in ấn tài liệu;

+ Làm công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện (Hội nghị, Hội thảo, Sơ tổng kết của trường…); Bố trí xắp xếp phòng làm việc, phòng học đảm bảo khoa học, hợp lý.

+ Duy trì thực hiện nội quy làm việc của cơ quan, giữ gìn an ninh trật tự kỷ cương, kỷ luật trong trường; vệ sinh môi trường; Chăm lo đời sống, chăm sóc sức khoẻ và điều kiện làm việc của cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

+ Lập kế hoạch công tác, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Hiệu trưởng.

+ Quản lý, kiểm tra, đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản (gồm nhà ở, lớp học, phòng làm việc xưởng thực tập, trang thiết bị); Thực hiện mua sắm trang thiết bị và theo dõi nhập - xuất văn phòng phẩm.

+ Quản lý điện, nước, điện thoại và phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

- Phòng Đào tạo: Giữ đầu mối trong hoạt động đào tạo của Trường. Tham

mưu cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các định hướng chiến lược phát triển quy mô, ngành nghề đào tạo theo khả năng của Trường và nhu cầu của xã hội; Xây dựng, quản lý các hoạt động giảng dạy và học tập của Trường; Giúp Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý và phát triển các bậc đào tạo theo hướng đa hệ, đa ngành, đa cấp như:

+ Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức điều tra, nghiên cứu, xác định nhu cầu học tập của người học và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Dự báo chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch phát triển quy mô, ngành nghề đào tạo của Trường theo hướng đa ngành, đa cấp, đa hệ.

+ Phối hợp với các khoa xây dựng đề án hoàn chỉnh hồ sơ trình các cơ quan cấp trên có thẩm quyền xin mở ngành.

+ Kết hợp các đơn vị của trường như các khoa, bộ môn để xây dựng chuẩn đầu ra, đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đào tạo so với yêu cầu của xã hội, giúp Hiệu trưởng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung chương trình đào tạo của các khoa.

+ Kiểm tra đôn đốc, các khoa biên soạn đề cương chi tiết môn học, biên soạn bài giảng tóm tắt, giáo trình phục vụ dạy và học.

+ Kết hợp với các khoa xây dựng kế hoạch giáo viên, học tập cho các lớp, các ngành, các hệ trong mỗi năm học; có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học đúng tiến độ và kế hoạch đào tạo.

+ Phối hợp với các khoa, các cơ sở đào tạo theo dõi thời khóa biểu toàn trường, xếp thời khóa biểu các môn chung, các lớp văn hóa và của các ngành chưa có khoa.

+ Tổ chức thi, kiểm tra học kỳ và quản lý kết quả học tập của học sinh, sinh viên.

+ Quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên.

+ Tổ chức thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp.

- Phòng Kế hoạch – Tài chính: Tham mưu cho Ban giám hiệu và Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài chính và kế toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của Trường theo các qui định của nhà nước và Nhà trường như:

+ Tham mưu và giúp Hiệu trưởng quản lý toàn bộ tài sản của trường thông qua sổ sách nghiệp vụ và các chứng từ, văn bản liên quan.

+ Quản lý tài chính, nghiệp vụ kế toán; thực hiện nhiệm vụ được nhà nước qui định trong pháp lệnh kế toán thống kê; Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước ban hành kèm theo pháp lệnh kế toán.

+ Thống kê và phản ánh kịp thời cho Hiệu trưởng tình hình sử dụng các nguồn kinh phí của trường (kinh phí ngân sách và các nguồn kinh phí khác)

+ Lập và theo dõi kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn tài chính thông suốt và kịp thời mọi hoạt động của trường.

+ Thực hiện chức năng kiểm soát viên tài chính của nhà nước tại nhà trường như: Kiểm soát việc chấp hành dự toán thu chi; chấp hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các tiêu chuẩn định mức của nhà nước; kiểm tra, quản lý các chứng từ vật tư tài sản, tài chính theo đúng các qui định.

+ Đảm bảo việc sử dụng các nguồn kinh phí tiết kiệm và hiệu quả.

- Phòng Quản lý học sinh, sinh viên: Giúp việc Hiệu trưởng trong công tác tổ chức, quản lý chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, hoạt động rèn luyện và các hoạt động xã hội khác của sinh viên. Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong và

ngoài Trường chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh, sinh viên cụ thể như sau:

+ Thực hiện kế hoạch tuyển sinh; tổng hợp, báo cáo công tác tuyển sinh; Ghi chép sổ Quản lý học sinh trình độ TCN và trình độ SCN;

+ Lập kế hoạch, quản lý giáo dục học sinh theo từng tháng, quý, học kỳ và năm học; tổng hợp báo cáo kết quả công tác giáo dục học sinh. Phổ biến và hướng dẫn học sinh thực hiện các nội quy, quy định của trường. Lập hồ sơ đề nghị khen thưởng, kỷ luật học sinh trong trường.

+ Liên hệ thường xuyên với các đơn vị, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tư vấn, giới thiệu việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Tư vấn và cung cấp thông tin về thị trường lao động trong nước và lao động đi hợp tác nước ngoài; Nắm vững điều kiện tuyển lao động để tư vấn rõ ràng giúp người lao động hiểu rõ về mọi thủ tục, chi phí, tránh sự phiền hà cho người lao động.

+ Lập sổ theo dõi cập nhật thông tin các đơn vị đăng ký sử dụng lao động, phiếu đăng ký tìm việc làm, sổ theo dõi lao động đã giới thiệu việc làm trong nước, lao động đi hợp tác nước ngoài...thực hiện lưu trữ dữ liệu.

+ Phân công giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

+ Giải quyết các ý kiến, đề nghị của học sinh và phụ huynh học sinh. - Trung tâm ngôn ngữ phát triển nguồn nhân lực: Chức năng nhiệm vụ: + Liên hệ với các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để tư vấn, tuyển sinh các lớp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp ngắn hạn, ngoại ngữ, tin học ngắn hạn và nâng cao.

+ Liên kết với các tổ chức, đơn vị có chức năng để đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực. Đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận các lớp nghiệp vụ, chuyên môn ngắn hạn theo nhu cầu của người học theo đúng quy định hiện hành.

+ Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Hiệu trưởng phê duyệt.

- Trung tâm GTVL&SXDV

+ Đào tạo kỹ thuật nghề ngắn hạn, nâng cao đối với các nghề kỹ thuật CNMA, Kỹ thuật CBMA, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ lưu trú (Buồng), pha chế đồ uống (Bartender)…

+ Tổ chức thực tập cho học sinh các nghề Kỹ thuật CBMA, Quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ lưu trú (Buồng), Pha chế đồ uống (Bartender)…

+ Dịch vụ Hội nghị, Hội thảo, Đám cưới, sinh nhật…

- Các khoa: là đơn vị quản lý chuyên môn của trường, có nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo các chuyên ngành của khoa hàng năm và chương trình dài hạn.

+ Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu phát triển nội dung đào tạo các chuyên ngành đào tạo thuộc khoa đảm nhiệm; tham gia các hoạt động khoa học, giáo dục đào tạo của nhà trường.

+ Quản lý, tổ chức việc giảng dạy của giảng viên các bộ môn; nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường trung cấp kinh tế kỹ thuật bắc ninh (Trang 34)