Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đào tạo
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các nước trên
thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Na Uy
Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề, chính vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển.
Hệ thống giáo dục - dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất thiết phải là 2 năm cuối cùng mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như "mô hình 1+ 3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "mô hình 0+ 4" (cả 4 năm đều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc gia này.
Theo thống kê, hiện có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trường nghề (trường trung học -Secondary School) khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một số môn khoa học chung như toán, vật lý, địa lý...).
Các cơ sở dạy nghề ở Na Uy có được sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tượng liên quan. Đặt biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Các đối tác liên quan đặt biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lượng đào tạo của mô hình dạy nghề này. Thêm vào đó, trong tình hình thị trường lao
động tương đối khan hiếm hiện nay, các DN rất quan tâm đến việc thực tập sinh. Trái với Na Uy, thị trường lao động Việt Nam đang bị các DN “thả nổi”. Các DN và các TTDN ở Việt Nam chưa thực sự bắt tay hợp tác với nhau nên mới có tình trạng thợ đào tạo ra không đáp ứng nhu cầu của DN, thị trường lao động Việt Nam ở trong thì trạng “thừa mà thiếu”. DN luôn “than” khó tuyển dụng lao động có kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp và ngược lại, người lao động cũng luôn trong tình trạng phải “nhảy việc” thường xuyên do không tương thích với DN.
Về tính liên kết giữa các bên liên quan trong công tác đào tạo và dạy nghề, rõ ràng các DN Việt Nam cần phải học hỏi nhiều từ các mô hình đào tạo nghề của Na Uy. Nguyên tắc đào tạo.
Ở Na Uy, những người lựa chọn con đường học nghề sẽ ký hợp đồng với một công ty mà công ty này phải được cơ quan có thẩm quyền là DN đào tạo. Trong khoảng thời gian 2 năm thực hành về một ngành cụ thể, DN cần phải bảo đảm nguyên tắc: Năm 1 các công nhân lành nghề sẽ hướng dẫn về kỹ thuật. Năm 2 giảm bớt hướng dẫn, tăng việc tự học. Học viên sẽ được hưởng lương học việc trong cả 2 năm học. Sau khi kết thúc học việc, học viên sẽ được tao chứng chỉ và bắt đầu có thể kiếm việc làm. Các mô hình đào tạo nghề khác cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc của mô hình “2+2”.
Về nội dung chương trình dạy nghề sẽ do Các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo được soạn thảo dựa trên nguyên tắc: Xây dựng kiến thức cơ bản về đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kỹ năng thực tiễn. Các tổ chức ba bên cấp khu vực – Ban đào tạo – chịu trách nhiệm xác định quy mô đào tạo nghề, kinh phí của chính phủ cấp cho đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, giám sát và tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ đào tạo nghề…
Theo đánh giá của tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống đào tạo nghề của Na Uy khá toàn diện và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với chương trình giáo dục phổ thông. Sự kết hợp này đã tạo điều kiện để những người thợ học lên cao hơn khi học muốn để có một tương lai sự nhiệp vững vàng hơn.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Đức
Các chương trình đào tạo nghề luôn cập nhật các xu hướng phát triển của thời đại, cũng như xu hướng xuất hiện nghề mới. Hay nói cách khác, những thay
đổi của nền kinh tế Đức đều được đưa vào các cơ sở nghề. Những thay đổi của nền kinh tế Đức đều được đưa vào các cơ sở đào tạo nghề thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề.
Về vấn đề tuyển sinh: Công tác tuyển sinh được thực hiện dựa trên danh sách của trường phổ thông cấp. Vấn đề lựa chọn được thực hiện kỹ dựa trên bảng điểm, thái độ đối với nghề. Việc học cũng được trả lương theo thỏa thuận. Kết thúc khóa học, học viên được kiểm tra các kiến thức liên quan nghề. Một điều lưu ý là các kỹ năng làm việc được đào tạo khá nghiêm ngặt. Dựa trên kiến thức học được, học viên phải tự thực hiện các công đoạn, từ việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, tự đánh giá và làm báo cáo thực hiện. Điều này giúp học viên nâng cao sự tự chủ, khả năng linh hoạt trong việc tìm kiếm tài liệu, nguyên liệu thực hành trong khóa học, tinh thần chịu trách nhiệm trong công việc.
Ở doanh nghiệp, học viên phải học việc như một công nhân thực thụ và được giao công việc từ đơn giản đến phức tạp. Nhờ đó, các kiến thức học ở trường được thực hành ngay tại doanh nghiệp và được bổ sung thực hành những kiến thức công nghệ mới. Học viên sau khi tốt nghiệp được làm ở doanh nghiệp, hoặc có thể tìm việc ở công ty khác. Nhờ vậy mà tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Đức rất thấp.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Với tư tưởng “Tinh thần Nhật Bản - Kỹ nghệ phương Tây”, tiếp thu các giá trị văn minh của nhân loại, đất nước Nhật Bản đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là trong phát triển kinh tế, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường phát triển thần kỳ. Quy mô nền kinh tế hiện nay tính theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trong chiến lược phát triển của mình Nhật Bản luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tương lai của đất nước.
Từ đầu thập niên 1980, Nhật Bản đã đề ra mục tiêu: đào tạo những thế hệ mới có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi của thế giới, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và xu thế cạnh tranh - hợp tác toàn cầu. Luật Dạy nghề được ban hành năm 1958, được chỉnh sửa vào năm 1978, hướng vào thiết lập và duy trì hệ thống huấn luyện nghề nghiệp, bao gồm hệ thống “dạy nghề công” mang tính hướng nghiệp và “dạy nghề được cấp phép”
là giáo dục và huấn luyện nghề cho từng nhóm công nhân trong hãng xưởng do các công ty đảm nhiệm và được chính quyền công nhận là dạy nghề. Các hình thức huấn luyện nghề gồm: “dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “dạy tái phát triển khả năng nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhân không có việc làm; và “nâng cao tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng xưởng.
Những thay đổi về cấu trúc kinh tế - xã hội, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tác động đến nhiều lĩnh vực và nội dung huấn luyện làm mở rộng khung dạy nghề truyền thống. Kết quả là đến năm 1985, Luật Dạy nghề được chỉnh sửa và đổi tên thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực và cụm từ “phát triển nguồn nhân lực” được dùng để chỉ quan niệm mới về dạy nghề. Hiện nay, Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn nhân lực theo một hệ thống huấn luyện suốt đời.
Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu tại Nhật Bản. Chương trình học kiến thức thực hành nghề nghiệp phải được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học.
2.2.1.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Bí quyết của Hàn Quốc là dựa vào phát triển nguồn nhân lực trong một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giáo dục là nhân tố chủ yếu để nhân cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một chiến lược tham gia toàn diện và quá trình toàn cầu hóa vào giữa thập kỷ 1990, mà quan trọng là hệ thống giáo dục phải được cải thiện triệt để, để đào tạo một số lượng đủ những công dân trẻ, sáng tạo và dám làm, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước. Trong bản báo cáo của Chính phủ về giáo dục mang tên: “Hình ảnh Hàn Quốc trong Thế kỷ 21” đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo phải hướng tới mục tiêu bồi dưỡng sáng tạo và tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, năng lực trí tuệ của người Hàn Quốc luôn ở mức 18 – 20%.