Văn học từ 4/1975 đến 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 25 - 27)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới và sự thay đổi quan niệm về

1.2.2. Văn học từ 4/1975 đến 1985

Bƣớc ra khỏi chiến tranh, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội thay đổi dẫn đến những chuyển biến trong tƣ tƣởng, văn hóa địi hỏi văn học phải có sự đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thời đại. Tuy nhiên, không phải sự đổi mới của văn học đã xảy ra quyết liệt và sâu sắc ngay từ những năm đầu sau cuộc chiến. Giai đoạn văn học sau chiến tranh 1975 có thể chia ra hai chặng đƣờng lớn: Từ 4/1975 đến năm 1985 và từ năm 1986 trở đi đƣợc coi là mốc đổi mới văn học. Giai đoạn 4/1975 đến 1985 là giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học sử thi lãng mạn sang nền văn học hậu chiến đang cịn tìm tòi, loay hoay giữa các thử nghiệm, là khoảng chơi vơi giao thời mà hƣớng đi của các nhà văn vẫn còn mịt mờ, mơ hồ. Đây là giai đoạn tiền đề chuẩn bị các điều kiện manh nha cho điểm mốc năm 1986 – điểm mốc tạo nên những bùng nổ trong văn học. Có thể nhận thấy rằng, khơng phải cho đến tận năm 1986 ta mới có thể thấy văn học có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ mà ngay từ giai đoạn trƣớc đó đã xuất hiện những dấu hiệu đáng chú ý.

Ngay từ những năm văn học sử thi lãng mạn vẫn còn đang phát triển mạnh mẽ, đã xuất hiện những dịng chảy ngồi lề manh nha một góc nhìn khác, một quan niệm khác của ngƣời viết về con ngƣời, về cuộc đời, về cuộc chiến, tiêu biểu nhƣ tiểu thuyết Phá vây của Phù Thăng (1961). Phù Thăng viết Phá vây trong âm

thƣơng, về một cuộc chiến còn những màu sắc khác: “Chiến tranh đã gây lên và

sẽ gây lên bao nỗi đau khổ, vất vả, tủi nhục, căm giận khác nữa… Chiến tranh khơng có gì đáng ca ngợi cả và đời lính chỉ là cuộc đời nhọc nhằn mà thơi. Nếu như trong chiến đấu có thu được cái vinh quang chân chính của nó, thì cũng đã trả một cái giá quá đắt. Phải sớm kết thúc cuộc đổ máu cùng những thảm họa của nó!” [43, tr. 29]. Phù Thăng đã nói lên một góc nhìn khác về chiến tranh, về

những góc tối mà giai đoạn văn học 1945 – 1975 không đề cập. Tuy nhiên, do quan điểm này cịn một chiều và có phần lạc điệu trong cuộc chiến, Phá vây sau đó đã chịu nhiều chỉ trích, phê phán nặng nề và chìm vào quên lãng.

Khoảng thời gian từ 4/1975 đến 1985 có thể đƣợc coi là giai đoạn chuyển tiếp ngay sau nền văn học 1945 – 1975 với cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng. Về cơ bản, thời kỳ này vẫn tiếp nối mạch cảm hứng của thời kỳ trƣớc, tuy nhiên cũng có những đổi mới, tìm tịi riêng.

Chiến tranh đã xuất hiện trong văn học ở cự ly gần, chiến tranh đƣợc miêu tả từ góc nhìn của những ngƣời cầm súng, từ sở chỉ huy, từ chiến hào, chiến tranh đƣợc miêu tả bởi những ngƣời trực tiếp tham gia vào nó. Những tiểu thuyết nhƣ

Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống như thế của

Nguyễn Trí Huân, Họ cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi,… đã cho thấy cái nhìn về chiến tranh một cách trực tiếp và cụ thể hơn. Trên bƣớc đƣờng tìm tịi một cách nhìn khác về chiến tranh, một số nhà văn đã đi vào diễn tả những khó khăn, vất vả, khổ cực của cuộc chiến. Dƣờng nhƣ các nhà văn thời kỳ này đã tự ý thức đƣợc cần phải nhìn cuộc chiến theo một cách nhìn khác, tuy nhiên do tính chất giao thời và cũng do tâm lý chƣa mạnh dạn nhất định, nên những tìm tịi, đổi mới này chỉ là một nét khác biệt khơng rõ rệt, cịn phần lớn chiến tranh vẫn đƣợc khắc họa với màu sắc chủ đạo nhƣ giai đoạn 1945 – 1975.

Khuynh hƣớng mới xuất hiện và nổi bật trong giai đoạn này là cảm hứng đời tƣ thế sự. Nhiều cây bút đã đề cập tới những vấn đề của xã hội thời hậu chiến, đề

cập tới những mất mát, những hậu quả chiến tranh để lại cho cuộc sống cá nhân. Ngay ở giai đoạn đầu sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã dự cảm đƣợc những thay đổi cần thiết phải có của văn học khi bƣớc ra khỏi chiến tranh .

Vào những năm đầu của thập kỷ 80, nhƣ đã đề cập ở phần trên, kinh tế - xã hội Việt Nam rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng, những khủng hoảng này cũng xảy ra trong đời sống văn học. Các nhà văn bị chững lại, loay hoay khơng tìm thấy hƣớng đi cho riêng mình. Cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng khơng cịn phù hợp với thời đại mới, những phản ánh về đời tƣ, thế sự thời hậu chiến thì chƣa đủ mạnh mẽ, hấp dẫn với ngƣời đọc. Văn học đứng trƣớc nguy cơ bị công chúng thờ ơ, quay lƣng, Nguyên Ngọc gọi giai đoạn này là “khoảng chân không văn học”. Tuy nhiên, bên dƣới cái bề nổi đó, sự chuyển biến, thay đổi của văn học đang bắt đầu diễn ra âm thầm, những tìm tịi, đổi mới đang bắt đầu sục sơi và “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài hoa nhất” Nguyễn Minh Châu đã nổ phát súng đầu tiên với những truyện ngắn đem tới cái nhìn đa chiều, những nhân vật nặng trĩu ƣu tƣ về cuộc đời, về cuộc chiến, về những năm tháng hịa bình hậu chiến. Hàng loạt các tác phẩm ra đời đi theo bƣớc chân Nguyễn Minh Châu nhƣ các sáng tác của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Dƣơng Hƣớng,…, thơ của Nguyễn Duy, Ý Nhi,…, trƣờng ca của Thanh Thảo, cả kịch của Lƣu Quang Vũ,… Những tác phẩm này đã góp phần đem tới sự dẫn lối, mở ra các khuynh hƣớng sáng tác mới cho các nhà văn, và cũng là sự mở đầu chuẩn bị cho giai đoạn chuyển mình, bùng nổ của văn học vào năm 1986.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)