Quan niệm về con ngƣời và hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 42)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Quan niệm về con ngƣời và hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết

2.1. Quan niệm về con ngƣời và hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết thuyết

2.1.1. Quan niệm về con người và hình tượng người lính

Vấn đề con ngƣời ln giữ vị trí trung tâm trong mọi ngành nghề khoa học, đặc biệt là trong văn học. Con ngƣời là chủ thể sáng tạo văn học, là đối tƣợng hƣớng tới của văn học và cũng là mục đích của văn học. Văn học khơng thể tồn tại nếu khơng có và khơng phục vụ cho các nhu cầu của con ngƣời. Dù cho một tác phẩm văn học khơng lấy đề tài là con ngƣời, khơng có nhân vật là con ngƣời, đôi khi trong tác phẩm chỉ viết về thiên nhiên, về những vấn đề ngồi con ngƣời thì cuối cùng, điều tác giả muốn diễn đạt cũng là những hiểu biết, những suy nghĩ, quan điểm về con ngƣời, về nhân sinh, về cuộc sống, về sự tồn tại của con ngƣời.

“Quan niệm là điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật”, quan niệm cung cấp những tiền đề nhất định để trên cơ sở đó, chủ thể sáng tạo nhào nặn, vun đắp, miêu tả, xây dựng nên hình tƣợng nghệ thuật. Trong văn học, có thể hiểu “quan niệm” nhƣ một cách định nghĩa, một cách giải mã, thể hiện quan điểm của tác giả về một vấn đề nào đó. Nói nhƣ vậy có nghĩa “quan niệm về con ngƣời” thể hiện cách nhìn, cách đánh giá, cách lý giải về con ngƣời của nhà văn. Qua quan niệm về con ngƣời của một nhà văn, ta có thể trả lời đƣợc những câu hỏi nhƣ: “Thế

nào là con người?”, “Tính cách con người được biểu hiện như thế nào?”, “Bản chất con người ở đâu?”, “Đâu là con người và đâu không phải là con người?”,… Đó cũng là câu trả lời cho những câu hỏi của thời đại, của xã hội,

“Quan niệm về con ngƣời” chịu ảnh hƣởng của các tác động lịch sử, xã hội, môi trƣờng và của chính bản thân nhà văn. Vì lẽ đó, quan niệm về con ngƣời khơng hồn tồn thống nhất giữa các nhà văn, và đặc biệt là không thể thống nhất và giữ nguyên khi lịch sử thời đại thay đổi. Những biến cố lớn, những chuyển đổi lớn về tƣ tƣởng của một xã hội sẽ đánh đổ những quan niệm đƣợc cho là lỗi thời, cũ kỹ, nhƣờng chỗ cho những quan niệm mới mẻ hơn, nhân văn và sâu sắc hơn. Một nền văn học chỉ thật sự đƣợc thay đổi và cách tân khi “quan niệm về con ngƣời” của nền văn học đó thay đổi, còn mọi thay đổi, cách tân khác chỉ là tiền đề làm phong phú thêm về số lƣợng mà thơi. Chính vì lẽ đó, sự thay đổi “quan niệm về con ngƣời” sẽ dẫn tới sự thay đổi về các mặt tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ thuật của văn học. “Quan niệm về con ngƣời” trong văn học khác với “quan niệm về con ngƣời” trong lịch sử, tâm linh, mỹ học, tôn giáo,… “Quan niệm về con ngƣời” trong văn học là tổng thể các quan điểm khác nhau của các luồng tƣ tƣởng, các luồng văn hóa, là tổng thể của các ngành nghề có mối liên quan tới con ngƣời trong giai đoạn lịch sử, trong hoàn cảnh xã hội mà nền văn học đó tồn tại. Nói đơn giản hơn, đó là “cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá” về con ngƣời của thời đại đó. K. Marx đã nhận xét “con người là thực thể tự nhiên có tính

người”, là “thực thể sinh học - xã hội”, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Chính vì vậy, con ngƣời khi đƣợc soi

chiếu trong văn học phải là một nhân cách hoàn chỉnh, tồn vẹn, đƣợc soi chiếu từ nhiều góc nhìn, nhiều mối quan hệ, phải phản ánh những vấn đề của xã hội, của dân tộc, của thời đại. Sự thay đổi “quan niệm về con ngƣời” của một thời đại cho thấy sự khác biệt trong tƣ tƣởng, văn hóa của thời đại đó so với trƣớc, khẳng định những nét tiến bộ, nhân văn trong góc nhìn nhân sinh quan. Mỗi thời đại, thời kỳ đều có sự bổ sung, lƣợc bớt, thay thế các nét tiêu biểu trong quan niệm về con ngƣời của thời đại đi trƣớc.

Trong thực tế sáng tác văn học, “quan niệm về con ngƣời” của văn học thƣờng đƣợc thể hiện qua hình tƣợng, nhân vật cụ thể. Đó là hình tƣợng con ngƣời tiêu

biểu của thời đại, đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của thời đại, mang những giá trị của thời đại. Việc thể hiện hình tƣợng nhân vật tiểu biểu đó sẽ cho thấy “quan niệm về con ngƣời” của văn học và sự thay đổi trong việc thể hiện nhân vật đó cũng cho thấy những thay đổi trong “quan niệm về con ngƣời” của thời đại. Trong văn học Việt Nam, hình tƣợng ngƣời lính đƣợc coi là hình tƣợng trung tâm của nền văn học 1945 – 1976, tỏa sáng rực rỡ nhất vào giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và vẫn tiếp tục là mạch cảm hứng không vơi cạn sau 1975. Hình tƣợng ngƣời lính đƣợc xây dựng nhƣ một tƣợng đài hồn hảo và vĩnh cửu, mang trên vai sứ mệnh lịch sử đã cho thấy quan niệm về con ngƣời anh hùng, đề cao con ngƣời của cộng đồng, của đời sống chung. Từ năm 1986, với nhu cầu đổi mới văn học, với sự “cởi trói”, các nhà văn đã xây dựng một hình tƣợng ngƣời lính khác biệt. Đó là những con ngƣời cầm súng có số phận cá nhân, có những bi kịch riêng tƣ, đó là những con ngƣời khơng chỉ sống với cộng đồng mà còn sống với chính bản thân mình, đó là những con ngƣời bên cạnh hào quang của lịch sử là những góc khuất, những điểm tối, những khiếm khuyết trong tâm hồn. Họ cũng có sai sót, có lầm lạc, họ cũng có những khát vọng đƣợc yêu, những khát vọng bình thƣờng phải giấu đi trong thời chiến. Hình tƣợng ngƣời lính đã đƣợc soi chiếu trong nhiều chiều không gian, nhiều mối quan hệ để thấy đƣợc sự phức tạp, bí ẩn, khúc mắc, mâu thuẫn, sự thay đổi trong việc thể hiện hình tƣợng tiêu biểu ấy đã cho thấy những thay đổi trong quan niệm con ngƣời của văn học thời kỳ đổi mới.

Trong giới hạn luận văn, ngƣời viết khảo sát sự thay đổi quan niệm về con ngƣời trong tiểu thuyết giai đoạn đầu đổi mới. Có thể xác định đầu đổi mới là giai đoạn bắt đầu từ năm 1986 đến những năm đầu 90 (1991, 1992). Đây là giai đoạn xuất hiện các tiểu thuyết có sự đổi mới mang tính chất tiền đề, vừa tiêu biểu, mới mẻ, vừa cịn đang ở thời kỳ tìm tịi, khảo sát.

Sự đổi mới và sáng tạo của nhà văn trong “quan niệm về con ngƣời” cho thấy sự đổi mới và sáng tạo là quy luật tất yếu của văn học và là cội nguồn phát triển của

văn học. Văn học khơng thể có thành tựu nếu khơng giải mã đƣợc những bí ẩn phức tạp về con ngƣời và cuộc sống.

2.1.2. Thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại có sức chứa rộng lớn và khơng có giới hạn so với các thể loại khác của văn học nhƣ thơ, truyện ngắn,… Tiểu thuyết gần với hiện thực nhất và tái hiện cuộc sống một cách chân thành và đầy đủ nhất.

Con ngƣời đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết cũng khác với con ngƣời đƣợc thể hiện trong các thể loại văn học khác. Với thơ, ta thấy con ngƣời hiện lên là bức tranh của tâm hồn, cảm xúc; với kịch, con ngƣời hiện lên xoay quanh những xung đột, những mâu thuẫn đƣợc đẩy lên cao trảo; với truyện ngắn, con ngƣời hiện lên là một lát cắt, là sự phản ánh tính cách, bản chất trong một hồn cảnh, một giây phút điển hình, ở đó con ngƣời bộc lộ những đặc điểm sáng rõ nhất, tiêu biểu nhất. Còn với tiểu thuyết, con ngƣời hiện lên một cách hoàn chỉnh và đầy đủ, con ngƣời đƣợc sống trong một khoảng không gian rộng lớn và phong phú, đƣợc trải qua một khoảng thời gian thử thách có khi dài đến cả trăm năm, có khi đi từ kiếp này tới kiếp khác, con ngƣời đƣợc soi chiếu trong mọi mối quan hệ, cả những mối quan hệ tâm linh. Với tiểu thuyết, khơng có một bến bờ, một dung lƣợng cụ thể nào cho việc thể hiện con ngƣời mà tùy thuộc vào khả năng, ý đồ của tác giả.

Trƣớc năm 1975, với sứ mệnh lịch sử trên vai, những quan điểm về tiểu thuyết ở nƣớc ta vẫn còn bị giới hạn trong qian điểm chính trị. Trong hồn cảnh đất nƣớc ta lúc bấy giờ, Nguyễn Đình Thi cho rằng “Tiểu thuyết ngày nay khơng những là

một cơng cụ đắc lực để tìm hiểu và miêu tả sự thật của đời sống con người, mà nó cịn phải chiến đấu để làm thay đổi được xã hội, góp phần tạo ra một cách sống mới, một tâm hồn mới cho con người” [42, tr. 267]. Cùng với quan niệm về

sứ mệnh của văn chƣơng nói chung, trƣớc năm 1975, sứ mệnh của tiểu thuyết cũng là sứ mệnh đánh giặc, cứu nƣớc, đó cũng là lẽ tất yếu của lịch sử. Nhiều

nhà văn cho rằng nền văn học kháng chiến là nền văn học mà chỉ có “chủ ngữ” thay đổi, còn “vị ngữ” giữ nguyên, nghĩa là mọi hành động, mọi biến cố đều là của cộng đồng, của dân tộc. Các nhà văn coi trọng việc phản ánh sự kiện lịch sử của tiểu thuyết “người viết tiểu thuyết ngày nay không thể né tránh các sự kiện

lớn, trái lại những sự kiện đó là cái nguồn dồi dào và đầy hứng thú để viết” [42,

tr. 293]. Chính vì lẽ đó mà hình tƣợng ngƣời lính nói riêng và sự thể hiện quan niệm con ngƣời nói chung trong các tiểu thuyết giai đoạn này bị bó hẹp trong cái nhìn cộng đồng, xã hội.

Đến thời kỳ đổi mới, văn học đã có những bƣớc chuyển mình rõ rệt trong quan niệm về sứ mệnh văn chƣơng, các quan điểm về tiểu thuyết cũng thay đổi, trở nên phong phú và đa chiều hơn. Nhà văn khơng cịn chỉ coi tiểu thuyết là “ngƣời thƣ ký” của lịch sử hay là “ngọn cờ tƣ tƣởng” nữa mà phải tái hiện đƣợc những hiện thực của cuộc đời, phải nhìn cuộc đời nhiều chiều hơn, nhiều màu sắc hơn để thấy nó phức tạp, bí ẩn, rắc rối,… Quan niệm về con ngƣời thể hiện qua tiểu thuyết cũng đƣợc “cởi trói” khỏi những ràng buộc, giới hạn trong tƣ tƣởng, nhà văn tự do khắc họa nhân vật theo ý mình, vƣợt qua khỏi những ranh giới nghệ thuật trƣớc đây.

Trong giới hạn luận văn này, ngƣời viết đề cập tới thể loại tiểu thuyết vì đây là thể loại dài hơi nhất và có những biến đổi rõ rệt nhất qua các giai đoạn văn học. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết, tuy chỉ tập trung vào hình tƣợng ngƣời lính cũng là một thế giới phong phú và đơng đúc, mn hình mn vẻ, là sự tập hợp của bao số phận, bao cảnh đời, bộc lộ đƣợc những nét đặc trƣng nổi bật hơn các thể loại văn học khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)