Đổi mới quan niệm về hiện thực và con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 31)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới và sự thay đổi quan niệm về

1.2.3.2. Đổi mới quan niệm về hiện thực và con người

Cùng với sự đổi mới trong quan niệm về sứ mệnh của văn chƣơng và nhà văn, bƣớc đổi mới lớn lao và quan trọng nhất của văn học từ năm 1986 trở đi là đổi mới quan niệm về hiện thực và con ngƣời. Sự đổi mới này đã manh nha từ ngay những năm mới hịa bình và xuất hiện trong các tiểu thuyết đầu thập kỷ 80, tuy nhiên vẫn còn chƣa mạnh dạn và rõ rệt. Đến năm 1986, sau các cuộc bàn luận, gặp mặt, sau lời kêu gọi của Nguyễn Minh Châu, quá trình đổi mới diễn ra sục sôi và nhanh chóng. Văn học xuất hiện nhiều khuynh hƣớng mới, trong đó khuynh hƣớng đã xuất hiện từ giai đoạn trƣớc 1986 và trở nên quyết liệt từ sau 1986 là khuynh hƣớng nhận thức lại hiện thực. Với khuynh hƣớng này, các tác phẩm viết về chiến tranh cũng nhƣ viết về những năm tháng sau chiến tranh đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật và bứt phá. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu đã khơi dòng cho khuynh hƣớng này và gây ra nhiều cuộc tranh cãi vào giai đoạn đầu đổi mới. Cái nhìn khác biệt, nhiều chiều về cuộc chiến dân tộc trở thành đề tài tâm đắc của nhiều nhà văn. Chiến tranh khơng chỉ cịn chiến thắng và niềm vui mà còn đƣợc khắc họa với những bi kịch, mất mát, đau thƣơng. Con ngƣời bƣớc ra khỏi chiến tranh khơng chỉ có đồn tụ và hạnh phúc mà cịn mang trên mình những nỗi đau, những di họa khơng thể phai nhòa.

Bên cạnh sự đổi mới trong việc khắc họa hiện thực là sự đổi mới tất yếu trong quan niệm về con ngƣời. Nhƣ đã nói tới, trong văn học giai đoạn trƣớc 1975, con ngƣời mang trên vai sứ mệnh lịch sử của dân tộc nên cần đƣợc khắc họa trong cái nhìn của cộng đồng, của đất nƣớc, trong vị thế mang những nét đẹp chung của cả một dân tộc. Nhƣng sau chiến tranh, nhất là bắt đầu từ năm 1986, khi hiện thực của cuộc chiến cần đƣợc nhìn lại khơng chỉ cịn tồn niềm vui và hào hứng nhƣ trƣớc, các nhà văn cũng đi sâu vào khai thác con ngƣời ở những sắc thái đa chiều, đa cảm xúc. Con ngƣời xuất hiện trong văn học với vị thế của một cá thể phức tạp, đa diện. Khơng cịn bị bó hẹp ở cái nhìn giai cấp, dân tộc, con ngƣời cịn đƣợc soi chiếu ở cái nhìn tự nhiên, cái nhìn nhân bản, cái nhìn tâm linh,…

Cùng với đề tài vẫn chiếm vị trí quan trọng trong giai đoạn này là viết về chiến tranh, viết về những năm tháng sau cuộc chiến, sự thay đổi trong quan niệm và cách khắc họa con ngƣời thể hiện rõ rệt trong sự thay đổi cách khắc họa một hình tƣợng tiêu biểu và xuyên suốt nhiều thời kỳ: hình tƣợng ngƣời lính. Hình tƣợng con ngƣời đậm chất sử thi lãng mạn, hào hùng trƣớc 1975 nhƣờng chỗ cho hình tƣợng những con ngƣời cầm súng cụ thể khơng tồn diện, nhiều khiếm khuyết.

Ngƣời anh hùng bƣớc ra khỏi chiến tranh xuất hiện trong văn học giai đoạn này cũng chịu những mất mát, đau thƣơng, những di chứng đôi khi là nặng nề hơn bất cứ ai từ cuộc chiến. Những ngƣời anh hùng ấy cũng chịu sự ràng buộc của những khát khao và vị kỉ cá nhân, bên cạnh sự đấu tranh không ngừng nghỉ cho tự do dân tộc nhƣ một thời từng đƣợc ca ngợi trong văn học, ngƣời lính của văn học thời kỳ đổi mới nhiều bất trắc, nhiều hồi nghi và nhiều góc khuất phức tạp hơn. Đời sống của ngƣời lính hiện lên khơng chỉ có niềm vui mà cịn đầy chết chóc. Những cây bút bƣớc ra từ cuộc chiến đã tạo nên một giai đoạn văn học đổi mới đầy sôi nổi và mãnh liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)