5. Cấu trúc luận văn
1.3. Sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu giai đoạn đổi mới trong đề tà
1.3.1. Con người và sự nghiệp
Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh, Chu Lai là những nhà văn khốc áo lính, những ngƣời trực tiếp cầm súng đã bƣớc ra khỏi chiến tranh để cầm bút. Tiểu thuyết của ba nhà văn này đã tái hiện những thực tế chiến trận ngay ở chiến hào bằng chính kinh nghiệm bản thân.
Chu Lai, tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946 tại xã Hƣng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên. Ông hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1980.
Trong chiến tranh, Chu Lai công tác ở trong đồn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động tại vùng Sài Gịn. Sau 1973, ơng về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trƣờng Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông làm biên tập và bắt đầu sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.
Qng đời hơn mƣời năm là lính đặc cơng, trực tiếp tham gia mặt trận khói lửa và khắc nghiệt nhất trong chiến tranh đã giúp Chu Lai viết về chiến tranh, viết về ngƣời lính bằng những trang văn sống động, đầy ám ảnh. Ơng có một gia tài sáng tác đồ sộ bao gồm những tiểu thuyết, truyện ngắn gây tiếng vang lớn nhƣ:
thổi từ biển (1984), Vòng tròn bội bạc (1987), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố nhà binh (1992), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001), Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006),… và
nhiều tác phẩm kịch bản sân khấu và kịch bản phim khác. Ông đƣợc trao tặng giải thƣởng Giải thƣởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lƣợng vũ trang (Hội Nhà văn) cho tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993); Giải thƣởng Văn học Bộ quốc phòng 1994; Giải thƣởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố 1993 và Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật 2007.
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phƣơng Bảo, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai của Giáo sƣ Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trƣởng Viện Ngơn ngữ học. Ơng vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sƣ đoàn 10 và giải ngũ từ năm 1975. Từ 1976-1981 Bảo Ninh học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trƣờng viết văn Nguyễn Du và làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997.
Bảo Ninh viết về chiến tranh, viết về ngƣời lính nhƣ một cách để tri ân, để trả nợ với đời. Chiến tranh trong những sáng tác của Bảo Ninh mang một nỗi buồn thẳm sâu, mênh mang và đau đáu đến vô tận. Năm 1987, truyện ngắn Trại bảy
chú lùn đƣợc xuất bản. Bảo Ninh gây tiếng vang lớn trên diễn đàn văn học với
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh năm 1987, đến năm 1990 đƣợc Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành với cái tên Thân phận tình yêu, năm 1991, tác phẩm đƣợc tái bản với tên gọi Nỗi buồn chiến tranh. Đây là tác phẩm đƣợc nhận giải thƣởng của Hội nhà văn. Bảo Ninh còn viết khá nhiều truyện ngắn có đề tài chiến tranh nhƣ Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Q Sửu, Bí ẩn của làn nước,
Ngơi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, La- mác- xâye,… Trong số đó, Khắc dấu mạn thuyền đã đƣợc dựng thành phim.
Trong số ba tác giả, Nguyễn Trí Hn là nhà văn có số lƣợng tác phẩm sáng tác và phát hành ít hơn cả. Nguyễn Trí Huân sinh ngày 20 tháng 9 năm 1947. Quê quán Hạ Mỗ, Đan Phƣợng, Hà Tây. Ơng về cơng tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 1978 và đƣợc bổ nhiệm làm Tổng Biên tập tạp chí từ năm 1993. Ơng đƣợc biệt phái sang báo Văn nghệ làm Tổng biên tập từ năm 2006 cho tới nay. Nguyễn Trí Huân là một trong số ít các nhà văn đƣợc chuẩn bị kỹ càng cả về sức khỏe, kiến thức nghề nghiệp, kiến thức chiến đấu để vào chiến trƣờng. Ơng khốc áo lính từ năm 1970, vào khu V, trực tiếp tham gia chiến đấu cùng Sƣ đoàn Ba, một sƣ đoàn anh hùng, nổi tiếng của Quân Khu V. Hoài Châu là địa bàn thân thuộc của Sƣ đoàn và cũng là địa bàn thân thuộc của nhà văn Nguyễn Trí Huân, đây cũng là vùng đất là cảm hứng cho những sáng tác nổi bật của Nguyễn Trí Huân. Nguyễn Trí Huân gây tiếng vang sau năm 1975 với tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế (1979) – một tác phẩm mang khuynh
hƣớng sử thi đã dự báo đƣợc “những cuộc chiến tranh sắp xảy ra trong tương
lai” và “hiện tượng tiêu cực đang lan rộng ở miền Bắc” [18, tr. 3]. Năm 1987,
tiểu thuyết Chim én bay ra đời, tạo nên một làn sóng dƣ luận sơi nổi, tập trung sự chú ý của giới nghiên cứu và phê bình. Đa số các ý kiến đều cho rằng Chim
én bay đã đặt ra đƣợc cách nhìn nhận mới về cuộc chiến tranh vừa qua, đó là
“những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa
như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [53, tr. 3]. Nhà văn Nguyễn
Trí Huân đƣợc trao tặng giải thƣởng Văn học Bộ quốc phòng 1985 – 1989 và giải thƣởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 cho tác phẩm Chim én bay. Đồng thời, ông cũng đoạt giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2007. Bên cạnh đó, ơng cịn sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị thuộc các thể loại truyện ngắn, kí sự nhƣ Mặt cát (1977), Cao nguyên xa xôi (1964),…