Con người mang vẻ đẹp bình dị, đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 76)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính

2.2.2.2. Con người mang vẻ đẹp bình dị, đời thường

Hình tƣợng ngƣời lính trong văn học đổi mới là sự tổng hịa giữa những giá trị thẩm mỹ tiêu cực và tích cực. Sự phức tạp, mâu thuẫn, khơng hồn hảo thống nhất với những nét cao cả, anh hùng, những nét đẹp muôn thuở của ngƣời lính. Cái cao cả, anh hùng, cái đẹp của hình tƣợng ngƣời lính ở giai đoạn văn học đổi mới khác biệt với cái cao cả, anh hùng, cái đẹp của văn học trƣớc đổi mới ở chỗ: đó là vẻ đẹp bình dị, đời thƣờng, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Nếu văn học cách mạng xây dựng lên những tƣợng đài vĩnh cửu xa vời với thực tế, những nét đẹp chói ngời thì văn học đổi mới xây dựng những ngƣời anh hùng bƣớc ra từ cuộc đời, có những mong ƣớc, những yêu thƣơng, những vẻ đẹp “giản dị, dịu

hiền, có cái nhìn đời nhân hậu và rõ ràng, sẵn sàng chịu mọi tai họa của chiến tranh tuy nhiên không bao giờ là người chủ chiến…” [36, tr. 25] ở những ngƣời

lính. Cái nét đẹp bình dị và gần gũi ấy là nét đẹp ở những con ngƣời cầm súng hết sức bình thƣờng, là nét đẹp mà mỗi con ngƣời có một trái tim nóng ấm đều sở hữu, từng sẵn sàng hy sinh cho độc lập, tự do của tổ quốc, nét đẹp tâm hồn đó giúp ta có niềm tin hơn vào một cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng.

Ở những ngƣời lính của văn học đổi mới, dù sợ hãi chiến trận, dù sợ hãi cái chết, có những giây phút họ từng muốn rời bỏ tất cả để đƣợc trở về nhà nhƣng trong chính bản thân họ, mỗi ngƣời vẫn là một ngƣời lính anh hùng. Họ chiến đấu vì một ngày mai tƣơi sáng, vì một lý tƣởng có thể mờ mịt nhƣng đáng để hy vọng. Kiên (Nỗi buồn chiến tranh), Hai Hùng, Ba Sƣơng (Ăn mày dĩ vãng), Quy (Chim én bay) đều là những ngƣời lính kiên cƣờng, dũng cảm. Dù có những giây phút hoảng loạn vì cái chết nhƣng khi khẩu AR15 của tên thám báo nã dồn dập, Kiên chỉ “thong thả đi tới, vẻ khinh thị đầy uể oải” [36, tr. 24]. Chính cái thái độ vờn mặt tử thần ấy khiến địch xiêu lạc hồn phách mà chết dƣới tay anh. Còn Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) là một ngƣời đội trƣởng ln đứng đầu chịu mọi khó khăn, tổn thất, chịu sự cơng kích của kẻ thù – anh khơng bao giờ bỏ chạy tuy rằng đã có những giây phút điên rồ muốn bị thƣơng để đƣợc sống. Anh khinh thị

sự hèn nhát “Lần sau nếu bộ đội của tôi ngã xuống, ông ta hay bất cứ ai khác

như ông ta bỏ chạy nữa thì tơi sẽ bắn bỏ, kể cả lính của tơi” [28, tr. 38]. Anh đề

nghị đƣợc cử xuống những khu vực khó khăn nhất mà lãnh đạo khơng thể tìm ra ai đủ khả năng và tự nguyện nhận nhiệm vụ. Và cả những ngƣời lính nhƣ Viên sẵn sàng đi trƣớc thăm dò đƣờng (Ăn mày dĩ vãng), tiểu đồn trƣởng tự sát để khơng rơi vào tay quân giặc, miệng vẫn gào to: “Thà chết không hàng… Anh em,

thà chết…!” [36, tr. 11] là những ngƣời lính bất khuất, anh hùng. Khi bị quân

giặc bắt và tra tấn dã man, lần đầu ở gian phòng nhà hội đồng, lúc ấy Quy (Chim én bay) vừa mƣời bốn tuổi. Chị sợ sẽ khai ra hết, sẽ phản bội anh Cƣờng, chị sợ đến mức ịa khóc. Ấy vậy mà chỉ ít phút sau, chị đã nói một cách cứng cỏi: “Chúng mày giết tao thì giết đi. Tao khơng biết gì hết” [22, tr. 67]. Hình ảnh của Quy phảng phất nét kiên cƣờng của chị Sứ khi bị thằng Xăm treo lên cây dừa, bị đánh đập và dụ hàng, phảng phất nét bất khuất của Võ Thị Sáu khi yêu cầu không cần bịt mắt vào giờ phút quân thù tử hình chị. Rồi nhà lao Quy Nhơn hiện ra đầy ám ảnh với những đòn tra tấn dã man, tàn độc, bị dìm vào bể nƣớc chị vẫn chỉ một câu nói: “Mày giết tao thì giết đi!” [22, tr. 188], bị nhốt trong dãy chuồng cọp ở Côn Đảo – địa ngục trần gian của những ngƣời chiến sĩ, chị cất tiếng ca lanh lảnh: “Ở quê tơi có người em gái, tuổi trăng trịn…” [22, tr. 188]. Nét đẹp của những ngƣời lính cịn nằm ở chính trái tim nhân hậu, trái tim biết yêu thƣơng, quan tâm, trái tim thấu hiểu và trái tim dám hy sinh để đồng đội đƣợc sống. Sự tinh tế, nhẹ nhàng và đầy cảm thông ấy kết tinh trong nhân vật Ba Sƣơng – nữ y tá của rừng già. Ngƣời con gái ấy trƣớc khi chạy trốn quá khứ vốn có một tấm lịng dịu dàng, nữ tính, ở cơ dƣờng nhƣ có hình ảnh của cả mẹ, cả chị, cả ngƣời em gái nhỏ trƣớc khi là một ngƣời con gái để yêu. Lần đầu tiên gặp Hai Hùng là khi Ba Sƣơng đến viếng mộ Viên bởi cô thƣơng cậu trai trẻ nằm lại vùng đất xa quê hƣơng, xa gia đình. Hai Hùng đã nhìn thấy cái ánh mắt “tĩnh

lặng mênh mông rất cần thiết cho những tâm hồn dị tật, sưng tấy vì đâm chém có một phút nghỉ ngơi, buông thả khi soi vào.” [28, tr. 42]. Ba Sƣơng có một tâm

hồn nhạy cảm và yếu đuối trƣớc mọi mất mát, và cơ có cái cảm giác hoảng loạn không phải trƣớc cái chết của bản thân mà là trƣớc sự tổn thƣơng của ngƣời khác, trƣớc những cảnh binh lính bị thƣơng, cơ đều bật khóc, trƣớc cái dự đốn Hai Hùng có thể chết nếu u cơ, cô chấp nhận xa lánh để làm anh ghét bỏ. Cô rất tinh tế khi nhận ra tâm sự thầm kín trong những ngƣời lính có vẻ đã q quen thuộc với khó khăn và trận mạc. Sự tinh tế, cảm thông với tâm sự, ƣớc muốn của đồng đội ấy ta cũng gặp ở Hai Hùng khi anh ý nhị tránh đi cái đêm Hai Hợi và Tám Tính tìm đến với nhau, khi anh qt Tuấn đừng để ý đến hai đầu võng rung lên một cách cuồng loạn của Khiển, anh hiểu ngƣời chiến sĩ dày dạn trận mạc ấy luôn đau đáu trong lịng nỗi niềm về ngƣời vợ miền biển phong tình. Và cả Kiên, sự im lặng thơng đồng khi biết các đồng đội của mình tìm đến với ba cơ gái ở khu trại tăng gia là một sự im lặng ấm áp. Anh biết mối tình ấy vụng trộm và tội lỗi, anh biết rằng mình có trách nhiệm “ngăn chặn hiện tương vô kỷ luật quá

quẩn này, cần phải, như người ta thường nói, uốn nắn, chấn chỉnh, lập lại nề nếp khuôn khổ, đạo đức, tác phong, cần phải thẳng tay kéo đội viên của mình thốt khỏi tình trạng mê mẩn chẳng khác nào bị chài ếm…” [36, tr. 38] nhƣng

trái tim đã không cho phép anh làm nhƣ vậy. Trái tim của một ngƣời lính mách bảo anh im lặng vì “đồng đội trẻ tuổi của anh phải thoát, phải vượt ra khỏi sự

ràng buộc và câu thúc của thói thường mà hưởng lấy những giọt cuối cùng cịn sót lại của tình người. Để đến ngày mai thì chẳng cịn gì.” [36, tr. 40].

Những ngƣời lính sẵn sàng hy sinh để đồng đội đƣợc sống, cả khi họ sợ cái chết, có lẽ khi ngƣời ta vào sinh ra tử với nhau, nhƣ Hai Hùng nói “Họ là anh, anh là

họ, vậy thôi” [28, tr. 92]. Những ngƣời đồng đội ấy đã giữ lại mạng sống cho

Kiên, cho Hai Hùng bằng chính mạng sống của họ. Đó là Tâm vụt lên giữ chặt tên thám báo đang nổ súng để Kiên và Thịnh chạy, đó là cơ giao liên Hịa can đảm bắn vào con chó dẫn đƣờng, đánh lạc hƣớng và chịu cái chết trong sự tra tấn nhục nhã để Kiên thoát. Trong thời đại ấy, Kiên đã ngậm ngùi nghĩ “Có lẽ, đức

256]. Trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), khi Hai Hùng cùng đồng đội đi thăm dò để đánh phá khu Phú Thuận, đã có một câu chuyện khiến ngƣời nghe nghẹn lịng. Ốm đau, đói khát và mệt mỏi, giữa những vịng thép gai, ngƣời lính bị đầu đã bật ho một tiếng. Thật tội nghiệp làm sao một tiếng ho, cái tiếng khơng ai có thể kìm nén đƣợc và cũng khơng thể dự đốn trƣớc đƣợc khi ngƣời chiến sĩ ốm o, bệnh tật. Vậy mà, khi đƣợc lơi ra ngồi hàng rào, ngƣời lính ấy đã chết. Khơng phải chết vì bệnh , vì bom đạn hay vì bất cứ một lý do khách quan nào khác, mà là chết vì tự sát. “Ở giây phút cuối cùng, cậu ta đã âm thầm tự nhét

đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình đến tắc thở để cho tiếng ho thứ hai khỏi phụt ra kéo theo cái chết của bạn bè!” [28, tr. 186-187]. Cái chết tức tƣởi nhƣng anh

hùng. Chính Hai Hùng cũng đƣợc Ba Sƣơng cứu thoát vào cái ngày đau khổ nhất cuộc đời anh. Đáng lẽ anh đã chạy vụt ra để cứu cơ, đáng nhẽ anh đã có thể cùng sống hay cùng chết với cô, nhƣng vào giây phút cuối cùng, cái ánh mắt van lơn của cô đã thay đổi tất cả. Nằm giữa sự đánh đập tàn nhẫn của quân thù, cơ vẫn hƣớng cái nhìn đƣợm vẻ đau buồn về phía anh: “Anh khơng được ra, khơng có

quyền ra, nếu thật lòng thương em, anh hãy chạy đi, hãy trả thù cho em!” [28, tr.

230].

Cái tình ngƣời nồng đậm của ngƣời lính ấy cịn nằm trong cái nhìn đầy nhân văn với những ngƣời ở bên kia chiến tuyến. Trong văn học trƣớc đổi mới, hệ thống nhân vật đƣợc chia ra hai nửa: chính diện – phản diện, ngƣời chiến sĩ nhìn kẻ thù nhƣ một tập hợp những gì xấu xa nhất, tàn độc nhất, bản thân nhƣ thằng Xăm trong Hịn Đất thì cịn ác hơn cả một con vật. Nhƣng đến văn học đổi mới, đã xuất hiện những cái nhìn đầy cảm thơng và trắc ẩn. Ngƣời lính coi họ cũng là con ngƣời, có những giây phút thấu hiểu nỗi đau của họ, có những giây phút chùn bƣớc trƣớc họng súng hƣớng vào qn thù. Hình ảnh ngƣời lính hiện lên khơng cịn là một anh hùng chỉ biết cầm súng, ngƣời lính đặt mình vào chính hồn cảnh của qn địch và cũng xót thƣơng. Nếu Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) không thả Tƣờng đi vì nghĩ anh ta chỉ là một ngƣời vơ tội bị bắt lầm trên đƣờng

về thăm nhà thì Ba Sƣơng đã khơng đƣợc cứu thoát. Cái lý do đang trên đƣờng về thăm nhà đã khơi dậy sự đồng cảm trong anh và lòng tin mơ hồ vào sự thiện lƣơng trong ánh mắt kẻ bị cho là nguy hiểm ấy là phần ấm áp tình ngƣời. Câu chuyện về cái chết của tên ngụy ám ảnh ngƣời chiến sĩ trong Nỗi buồn chiến tranh cũng là một ví dụ cho lịng đồng cảm giữa những ngƣời lính, bất kể họ ở chiến tuyến nào. Phán – ngƣời trinh sát quê ở Hải Phòng đã kể về tên ngụy rơi xuống cùng một hố bom đè lên anh. Tên ngụy bị những vết thƣơng khủng khiếp và Phán đã lao lên khỏi hố đi tìm băng cứu thƣơng nhƣ để chạy chữa cho chính những đồng đội của mình. Chẳng cịn kẻ địch và ta, chẳng còn quân thù, chỉ còn lại một ngƣời lính đang chịu sự đau đớn thể xác. Thế rồi mƣa ngập trời khiến Phán khơng thể tìm lại cái hố bom có tên ngụy, anh đã “đau đớn cuồng thắt” [36. tr. 114] và lặn lội suốt đêm để tìm kiếm. Cái chết của ngƣời lính ngụy trong cái huyệt nƣớc đầy phè đã ám ảnh Phán suốt bao năm, đã dày vò anh trong mặc cảm tội lỗi: “Tôi nhớ tới con người ấy, nhớ tới sự ngu ngốc bạo tàn của tôi. Thà

rằng tôi giết phứt ngay anh ta. Đằng này… là người thì khơng ai đáng phải chịu một nhục hình như tơi đã bắt anh ta phải chịu.” [36, tr. 114]. Vì, nhƣ một ngƣời

lính đã nói: “Nói chung, họ cũng là người.” [36, tr. 128]

Trái tim nhân hậu ấy còn đập mãi trong những day dứt của Quy (Chim én bay) về gia đình của những kẻ chị đã giết trong chiến tranh. Ở cái tuổi chƣa thành thiếu nữ, chứng kiến cái chết thảm thƣơng của những ngƣời thân trong gia đình, tham gia vào đội “Chim Én” để trả thù, vậy mà khi lần đầu tiên có thể bắn giám Tuân, chị đã sững sờ vì hắn đang bồng một đứa trẻ. Chị căm thù giám Tuân, trong cả giấc mơ chị cũng muốn hắn phải trả giá nhƣng lịng thƣơng xót một đứa trẻ khơng có tội đã ngăn bƣớc chị. “Nếu như lúc đó, chị cứ nhắm mắt nổ súng thì

có thể đã chấm dứt được bao nhiêu đau đớn trong cuộc đời của chị. Nhưng chị sẽ bị giày vị, sẽ khơng thể n ổn khi nghĩ tới thằng bé. Nó khơng hề có tội, tại sao chị lại nhằm bắn vào nó? Cái khoảnh khắc trớ trêu, khơng lường trước ấy đã dắt theo bao nỗi bất hạnh mà cho đến giờ chị vẫn phải chịu một cách cay

đắng.” [22, tr. 58]. Vậy là chị vĩnh viễn mất quyền làm mẹ, vĩnh viễn mất đi

hạnh phúc có một gia đình vì khơng nỡ làm tổn thƣơng một sinh linh tội nghiệp. Thiêm lắc đầu nhìn chị, Dũng khiển trách chị, anh Cƣờng nổi giận với chị nhƣng trái tim của chị khơng hối hận vì hành động chùn bƣớc ấy. Sau này, khi hịa bình đã lập lại, sống cơ độc thì sự thúc giục đi tìm lại gia đình những ngƣời chị đã giết, đi tìm lại và giúp đỡ họ khiến chị khơng n. Chị biết họ cần đƣợc sống, chị xót thƣơng cho tình cảnh của họ ở hiện tại. Chị tìm tới gia đình giám Tuân và nhìn thấy ánh mắt dự định sự trả thù của thằng bé: “Chị bỗng cảm thấy buồn bã,

giống như người đã phải đi qua một con đường lầy lội, và đã cố gắng quên quãng đường ấy đi, nhưng có kẻ vẫn buộc chịu phải đi trở lại con đường ấy.”

[22, tr. 127]. Chị thấy mình phải có trách nhiệm cứu vớt gia đình những kẻ từng gây tội trong quá khứ, một sự cứu vớt hoàn toàn xuất phát từ lịng cảm thơng. Chị nhận ra cuộc đời sau chiến tranh thật nghiệt ngã bởi con ngƣời ta không hiểu đƣợc cách tha thứ và quên đi: “Thật đáng buồn bởi con người, đôi khi chỉ để

thỏa mãn những nhu cầu bình thường cũng trở nên hết sức độc ác. Huống chi đây lại là một sự thù ghét. Người ta lập luận: Một khi người thân của tơi bị giết, thì khơng có lý gì những người thân của kẻ giết người có thể sống yên ổn. Phải chăng luật đời là như vậy và người ta đang sống như vậy. Họ không hiểu, nếu cái vịng luẩn quẩn này cứ quay mãi thì tội ác sẽ khơng bao giờ chấm dứt và sự công bằng mà con người từng khao khát sẽ chẳng bao giờ có cả.” [22, tr. 135].

Và chị tự nhận lấy nhiệm vụ chấm dứt cái vòng lẩn quẩn ấy trong cuộc đời. Nét đẹp của ngƣời lính cịn nằm trong chính những khao khát, những ƣớc mong hết sức bình dị, hết sức giản đơn của họ về hạnh phúc. Thế nhƣng những khao khát, những ƣớc mong ấy lại xa vời và lạc lõng trong chiến tranh. “Có lẽ bởi vì

bây giờ là thời buổi chiến tranh thời buổi ngược đời, cho nên những chuyện được coi như là lớn lao, những mối nguy to tát đều là sự thường nhật, cịn những gì nhỏ nhoi, cỏn con như niềm vui nỗi buồn hàng ngày của kiếp người thì lại rất trải lẽ và họa hoằn lắm, hãn hữu lắm mới có nổi” [36, tr. 40]. Khói hồng ma đã

giúp Kiên và đồng đội (Nỗi buồn chiến tranh) quên đi trong phút chốc mọi nơng nỗi đời lính, những ƣớc vọng của họ bộc lộ qua cơn say sƣa mê đắm kì dị. Với Kiên thì là giấc mơ về thời thơ ấu trong lành, với Cừ là ngày trở về đoàn tụ, với Vĩnh thì chỉ nhục dục, cịn Tạo “voi” lại hay mơ sự ăn uống. Mỗi ngƣời một giấc mơ, mỗi ngƣời một niềm khao khát. Nhƣng có lẽ niềm khao khát chung nhất, ƣớc mơ thầm kín nhất nhƣng cũng mn hình mn vẻ nhất của ngƣời lính là ƣớc mơ về tình u, là hy vọng có một hạnh phúc lứa đơi, một gia đình trọn vẹn – cái ƣớc mơ thẳm sâu và bình dị nhất của con ngƣời đã bị chiến tranh dẫm nát. Đó là tình u mà Kiên ln trân trọng và giữ gìn trong suốt mƣời năm xa cách với Phƣơng, trong những thổn thức giữa rừng già về “cái hình hài yêu dấu, mong

manh, mềm mại như cánh hồng ấy” [36, tr. 39], đó là mối tình đầy sự cảm thơng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)