5. Cấu trúc luận văn
3.3. Kết cấu đồng hiện và cốt truyện lồng
3.3.1. Kết cấu đồng hiện theo “hai trình tự thời gian”
Kết cấu đồng hiện theo “hai trình tự thời gian” là cách kết cấu khi đặt hai bình diện quá khứ - hiện tại bên cạnh nhau, tuy nhiên vẫn có sự tách biệt rõ rệt sự xuất hiện của hai bình diện này. Trong mỗi trình tự, tuy có thể xuất hiện đan xen giữa hiện tại và quá khứ, nhƣng diễn biến sự kiện trong mỗi trình tự vẫn diễn ra một cách mạch lạc theo không gian trong hiện tại hoặc quá khứ.
Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) đƣợc cấu thành gồm phần mở đầu và sáu
chƣơng, trong đó phần mở đầu và phần kết thúc là mạch truyện hiện tại còn năm chƣơng ở giữa thì kể xen kẽ giữa hiện thực và quá khứ. Tức là câu chuyện đƣợc phân tách rõ thành cốt của hai câu chuyện: câu chuyện quá khứ kể về quá trình Quy tham gia vào đội “Chim Én” và trả thù đƣợc tên giám Tuân; câu chuyện hiện tại kể về Quy sau hịa bình và việc chị đấu tranh để giành đƣợc sự công bằng trong cuộc sống cho ngƣời thân của những kẻ đã từng gây tội ác trong chiến tranh. Điểm độc đáo ở đây là mạch truyện hiện tại thƣờng xuyên bị ngắt quãng bởi mạch truyện quá khứ, mỗi chi tiết ở hiện tại thƣờng là cái cớ để gợi nhớ và kéo tới chi tiết của quá khứ nhƣ khi Quy đuổi theo ngƣời phụ nữ đến gần cái miếu cổ và nhận ra đó là vợ Hai Đích, ký ức về cái chết của Dũng và hai phát súng giết Hai Đích trở về trong suy nghĩ của chị - lúc này mạch truyện quá khứ bắt đầu. Ở phần đầu truyện, khi lần đầu tiên Quy tới nhà giám Tuân sau hịa bình, mạch truyện này cũng bị ngắt quãng đến ba lần bởi những hồi ức quá khứ về giám Tuân và đội “Chim Én”. Tiểu biểu nhất cho sự xen kẽ giữa quá khứ và hiện tại là giấc mơ của Quy trƣớc khi chị chết – lần lƣợt lần lƣợt từng trận đòn, từng sự tra tấn dã man trong nhà tù hiện lên trƣớc mắt chị: phòng giam hội đồng, nhà lao Quy Nhơn, nhà tù Côn Đảo,… Đồng hiện đã giúp ngƣời đọc “như thấy
lại những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [44]. Kết cấu thời gian
đồng hiện nhƣ vậy tô đậm sự ám ảnh của nhân vật về những đau thƣơng, mất mát, những ký ức kinh hoàng của chiến tranh.
Trong Ăn mày dĩ vãng, cốt truyện cũng phân ra hai mạch rõ rệt: câu chuyện quá khứ về những năm tháng chiến đấu của Hai Hùng và đồng đội bên bờ sơng Sài Gịn, trong đó có mối tình của Hai Hùng và Ba Sƣơng; câu chuyện hiện tại là hành trình Hai Hùng đi tìm sự thật về cái chết của Ba Sƣơng cũng nhƣ giúp thức tỉnh Ba Sƣơng. Hai câu chuyện này đều xoay quanh Hai Hùng và Ba Sƣơng, đều đƣợc kể lần lƣợt theo trình tự: 1, 3, 5, 7 là các chƣơng hoàn toàn theo mạch thời gian hiện tại; 2, 4, 6, 8 là các chƣơng hoàn toàn theo mạch thời gian quá khứ; còn lại là các chƣơng đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ăn mày dĩ vãng đƣợc kể theo lối tiểu thuyết trinh thám, có sự mở đầu, có cao trào và có kết thúc, trong đó kết thúc cũng chính là lúc tồn bộ vụ án về cái chết của Ba Sƣơng đƣợc làm rõ. Cách kết cấu theo lối đồng hiện nhƣ vậy gây cho ngƣời đọc cảm giác hứng thú, tị mị về bí mật của câu chuyện cũng nhƣ có thể đồng thời kể đƣợc nhiều câu chuyện khác nhau mà vẫn đảm bảo đƣợc tính logic. Đó là những câu chuyện nhỏ về cuộc đời của Hai Hợi, của Tám Tính, của Ba Thành, của Tƣờng,… trong mạch truyện lớn về cuộc đời của Hai Hùng và Ba Sƣơng.