Con người được tiếp cận một cách toàn diện trong mọi hoàn cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 42 - 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính

2.2.1. Con người được tiếp cận một cách toàn diện trong mọi hoàn cảnh

Trƣớc năm 1975, và ngay cả trong giai đoạn chuyển tiếp 1975 – 1985, hình tƣợng ngƣời lính – hình tƣợng con ngƣời tiêu biểu của thời đại phần lớn hầu nhƣ

vẫn chỉ đƣợc khắc họa trong mơi trƣờng cộng đồng, trong cái nhìn của nhân dân, của dân tộc. Nhà văn Nguyễn Minh Châu vào năm 1987 đã nhận xét giai đoạn này: “Cuộc chiến tranh giải phóng ác liệt đặt lên hàng đầu sự mất cịn của tồn

dân tộc. Số phận của toàn dân tộc lấn át hết mọi quan hệ khác. Trong văn học nghệ thuật điều ấy cũng in dấu rõ: cái chung, cái cộng đồng, cái toàn dân tộc là quan trọng nhất, cái riêng hầu như chưa được biết đến, nói đến. Chưa có quyền của cái riêng” [35, tr.2]. Con ngƣời trong văn học giai đoạn trƣớc đổi mới đặt

mối quan tâm về cuộc chiến lên hàng đầu, chính vì thế nên hình tƣợng tiêu biểu – hình tƣợng ngƣời lính cũng hầu nhƣ đƣợc đặt trong các mối quan hệ của cộng đồng - ở hậu phƣơng là tăng gia sản xuất, là đi vác gạo cho dân; ở tiền tuyến là sinh hoạt chi bộ, là chiến đấu với niềm vui chiến thắng. Bắt đầu tiểu thuyết Xung

kích của Nguyễn Đình Thi là cảnh nhộn nhịp của bộ đội, dân công đi tải gạo, là

cảnh triệu tập các chi ủy viên đến hội ý; bắt đầu Dấu chân người lính của

Nguyễn Minh Châu là cảnh hành quân giữa cánh rừng già đang lim dim ngủ,... Ngƣời lính giai đoạn này đƣợc soi chiếu tính cách và tâm hồn trong hồn cảnh chiến đấu và luôn mang sự tự hào, niềm phấn khởi nhƣ ngƣời chiến sĩ lái máy bay trong Vùng trời (Hữu Mai): “Anh khơng cảm thấy cơ đơn vì trên đầu anh là

cả một vì sao và dưới cánh anh là những trời sao của đất nước” [34, tr. 49].

Ngay cả bức thƣ gửi cho ngƣời chồng ở tiền tuyền, ngƣời vợ vẫn nhắc tới công việc tiếp sức ở hậu phƣơng nhƣ một động lực chính: “ở nhà mọi người đều bình

n và đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiền tuyến chống Mĩ cứu nước”

[8, tr. 346]. Chính ủy Kinh (Dấu chân người lính – Nguyễn Minh Châu) thì

đƣợc khắc họa chủ yếu trong cuộc sống chiến đấu và nếu khơng chiến đấu thì cũng là trong vai trò ngƣời giám sát chiến sĩ ở hậu phƣơng “Người đó cười với

anh bằng con mắt chế giễu, và liền bỏ đi sau khi nói: “Lần sau đồng chí nhớ

đừng để cho bò gặm lúa của dân, nhớ nhé!”. Về sau Kh mới biết người nơng dân đó chính là chính ủy của trung đồn mình.” [8, tr. 8].

Đặt hình tƣợng ngƣời lính trong hồn cảnh chiến đấu, trong những giây phút đối mặt với quân thù làm nổi bật nét đẹp anh hùng, tinh thần bất khuất vì tổ quốc của con ngƣời giai đoạn văn học kháng chiến. Mơi trƣờng tập thể là mơi trƣờng lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)