Thời gian tuyến tính và xáo trộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 92 - 94)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật

3.2.2. Thời gian tuyến tính và xáo trộn

Thời gian tuyến tính là dịng thời gian tn thủ theo quy tắc trình tự trƣớc – sau của một sự kiện, một biến cố. Đây là cách miêu tả thời gian trong truyện kể truyền thống, kể câu chuyện từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong văn học trƣớc đổi mới, hình tƣợng ngƣời lính hầu nhƣ đƣợc đặt vào trong dịng chảy của thời gian tuyến tính, tác phẩm chủ yếu thể hiện theo trình tự lịch sử, theo mốc thời gian các sự kiện nhƣ một nhà ghi chép sử học. “cảm giác thời gian luôn gắn

với sự kiện, biến cố... nên dù tác giả có sử dụng kĩ thuật đảo thời gian trần thuật thì người đọc vẫn có cảm giác câu chuyện được kể gần với lối tiểu thuyết chương hồi truyền thống” [23, tr. 174]. Ví dụ nhƣ trong Dấu chân người lính,

câu chuyện đƣợc kể theo trình tự của chiến dịch Khe Sanh: Hành quân, chiến dịch bao vây, đất giải phóng; trong Mẫn và tơi, tuy có vài đoạn hồi tƣởng lại thời kỳ Thiêm chƣa vào bộ đội, nhƣng thực chất toàn bộ câu chuyện vẫn đƣợc kể

theo thời gian tuyến tính, sự hình thành và phát triển tình u của Thiêm và Mẫn cùng song hành với sự phát triển lớn mạnh của đội du kích Tam Sa.

Đến văn học đổi mới, lối kể theo trình tự thời gian tuyến tính đã mất đi vai trị chủ đạo của nó, trở thành một lối kể tạm thời cho các chi tiết, các biến cố trong tồn bộ câu chuyện. Ví dụ nhƣ thời gian tuyến tính đƣợc sử dụng khi Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) kể những đoạn xử bọn thám báo, kể về cơ giao liên Hịa, kể về cuộc ăn mừng ở sân bay sau chiến tranh, kể về cuộc nói chuyện với Can,…, lối thời gian tuyến tính cũng đƣợc áp dụng trong từng chƣơng riêng lẻ của Ăn mày

dĩ vãng và Chim én bay khi nhân vật kể lại một khoảng thời gian trong cuộc đời

mình. Thời gian tuyến tính ở đây chỉ đóng vai trị nhƣ một trình tự sắp xếp thời gian trong câu chuyện nhỏ, sự kiện nhỏ cịn nói chung, với văn học đổi mới, trình tự thời gian luôn bị xáo trộn, ngƣng đọng hồn tồn khơng theo một quy luật logic khách quan nào.

Sự xáo trộn của thời gian trong văn học đổi mới thể hiện ở sự trộn lẫn, quay ngƣợc giữa quá khứ và hiện tại, giữa các sự kiện, biến cố cũng bị trộn lẫn với nhau. Một sự kiện có thể đƣợc bắt đầu mà không cần kể kết thúc ngay, và kết quả của sự kiện này có thể đƣợc kể trƣớc khi nguyên do của nó xuất hiện. Một sự kiện cũng có khi chỉ đƣợc nhắc tới thoáng qua nhƣng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tồn bộ tác phẩm nhƣ muốn khắc sâu nó vào tâm trí ngƣời đọc, đơi khi lại bị kéo dài ra nhƣ một khoảnh khắc vĩnh cửu không thể biến mất nhƣ khoảnh khắc Ba Sƣơng (Ăn mày dĩ vãng) nhìn vào mắt Hai Hùng để nói lời vĩnh biệt. Sự cấu thành của thời gian này phụ thuộc vào sự biến đổi tâm lý, chảy trơi theo dịng ý thức của nhân vật, tạo nên kiểu kết cấu đặc biệt cho phần lớn các tiểu thuyết của văn học đổi mới – kết cấu đồng hiện mà ngƣời viết luận văn sẽ phân tích sâu hơn trong phần tiếp theo về kết cấu và cốt truyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)