Kết cấu đồng hiện theo dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 97 - 100)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Kết cấu đồng hiện và cốt truyện lồng

3.3.2. Kết cấu đồng hiện theo dòng ý thức

Dòng ý thức là một thủ pháp sáng tạo của văn học đầu thế kỷ XX tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những xúc cảm, những liên tƣởng ở con ngƣời. Thuật ngữ “dòng ý thức” đƣợc đặt ra bởi nhà tâm lý học ngƣời Mỹ W.James. Ông cho rằng: “ý thức là một dịng chảy, một con sơng, ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên

tưởng bất chợt luôn luôn lấn át nhau và đan bện vào nhau” [2, tr. 122]. Thủ

pháp dịng ý thức là một hình thức thể hiện rõ ràng, cực đoan của độc thoại nội tâm.

Khái niệm “độc thoại nội tâm” đƣợc hiểu là phát ngơn của nhân vật nói với chính bản thân mình, phản ánh trực tiếp những diễn biến tâm lý bên trong nhân

vật. Trong văn học, “độc thoại nội tâm” đƣợc coi nhƣ là một thủ pháp nghệ thuật phổ biến, xuất hiện từ rất sớm ngay từ trong các tác phẩm thời kỳ Hy Lạp. Trong nghệ thuật cổ đại, độc thoại nội tâm diễn ra ở hình thức nhân vật tự nói chuyện với mình hoặc nói hƣớng về nơi nào đó xa xăm, khi nhân vật cịn lại một mình. Cịn trong văn học hiện đại, độc thoại nội tâm chủ yếu diễn ra dƣới hình thức nhân vật khơng nói ra miệng mà chỉ độc thoại trong suy nghĩ, trong tâm tƣởng. Nhân vật sẽ đƣợc soi chiếu ở một chiều sâu hơn, cô đặc hơn. Thủ pháp này khiến nhân vật hiện lên rõ nét khơng phải bằng ngoại hình hay hành động mà bằng suy nghĩ. Dòng ý thức là biểu hiện khi độc thoại nội tâm đƣợc phổ quát hóa trong tồn bộ tác phẩm, các sự việc sẽ hiện lên và đƣợc đánh giá qua những dòng độc thoại chảy trơi khơng dứt, hình thành một thế giới tâm tƣởng luôn xáo trộn, ngắt quãng, biến động.

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) có thể đƣợc coi là một trong những tiểu thuyết

tiêu biểu nhất của văn học đổi mới có kết cấu đồng hiện theo dịng ý thức xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Các sự kiện trong Nỗi buồn chiến tranh không đƣợc sắp xếp, liên kết với nhau bởi ngày, tháng hay một thứ tự, một quy tắc nhất định nào cả mà bởi dòng ý thức (suy nghĩ, tâm tƣởng) không dứt của nhân vật Kiên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét: “Phải đến Nỗi buồn chiến tranh thì

kĩ thuật dịng ý thức mới được vận dụng một cách triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức kết cấu của tác phẩm. Trong ý thức của nhân vật, xuất hiện cùng lúc nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, có sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện. Bởi thế khi tiếp xúc với Nỗi buồn chiến tranh ta như chạm vào, nhập vào dòng ý thức của nhân vật, “xem trộm” những bí mật của anh ta.” [40, tr. 78]. Bắt đầu câu chuyện là hành trình đi tìm

hài cốt các đồng đội của Kiên vào mùa khơ đầu tiên sau chiến tranh, sau đó quay ngƣợc về quá khứ tới những ngày trung đoàn 3 của Kiên thả neo hai tháng ở đây, rồi lại quay tiếp vòng quay hiện tại của chuyến xe, cứ tiếp tục nhƣ vậy, mọi sự kiện diễn ra, đƣợc kể lại một cách bừa bộn, xáo trộn, hoàn toàn phụ thuộc vào

tâm tƣởng của nhân vật, trong đó mạch quá khứ chiếm phần lớn. Có lúc nhân vật đang thả bộ thong dong giữa đƣờng phố Hà Nội thì bỗng cảnh chiến đấu hiện ra, cũng bởi lẽ những mùi nồng nồng hôi hám pha tạp của đƣờng phố gợi nhớ đến mùi chết chóc; có lúc nhân vật đang kể về những ngày đằng đẵng trong rừng thì chợt nhớ về Phƣơng, và ký ức thời thơ bé hiện ra qua trang giấy, lần lƣợt, lần lƣợt từng hình ảnh một. Tồn bộ câu chuyện của nhân vật khơng có logic của thời gian, không gian hay bất cứ phép biện chứng nguyên nhân – kết quả nào, toàn bộ câu chuyện phụ thuộc vào logic của ý thức. Kiên nhớ tới, đƣợc gợi tới – câu chuyện đƣợc kể ra, bất chợt dòng tâm tƣởng đổi hƣớng, xen ngang, và thế là câu chuyện đứt gãy, chuyển sang một mạch khác. Nhờ cách tổ chức kết cấu đồng hiện theo dòng ý thức, trong một thời điểm, Bảo Ninh có thể tái hiện nhiều câu chuyện, nhiều sự kiện, có thể khiến những thời điểm của hiện tại lắng lại và đƣợc cơ đọng trong hàng ngàn dịng hồi tƣởng về quá khứ. Chỉ một nửa trang 103 có thể tái hiện đƣợc cả “mùa mƣa Cánh Bắc, nhìn thấy Ngọc Bơ Rẫy, trng Gọi Hồn”, rồi lại nhìn xa hơn nữa tới trận đánh đã xóa sổ hồn tồn tiểu đồn 27 của anh. Và chỉ từ trang 147 đến 152, toàn bộ câu chuyện suốt cuộc đời anh lần lƣợt hiện ra nhƣ một dịng sơng chảy bất tận: sân trƣờng Bƣởi chiều cuối xuân đầu hạ năm nào với hình ảnh của Phƣơng trong ngần, đắm đuối; nhà ga Thanh Hóa cuồn cuộn cháy; trận giáp lá cà kinh khủng dƣới chân Ngọc Bơ Rẫy; những tháng năm Mậu Thân, sau Mậu Thân, mùa khô 72, thời sau Hiệp định; cảnh Kiên cùng Tạo “voi” bắn xả vào dịng thác tàn binh của trung đồn 45,…

Vì kết cấu dựa trên dịng hồi ức nên mạch truyện không ngừng bị xáo trộn, đứt gãy, lẫn lộn khơng theo một trình tự mở đâu – kết thúc nào cả. Chỉ mỗi sự kiện xử bắn những tên thám báo đã hại chết ba cô gái trong khu trại tăng gia mà Kiên kể tới hai lần: một lần kể đến đoạn bắt chúng đào huyệt thì dừng lại ở đoạn anh dí họng súng vào miệng Cừ, sau đến đoạn tiếp theo thì anh kể nốt kết thúc là đã tha cho cả ba tên. Ký ức về chuyến tàu kinh hồng ở ga Thanh Hóa cũng đƣợc kể một cách rời rạc trong toàn bộ tác phẩm, tách thành bốn đoạn,.. Ngƣời đàn

ông sống cùng phƣờng khi đọc những trang viết của Kiên đã gọi đó là “một sáng

tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời” [36, tr. 315], tự Kiên cũng nhận

thấy ý tƣởng về câu chuyện mù mịt, phó mặc hồn tồn cho trí tƣởng tƣợng. Kết cấu đồng hiện theo dịng ý thức trong tiểu thuyết tiêu biểu Nỗi buồn chiến tranh đã giúp ngƣời đọc “xem trộm” nhật ký của nhân vật. Việc tham gia vào dòng ý thức của nhân vật với các chi tiết lặp đi lặp lại, đứt gãy, xen kẽ, xáo trộn giúp ngƣời đọc khám phá đƣợc bản chất sâu thẳm bên trong nhân vật, những khúc mắc, mâu thuẫn mà đôi khi chính bản thân nhân vật không thể tự nhân thức, tự đó đi đến sự đánh giá tồn diện, nhân bản về nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)