Đổi mới quan niệm về sứ mệnh văn chương và quan niệm về nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 28 - 30)

5. Cấu trúc luận văn

1.2. Sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới và sự thay đổi quan niệm về

1.2.3.1. Đổi mới quan niệm về sứ mệnh văn chương và quan niệm về nhà

con ngƣời và cuộc đời.

1.2.3.1. Đổi mới quan niệm về sứ mệnh văn chương và quan niệm về nhà văn nhà văn

Trƣớc thời kỳ đổi mới, nhất là trƣớc năm 1975, văn học mang trên vai sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh chính trị vĩ đại: văn học là ngọn cờ đầu cổ vũ chiến đấu, ngòi bút là vũ khí đánh quân thù. Nắm chắc sứ mệnh này, từ cốt truyện cho đến xây dựng nhân vật, nhà văn đều nhằm mục đích hƣớng tới thắng lợi, mà nhƣ vậy thì cần hạn chế đừng nhắc tới những mất mát, những đau thƣơng, những bi kịch của hiện thực. Chiến đấu cho tổ quốc là vinh quang, đƣờng ra trận là con đƣờng lịch sử vì thế nên hình tƣợng đẹp nhất, hồn hảo nhất là hình tƣợng ngƣời lính.

Đến thời kỳ đổi mới, khi chiến thắng đã đạt đƣợc, khi đất nƣớc hịa bình, cần phải nhìn lại sứ mệnh một thời của văn học. Các nhà văn thời kỳ này bắt đầu nhận thức một cách đa dạng và phong phú hơn về chức năng cũng nhƣ sứ mệnh của văn chƣơng. Văn học không cịn chỉ đề cao nhiệm vụ phục vụ chính trị mà cịn “là thứ vũ khí lợi hại chống lại bất công, cái ác, cái tồi, ngợi ca cái đẹp, tôn

thờ cái đẹp cao cả bằng ngòi bút và tấm lòng” [3, tr. 248]. Bản thân Nguyễn

Huy Thiệp thì lại cho rằng “Văn chương giúp cho con người nhận thức về mình,

nhận chân sự hiểm nguy trong đường đời” [47, tr. 73].

Trong đời sống văn học xuất hiện những quan niệm đa dạng về văn chƣơng. Từ đây, văn học mở rộng ra nhiều khuynh hƣớng, các nhà văn có thể tùy ý viết văn

theo quan niệm của chính mình. Sự đổi mới nhận thức về sứ mệnh của văn chƣơng cũng đi kèm với sự đổi mới nhận thức về ngƣời cầm bút. Nếu trƣớc năm 1975, ngƣời cầm bút cũng đƣợc coi nhƣ một ngƣời chiến sĩ, ngòi bút đƣợc coi nhƣ cây súng trên mặt trận tƣ tƣởng thì sau 1975, nhất là thời kỳ đổi mới, các nhà văn quan niệm về nghề nghiệp của mình một cách đa dạng và phong phú hơn. Nếu Thu Bồn quan niệm nhà văn là ngƣời chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng, cần phải đấu tranh để xóa bỏ những thói hƣ tật xấu của con ngƣời thì Nguyễn Huy Thiệp lại coi cái nghiệp của nhà văn giống nhƣ tấm gƣơng để con ngƣời soi lại chính mình, nhìn lại chính mình: ““Nhà văn là gì? Chẳng là gì cả. Nó chỉ là

một linh hồn nhỏ đầy lỗi lầm và ln tìm cách sám hối vượt khỏi những lỗi lầm ấy. Nó là con vật nhạy cảm hết sức đáng thương với các thói xấu của cả bầy đồn. Nó viết khơng phải vì nó, nó viết để cả bầy đồn rút ra từ đấy một lợi ích cơng cộng, một lợi ích văn hóa” [47, tr.56].

Nhìn lại sứ mệnh của chính mình, ý thức một cách cá nhân và độc lập về ngịi bút của mình, các nhà văn đƣợc tự do cởi trói trong sáng tác. Giờ đây, với quan niệm tiến bộ và đổi mới, Nghị quyết 05 đã chính thức khẳng định: “Tự do sáng

tác là điều kiện sống cịn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng” [6, tr.17]. Nếu trƣớc 1975, với đơi dịng hồi nghi và tự

vấn về chiến tranh, Phá vây của Phù Thăng đã bị thu hồi và rơi vào quên lãng thì giờ đây, văn học địi hỏi một sự đổi mới và chuyển mình mang tính đột phá. Nguyễn Minh Châu đã mở đƣờng cho sự đổi mới ấy với lời kêu gọi các nhà văn trên cả nƣớc “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, hãy nhìn vào sự thật, nhìn vào hiện thực, khơng trốn tránh, khôgng tô hồng, không khiến văn chƣơng trở thành một lớp vỏ rỗng tồn hơ hào và cổ vũ. Lời kêu gọi này đã đƣợc giới văn nghệ sĩ cả nƣớc hƣởng ứng nhiệt liệt, là phát súng làm rung chuyển bầu trời văn học nƣớc ta. Từ đây, các nhà văn hiểu đƣợc tầm quan trọng của mình, tự xác định một hƣớng đi riêng, một hƣớng đi sáng tạo và đổi mới, khơng cịn mang chung “gƣơng mặt”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)