5. Cấu trúc luận văn
3.1. Xây dựng tính cách nhân vật
3.1.1. Xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa tính cách và hồn cảnh
Hoàn cảnh, theo Từ điển tiếng việt (Minh Tâm – Thanh Nghi – Xuân Lãm) là
diễn biễn của sự việc nào đó. Những nhân tố này bao gồm cả không gian, thời gian, con ngƣời, các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,… xung quanh một sự việc vào một thời điểm nào đó. Hồn cảnh có sự tác động sâu sắc tới tính cách, hồn cảnh khiến tính cách biến động hoặc thay đổi. Hồn cảnh góp phần với các yếu tố chủ quan để tạo nên tính cách của nhân vật, bên cạnh đó, tính cách nhân vật cũng biến chuyển phù hợp theo sự vận động của hoàn cảnh.
Trong văn học thời chiến, với cảm hứng sử thi lãng mạn, hồn cảnh đóng vai trị nhƣ một nhân tố thiết yếu để làm nổi bật và khẳng định nét đẹp tính cách của nhân vật. Sự thay đổi của hồn cảnh, hay nói cụ thể hơn là sự tăng tiến của tính nghiệt ngã trong hồn cảnh khơng thể tác động tới tính chất anh hùng, kiên trung của nhân vật, qua đó tơ đậm sự hào hùng, bất khuất của ngƣời anh hùng dân tộc. Dù nhân vật có trải qua những thử thách nào của hồn cảnh, nhân vật – cụ thể là nhân vật ngƣời lính vẫn luôn giữ vững trái tim, giữ vững sự dũng cảm, hình ảnh ngƣời lính vẫn là tƣợng đài khơng thể lay chuyển. Do vậy, có thể nói, trƣớc đổi mới, để khẳng định vẻ đẹp anh hùng dân tộc, vẻ đẹp vƣợt trên thực tế, văn học đã xây dựng nên những nhân vật có tính cách bất biến trƣớc hồn cảnh.
Trong văn học đổi mới, với sự thay đổi trong quan niệm về con ngƣời và hiện thực, văn học đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa hoàn cảnh. Các nhà văn đặt nhân vật ngƣời lính vào trong những hồn cảnh đặc thù, tiêu biểu, có tính thử thách cao để nhân vật bộc lộ những nét tâm lý sâu thẳm bên trong, từ đó cho thấy bản chất phức tạp, mâu thuẫn của con ngƣời. Ví dụ nhƣ Nguyễn Trí Huân đặt chị Quy (Chim én bay) vào hoàn cảnh đối diện với tên giám Tuân khi hắn đang ẵm đứa con nhỏ trên tay, trƣớc đó Quy đã chuẩn bị rất kĩ cho cuộc trả thù này nhƣng chị lại chùn bƣớc, chị thƣơng xót đứa bé nên khơng thể nổ súng. Hồn cảnh đặc biệt này bộc lộ nét đẹp sâu thẳm của Quy: một cơ gái giàu lịng thƣơng, giàu lòng trắc ẩn. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đặt những
sự yếu đuối trong tâm hồn con ngƣời – một sự yếu đuối mà bất cứ ai cũng có thể có.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa tính cách và hồn cảnh cịn thể hiện ở sự thay đổi, biến chuyển của hồn cảnh sẽ tác động đến tính cách, khiến tính cách có những vận động cho phù hợp. Đây là một vận động tất nhiên. Sự vận động này bộc lộ những mâu thuẫn và phức tạp của mỗi ngƣời lính bên trong vẻ ngồi ln cố gắng can trƣờng, dũng cảm, bộc lộ những nét rất bình thƣờng, rất gần gũi, và rất đời thực. Trƣớc khi đi chiến đấu, với cái tuổi thiếu niên sục sôi nhiệt huyết, trong không khi cả nƣớc lên đƣờng, trong tiếng thét của thầy giáo: “Chính các em sẽ là
những thiên thần trẻ tuổi của cách mạng, các em sẽ cứu nhân loại” [36, tr. 148],
Kiên đã muốn bƣớc chân vào chiến trƣờng một cách náo nức, háo hức đầy mong chờ. Lúc đó, với Kiên, chiến trƣờng chƣa là cái chết, chiến tranh chƣa là khốc liệt và cầm súng vẫn là một sứ mệnh đáng tự hào. Thế nhƣng, hoàn cảnh thay đổi, Bảo Ninh ném Kiên và Phƣơng lên chuyến tàu bị đánh bom, lúc đó Kiên đã nếm trải cái cảm giác đầu tiên của thời sống đời chiến. Và, tất cả những hăng say, những đam mê chiến trận, những hừng hực khí thế lụi tàn đi, bắt đầu cho một “tâm hồn chết lặng đi, khơng thể ngóc đầu lên được nữa” [36, tr.240]. Sự thay đổi của hoàn cảnh cho thấy sự vận động phù hợp của tính cách. Trong chiến tranh, Tám Tính (Ăn mày dĩ vãng) là một con cọp khát tình, một kẻ cứ thấy đàn bà là bị mê lú, mất hết lý trí, chỉ sa vào cơn cuồng dại vồ mồi vậy mà khi chiến tranh kết thúc, anh trở thành ngƣời cha, ngƣời chồng mẫu mực, chí thú làm ăn và chẳng để ý đến ai ngồi vợ mình. Tuấn đã nhận xét về sự thay đổi ấy nhƣ một kết quả tất yếu của hoàn cảnh: “Rút cuộc, bệnh của anh Tám thực chất là căn
bệnh của chiến tranh, đáng u thơi. Cũng như thói trầm uất là bệnh của bất cứ ai đã một thời cầm súng, chẳng đáng yêu chút nào. Lịng biết ơn và tình u như anh nói chỉ là một phần thơi. Đúng ra thái bình, khơng chết chóc mới làm cho bệnh anh tiêu tan.” [28, tr. 274].
Tuy nhiên, cũng nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, trong văn học đổi mới, tuy xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa tính cách và hoàn cảnh nhƣng nhân vật, trong sâu thẳm tâm hồn vẫn vƣợt lên khỏi hồn cảnh, khơng để hồn cảnh nhấn chìm bản chất đẹp đẽ của con ngƣời. Nét đẹp đó chứng tỏ chiến thắng của ngƣời lính với những mất mát, khổ đau, chiến thắng của bản chất “ngƣời” trƣớc hồn cảnh. Ngƣời lính dù đối mặt với cái chết, dù đƣợc đặt vào những hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” vẫn sáng mãi tinh thần bất khuất, dũng cảm, kiên trung. Mƣa bom bão đạn dập tắt hàng ngàn sự sống mà không thể dập tắt đƣợc tình ngƣời, dập tắt đƣợc những khao khát bình dị, đơn sơ về hạnh phúc. Kiên (Nỗi buồn chiến
tranh) ln sợ mình sẽ biến thành một kẻ mất hết nhân tính, lạnh lùng, tàn nhẫn
và đầy chán chƣờng, nhƣng cuối cùng anh vẫn cầm bút, vẫn tái hiện quá khứ trong lòng tiếc thƣơng và biết ơn đồng đội, vẫn cầm súng mà không gục ngã, vẫn mang theo bên mình hành trang về một thời hào hùng khơng thể bị lãng quên. Ba Sƣơng (Ăn mày dĩ vãng) thì tƣởng nhƣ đã đánh mất hết tất cả những gì trong chiến tranh, tƣởng rằng nét đẹp của cô Ba Sƣơng dịu dàng, đầy trắc ẩn khơng cịn tồn tại bởi tiền bạc, danh vọng, vậy mà cuối cùng, khi xuất hiện tại nhà Tƣờng, Sƣơng đã vƣợt lên tất cả những cám dỗ ấy. Cô lại mặc bộ quần áo bà ba ngày nào, lại quay đầu về quá khứ dù cho có thể sẽ mất tất cả, có thể đối diện với tất cả. Cả Quy (Chim én bay), trong sự cô đơn, lạc lõng giữa thời cuộc, trong căn phòng tập thể phải vặn to đài lên cho bớt tĩnh lặng, chị vẫn ln tìm tới với tình yêu cuộc đời, tình yêu dành cho những con ngƣời bị xã hội gạt bỏ. Những đau đớn của chị, những hạnh phúc chị khơng thể có, chị cố gắng dồn vào bù đắp cho đứa trẻ con của kẻ thù – chị khơng muốn nó phải chịu số phận tăm tối, lạc lối nhƣ trẻ con thời chiến tranh. Đó là nét đẹp tiềm ẩn luôn tồn tại trong chị bất chấp sự nghiệt ngã của cuộc đời.