Con người được khắc họa chân dung trong cả chiến tranh và hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính

2.2.1.2. Con người được khắc họa chân dung trong cả chiến tranh và hòa

hịa bình

Trong văn học trƣớc đổi mới, khơng phải chỉ có ngƣời lính trong chiến tranh mà cịn có cả ngƣời lính trong hịa bình. Nhất là trong giai đoạn 1975 – 1985, với cảm hứng đời tƣ, thế sự, hình ảnh ngƣời lính trong hịa bình đã đƣợc khắc họa một cách rõ nét hơn với những mất mát, đau thƣơng khi bƣớc ra khỏi chiến tranh, tuy nhiên do cảm hứng chủ đạo vẫn là cảm hứng sử thi lãng mạn nên hình ảnh ngƣời lính chƣa có sự thay đổi rõ ràng.

Trƣớc đổi mới, hình tƣợng ngƣời lính đƣợc khắc họa chủ yếu trong chiến tranh, nhƣng đó là một hiện thực chiến tranh đầy hăng say, đầy hứng khởi. Một cuộc chiến mà ngƣời ngƣời lớp lớp cầm súng sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, một cuộc chiến mà dù có bom rơi đạn nổ cũng không làm chùn bƣớc ngƣời lính. Đứng trƣớc một hiện thực hoành tráng và hào hùng nhƣ vậy, hình tƣợng ngƣời lính càng sáng chói và rực rỡ. Khơng phải văn học trƣớc đổi mới khơng nói tới bom đạn của chiến tranh, nhƣng cái cảnh bom đạn ấy làm đẹp hơn thêm cho cuộc chiến. “Chính khung cảnh của chiến trường như thế, trước đây vài tháng, khi

Trường Sơn, anh đã trơng thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội, bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được.” [8, tr.5].

Mất mát ít đƣợc nhắc tới hoặc giấu bớt đi vẻ đáng sợ, nó trở thành một phần tất yếu và tô đậm thêm vẻ đẹp của ngƣời chiến sĩ: “Người chiến sĩ điện thanh ấy

trước khi hi sinh còn ngẩng cao đầu lên một lần cuối cùng: Trên nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi lúc càng tiến dần đến trước mặt. Rồi anh nhắm mắt” [8, tr. 480].

Văn học đổi mới soi chiếu ngƣời lính trong một hiện thực chiến tranh nhiều màu sắc hơn, sống động và gần với sự thực hơn. Ngƣời lính bƣớc ra từ một cuộc chiến khơng chỉ có thắng lợi, có những giây phút vui vẻ, thân tình, những trận đánh đƣợc nhiều hơn mất, ngƣời lính của văn học đổi mới bƣớc ra từ một cuộc chiến “đẫm màu bi thƣơng”. Một cuộc chiến mà khi nhìn lại, hình ảnh ngƣời lính hiện lên với màu sắc bi kịch, với những hoang mang. Chiến tranh tàn khốc và ác liệt, chiến tranh là “cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt

vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [36, tr.40]. Ngƣời lính trong

chiến tranh của văn học đổi mới phải đối mặt với những hiểm nguy diễn ra chực chờ từng giờ, từng phút, với cảnh bom rơi, đạn nổ tàn phá nhƣ trận đánh khủng khiếp luôn trở đi trở lại trong những giấc mơ của Kiên (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh): “Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả

na-pan tróc khỏi cơng sự, hóa cuồng, khơng lính khơng quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn.” [36, tr. 11]. Chiến tranh tàn phá thiên nhiên, tàn phá đất nƣớc và

tàn phá cả con ngƣời. Hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh thật khốn khổ “Khổ

sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi” [36, tr.23]. Chƣa khi nào trong văn

nhƣ vậy. Chiến tranh mang tới những nỗi bất hạnh, xé tan những hạnh phúc giản dị, đơn thuần, gần gũi nhất của con ngƣời. Chiến tranh tạo nên bức ngăn cách trong tình yêu của Kiên và Phƣơng, chia rẽ hai ngƣời, cƣớp đi sự trong trắng của Phƣơng và những đam mê hối hả của Kiên về cuộc đời, về tình yêu. Phƣơng đã nói nhƣ thế này về cái ngày mà sự tàn bạo của cuộc chiến chính thức sà xuống cuộc đời hai ngƣời: “Đằng nào thì anh cũng thành ra thế, mà em thì thành ra thế

này mất rồi…” [36, tr. 298]. Chiến tranh cƣớp đi gia đình và những năm tháng

tuổi thơ của Quy, cƣớp đi ngƣời anh, ngƣời chị, cƣớp đi mơ ƣớc đƣợc sống giữa tình thƣơng của một đứa trẻ 11 tuổi và khiến đứa trẻ ấy trải qua 4 năm dài đằng đẵng của sự giết chóc và trả thù. Chị Quy khơng bao giờ qn đƣợc cái chết của ngƣời thân, vì đó là những giây phút đau đớn nhất cuộc đời chị: “Trong cuộc đời

mỗi người, có rất nhiều điều đáng ghi xương khắc cốt. Đối với chị, đó là những cái chết thảm khốc của những con người ruột thịt. Sau này mỗi lần nhớ đến, chị lại như phải sống thêm một lần nữa những giây phút ghê gớm ấy. Cái giây phút ánh nắng chợt lóe sáng trên chiếc khuyên ở ngón tay áp út trên bàn tay của người anh trai và những đám bụi bám trên đơi mắt cịn mở trừng trừng của chị Hảo.” [22, tr. 18]. Chiến tranh đã khiến chị phải trải qua những năm tháng không

đáng có ở cái tuổi niên thiếu mơ mộng ấy. Thằng Dũng trong đội “Chim Én” với chị cũng mất cha và hai anh bởi đạn gài và pháo cối. Chiến tranh cƣớp đi cả ngƣời con gái mà Hai Hùng yêu thƣơng nhất đúng vào cái ngày tƣởng rằng hai ngƣời đã vĩnh viễn thuộc về nhau. Chiến tranh khiến chồng phải xa vợ, con phải xa mẹ. Và chiến tranh, chiến tranh trong văn học đổi mới hiện lên với sự thật nghiệt ngã nhất của nó: cái chết. Khơng chỉ là cái chết của những con ngƣời không tham gia vào cuộc chiến, mà nhiều nhất là cái chết của những ngƣời lính. Ngƣời lính bƣớc vào chiến tranh nhƣ bƣớc vào trận chiến với cái chết. Đơn vị của Hai Hùng bị xóa đi xóa lại nhiều lần, cứ tăng thêm quân số rồi lại có ngƣời hy sinh, mƣời sáu giảm xuống mƣời, bổ sung thêm thành hai lăm, rồi lại bị xóa sổ gần hết. Khi Viên, cậu thanh niên mới mƣời chín tuổi có khả năng tiên đốn

đặc biệt ngã xuống, Hai Hùng đã cay đắng nghĩ “Chiến tranh… Nó là cái gì nếu

khơng phải là ngày nào cũng nhìn thấy người chết, ngày nào cũng chơn người chết mà vẫn chưa đến lượt mình” [28, tr. 39]. Quay cuồng trong những cái chết

của đồng đội, Kiên nhìn cuộc chiến nhƣ nhìn một nghĩa địa của những ngƣời lính, những bài ca bên bếp lửa não nùng, ám ảnh “Chân trời chết chóc mở ra

mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhơ tựa sóng cồn…”

[36, tr. 22]. Những ngƣời lính ngã xuống bởi bom đạn, bởi sự tra tấn dã man của qn thù nhƣ hình ảnh cơ giao liên tên Thu bị đóng cọc xuống nền đất nện, hình ảnh Khiển chết bởi trái mìn để quên trong túi áo hay hình ảnh Bảo với chi đạn pháo bị chôn vội vàng khi vẫn đang hấp hối, những cái chết ấy trải dài suốt trận chiến của Hai Hùng, Ba Sƣơng (Ăn mày dĩ vãng). Chiến tranh hủy diệt các thành viên của đội Chim Én, lần lƣợt từng thiếu niên ra đi khi chƣa trƣởng thành. Chiến tranh, nhƣ Phƣơng (Nỗi buồn chiến tranh) đã nói: “Chiến tranh thì có

chừa bất kỳ một cái gì mà nó khơng ngấu nghiến, khơng chà đạp” [36, tr. 295].

Chiến tranh đem tới những tổn thƣơng về sức khỏe, những vết thƣơng gây ra bởi bom đạn, bởi sự tra tấn dã man của kẻ thù. Trong suốt cuộc chiến, Kiên (Nỗi

buồn chiến tranh) đƣợc coi là một kẻ may mắn, ngƣời lính ấy của Bảo Ninh

bƣớc tới hịa bình mà khơng phải đem theo bất cứ tổn thƣơng thể xác nào. Trong chiến trận, anh cũng đôi lần bị thƣơng, cũng chịu đói khổ, bệnh tật nhƣng khơng có vết thƣơng nào nặng nề đến nỗi y học phải bó tay. Nhƣng Tùng, ngƣời đồng đội có viên bom bi hồnh hành trong đầu thì khơng biết số phận sẽ ra sao qua những tiếng tiếng cƣời dài điên dại trong rừng già, rồi ngƣời lính lái xe tăng bƣớc vào thời bình mà mỗi khi đi qua những đoạn lồi lõm của đƣờng lại cảm giác nhƣ chèn lên xác ngƣời, phải dận phanh cố kìm không tông vào ngƣời đi đƣờng. Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) thì mang theo vết đạn ở bắp đùi còn Ba Sƣơng là vết thƣơng ở đầu nhức nhối qua năm tháng, cuối cùng do cú sốc, vết thƣơng tái phát và giết chết cô. Đến Quy, trong ba tiểu thuyết đƣợc phân tích, có lẽ Quy là ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều tổn thƣơng thể xác dai dẳng nhất: chị

vĩnh viễn mất quyền làm mẹ bởi những đòn tra tấn, cƣỡng bức phải chịu trong nhà tù kể từ khi chị còn chƣa trở thành thiếu nữ. “Trước mắt chị lại thấy hiện lên

hai thằng dân vệ trần truồng ở phòng giam của hội đồng xã. Chúng xông vào chị, xé tan quần áo của chị. Chị kêu thét lên, oằn oại, thấy đau nhức nhối ở phần bụng dưới. Chị khóc nức nở. Rồi thằng cai ngục có khn mặt sần sùi mụn cóc ở nhà lao Quy Nhơn hiện ra… “Dìm đầu nó vào bể nước”. Thằng cai ngục ra lệnh. Lập tức hai thằng lính xơng tới túm lấy cẳng chân chị dốc ngược” [22, tr.

188]. “Tiếp đến, dãy chuồng cọp ở nhà tù Côn Đảo hiện lên. Trên đầu chị là tấm

lưới sắt. Một thằng lính gác đi đi lại lại trên đó. Thỉnh thoảng nó lại lấy chân tạt đống vôi bột xuống người chị. Chị ho sùng sục. Nước mắt, nước mũi và bọt mép sùi ra.” [22, tr. 188]. Lúc ấy, Quy chƣa ý thức đƣợc điều gì đã xảy ra với mình

để rồi đến những năm tháng sau này, chị phải chấp nhận hiện thực nghiệt ngã mà không một ngƣời phụ nữ nào đáng phải chịu đựng. Vết thƣơng từ chiến tranh không chỉ hủy hoại hạnh phúc giản đơn của chị mà còn đƣa chị tới cái chết vào chính thời điểm chị nghĩ mình đã tìm đƣợc bến đỗ bình yên. “Cái ý nghĩ mình

sắp chết, chết bất kể lúc nào và đang chết dần, chết mịn ln giày vị, ám ảnh chị.” [22, tr. 175].

Ngƣời lính trong văn học đổi mới khơng chỉ đƣợc soi chiếu dƣới một hiện thực chiến tranh nghiệt ngã, đau khổ mà còn đƣợc soi chiếu trong hịa bình. Đây là một nét khác biệt khá rõ rệt với văn học thời chiến (trƣớc 1975), bởi thời ấy, hịa bình chỉ đƣợc nhắc tới nhƣ một hy vọng, một tƣơng lai tƣơi sáng và tốt đẹp, một hạnh phúc trọn vẹn cho cả dân tộc. Ngƣời lính chiến đấu vì hịa bình, hy sinh vì hịa bình, chỉ cần nhắc tới hịa bình thì mọi đau đớn, mất mát trở thành điều vinh quang tất yếu. Nhƣng đến văn học đổi mới, ngƣời lính khơng chỉ cịn mơ tới hịa bình nữa, mà thật sự bƣớc vào hịa bình, thật sự sống trong hịa bình và hiện thực ấy lại không nhƣ mộng tƣởng. Hịa bình trong văn học đổi mới đối với ngƣời lính khơng mang cái màu sắc “bừng bừng, hân hoan, hạnh phúc…” [36, tr. 132] mà “ập tới phũ phàng, chống váng đất trời và xiêu đảo lịng người, gây bàng

hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui.” [36, tr. 131]. Hịa bình là cái chết

đã lùi lại sau lƣng, là bom đạn ngừng rơi và cuộc sống tự do, hạnh phúc nhƣng dƣờng nhƣ với văn học đổi mới, nó cũng là sự kết thúc cho một thời kỳ hào hùng của ngƣời lính. Ngƣời lính bƣớc vào hịa bình phần lớn khơng có cuộc sống nhƣ ý, khơng nhận đƣợc sự đãi ngộ xứng đáng với những hy sinh, mất mát họ phải chịu, hịa bình đối với họ xa lạ cũng nhƣ hạnh phúc. Cả Kiên (Nỗi buồn chiến

tranh) và Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) đều là những ngƣời chỉ huy kiên cƣờng,

dũng mãnh trong chiến tranh, vậy mà tới hiện tại, họ trở thành kẻ cơ độc, nghèo khổ, ốm yếu, bị kí ức chiến tranh dày vị và bị xã hội bỏ quên. Ba Sƣơng (Ăn

mày dĩ vãng) và Quy (Chim én bay) thì khơng có một gia đình giản đơn nhất,

khơng con cái, khơng ngƣời thân thích, cuối cùng đều chết vì vết thƣơng của quá khứ.

Văn học đổi mới đã đem tới một hiện thực chiến tranh và hịa bình khác hẳn thời kỳ trƣớc, giật lên hồi chng khiến xã hội bừng tỉnh quay đầu nhìn lại quá khứ và hiện tại. Cuộc đời khơng chỉ hồn những hạnh phúc, những náo nức, chiến tranh khơng chỉ tồn say mê, tồn chiến thắng, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay đã vén bức màn của sự mất mát, đau thƣơng, bi kịch. Soi

chiếu ngƣời lính trong thời chiến và thời bình nhƣ vậy, các nhà văn đã cho thấy cái nhìn đa chiều về con ngƣời và cũng là cái nhìn nhân văn sâu sắc. Ngƣời lính đƣợc đánh giá, nhìn nhận trong mọi hoàn cảnh, mọi khoảnh khắc, ngƣời lính đƣợc giãi bày những cảm xúc và tâm tƣ cá nhân, ngƣời lính cũng có uẩn khúc riêng bên cạnh sứ mệnh lớn lao của lịch sử. Bên cạnh hình ảnh một ngƣời lính anh hùng là hình ảnh của một con ngƣời rất đỗi bình thƣờng, giản dị, có số phận riêng và có tâm hồn riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)