Con người với những nét tính cách phức tạp, mâu thuẫn, khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 66)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính

2.2.2.1. Con người với những nét tính cách phức tạp, mâu thuẫn, khơng

khơng hồn hảo

Nét khác biệt cơ bản của hình tƣợng ngƣời lính trong văn học đổi mới so với văn học trƣớc đổi mới là sự xuất hiện của những giá trị thẩm mỹ tiêu cực. Nhƣ Raymond Polin đã liệt kê những giá trị tiêu cực, bao gồm: cái gớm ghiếc, cái khủng khiếp, cái quá cỡ, cái sáo rỗng, cái khoa trƣơng, cái rỗng tuếch, cái nhàm chán, cái nhạt nhẽo, cái tầm thƣờng, cái xoàng xĩnh, cái tệ hại, cái rƣờm rà, cái lộn xộn, cái dị dạng, cái khơng hình thù, cái kì qi, cái mất cân đối, cái kì dị, cái lố lăng, cái buồn cƣời, cái thô bỉ, cái màu mè, cái kiểu cách, cái vô duyên,… Những giá trị thẩm mỹ tiêu cực tác động tới việc khắc họa hình tƣợng ngƣời lính một cách đa chiều, đa diện, những nét khuất sâu thẳm trong con ngƣời. Con ngƣời là một chỉnh thể không hồn hảo, khơng thống nhất, việc khắc họa những khiếm khuyết của ngƣời lính nhằm tơ đậm sự mất mát, đau thƣơng ngƣời lính phải chịu trong chiến tranh và trong hịa bình. Ngƣời lính hiện lên gần gũi với đời thực, với cuộc đời.

Những ngƣời lính của văn học đổi mới có những tâm tƣ, tình cảm khơng thể chối bỏ của con ngƣời: đó là sự sợ hãi. Họ không lao vào cuộc chiến với niềm háo hức hy sinh, với “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” (Tây Tiến – Quang Dũng), với “Từ trong vũng máu, ngọn lửa mở đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ

đã được nhen dậy bởi bàn tay những con người bình thường và trung kiên nhất.”

[8, tr. 16]. Những ngƣời lính trong văn học đổi mới có nhiều nỗi sợ: họ sợ chiến tranh, sợ chiến đấu và nhất là, sợ cái chết có thể tới bất cứ lúc nào. Từ thời xa

xƣa trong lịch sử, con ngƣời đã luôn khát vọng đƣợc bất tử. Những suối nguồn tƣơi trẻ, thuốc trƣờng sinh, những vị thần sống sánh ngang trời đất, những anh hùng Hy Lạp mình đồng da sắt, những vùng đất trẻ mãi không già chẳng phải đã khắc họa cái tham muốn trốn chạy khỏi cái chết hay sao? Trong thời chiến, giải ngũ bị coi là phản bội tổ quốc nên văn học trƣớc 1975 làm sao dám khắc họa ngƣời lính chùn bƣớc trƣớc hy sinh. Đến Nỗi buồn chiến tranh, trƣớc khi Kiên đi chiến đấu, ngƣời cha dƣợng đã khuyên anh một điều mà cho đến lúc thật sự chứng kiến những đổ nát, mất mát của chiến tranh Kiên mới hiểu đƣợc: ông khuyên Kiên hãy trân trọng sự sống. “Nghĩa vụ của một con người trước trời đất

là sống chứ không phải là hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngọn ngành chứ không phải là chối bỏ… Không phải ta khuyên con trọng mạng sống hơn cả, nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy.” [36, tr. 72] Chiến tranh là cái chết treo

lơ lửng chết đầu, Ba Sƣơng đã từng nói với Hai Hùng: “Sao có lúc nhìn vào mắt

anh thấy buồn kinh khủng? Mắt anh giống mắt mẹ. Cả đời mẹ buồn. Nếu anh không về nữa, mẹ sẽ chết…” [28, tr. 72]. Ngƣời lính thấy những ngày hạnh phúc

nhất trong cuộc chiến là những ngày đƣợc nghỉ ngơi, không phải cầm súng, không phải đột ấp, không phải giết giặc. Trong Nỗi buồn chiến tranh, có những ngƣời lính sợ sự mất mát của nó đến nỗi chấp nhận trở thành kẻ phản bội, chấp nhận rời bỏ đội ngũ để chỉ một lần nhìn thấy quê mẹ mà cuối cùng lại chết thảm thƣơng bên bờ suối trong đêm mƣa lũ nhƣ Can. Đến bản thân Kiên, một ngƣời lính đã quá mệt mỏi với chiến tranh, đã từng ƣớc “chỉ muốn được yên thân, chết

một cách yên thân, yên với số phận con sâu, cái kiến của chiến tranh” [36, tr.

25] mà trong một lần bị địch vây dƣới lòng con mƣơng cùng Thịnh “nhớn” và Tâm, Kiên đã bỏ chạy khỏi cái chết. Chạy vọt lên bờ khe, chạy dúi dụi, chạy mất hút thay vì hợp lực với hai đồng đội hạ thủ kẻ thù. Khi thoát khỏi luồng đạn, Kiên đã gào lên: “- Thốt chết! Thốt chết! Thốt chết rồi-ồi-ồi…! – Mất trí đi vì sợ, vì đau đớn và bại hoại tinh thần, Kiên đâm đầu chạy cho đến lúc quy liệt,

ngã khuỵu gối.” [36, tr. 244]. Ngƣời anh hùng chiến trận ấy đã có cái cảm giác

“hài lịng hiểm độc vì rằng rốt cuộc mình vẫn là cịn sống, còn sống…” [36, tr. 245]. Chạy trốn cái chết có cả những ngƣời lính nhƣ Tuấn (Ăn mày dĩ vãng) chấp nhận bị thƣơng để đƣợc giải ngũ, để đƣợc trở về nhà. Giữa loạt bom đạn của kẻ thù, Tuấn đứng nhô nửa ngƣời lên khỏi hầm, khấn nguyện “đƣợc” tiện đứt hai cánh tay. Để làm gì? Để “được cáng ra Bắc… Trở về nhà. Ăn mày, bơm

xe, bới rác, trông kho… Làm gì cũng được, miễn là được trở về. Được sống.”

[28, tr. 105]. Hai Hùng cũng tâm sự với Ba Sƣơng về những ƣớc muốn âm thầm của anh, những ƣớc muốn “tự thƣơng” điên rồ nhất: “Ho một tiếng, khịt mũi một

tiếng, chạm rào, sơi bụng, thậm chí trung tiện một cái ngay trước mũi thằng gác. Thế là xong. Chúng sẽ bắn ra vài tràng, quẳng ra vài trái tác đạn, bấm con cóc mìn cho nổ tứ tung… Chết thì thơi… Khơng chết, sáng ra sẽ được chúng nhặt về, băng bó, đánh đập theo đúng thủ tục chơi rồi sau đó sẽ đày ra Cơn Đảo, Phú Quốc,… Đâu cũng được, bao lâu không thành vấn đề, miễn là không chết” [28,

tr. 125]. Để đƣợc sống, khơng phải chết, ngƣời lính trong chiến tranh đã có những giây phút hành động và cƣ xử nhƣ một kẻ hèn nhát. Nỗi ám ảnh về cái chết khiến họ hoảng loạn. Và ngay cả khi thốt khỏi cái chết thì nỗi ám ảnh ấy vẫn không tha. Khi Quy (Chim én bay) chứng kiến Dũng – ngƣời bạn, ngƣời đồng đội chí thân ngã xuống, Quy đã cảm giác “cái chết từ Dũng bò tới sát bên

chị, đang gõ vào đầu chị.” [22, tr. 89] và chị bỏ chạy một cách không tự chủ, hét

lên và lao xuống dƣới chân đồi.

Nếu ngƣời lính của văn học thời chiến cầm súng hƣớng tới một ngày mai tƣơi sáng thì ngƣời lính của văn học đổi mới có những giây phút tƣởng nhƣ mất đi niềm tin vào tƣơng lai, vào hịa bình, vào chiến thắng. Họ lạc lối trong suy nghĩ về ngày trở về, lạc lối trong chính cách tận hƣởng ngày độc lập. Hai Hùng gọi chiến tranh là “mờ mịt” và nghĩ đến “ngày kết thúc đang cịn nằm trong vơ

vọng” [28, tr. 124]. “Hừ, hịa bình! Mẹ kiếp, hịa bình chẳng qua là thứ cây mọc lên từ máu thịt bao anh em mình, để chừa lại có chút xương. Mà những người

được phân công nằm lại gác rừng le là những người đáng sống nhất.” [36, tr.

52] – một ngƣời lính đã nói tiêu cực nhƣ vậy về hịa bình. Cịn với những ngƣời lính trinh sát nhƣ Kiên thì hịa bình tới đã kết thúc một thời – thời của ngƣời lính. Hịa bình đột ngột, hẫng hụt và đám lính chiến chỉ cảm thấy “cảm giác ngột ngạt”. “…ra đi cùng với ba chục năm chiến trận là cả một thời, là cả một thế giới với biết bao nhiêu là cuộc đời và số phận, là sự sụp đổ của cả một góc trời cùng đất đai và sơng núi” [36, tr. 132].

Văn học thời chiến tránh nhắc tới sự mất mát, tránh nhắc tới cái chết và đi kèm với nó cũng là tránh nhắc tới giết chóc. Đối với ngƣời lính anh hùng, giết qn giặc là thành tích đƣợc biểu dƣơng và ngƣời lính đối diện với cái chết của kẻ thù mà không mảy may dao động. Nhƣng đến văn học đổi mới, ngƣời lính cầm cảm giác chiến tranh nhƣ một sự đe dọa đến “nhân tính” của mình. Chiến tranh buộc con ngƣời ta phải giết chóc để tồn tại, dù là giết quân thù cũng là giết ngƣời. Những năm tháng đau thƣơng đã biến đổi ngƣời lính, họ có nguy cơ đánh mất đi nhân tính của mình. Quy đã nhận ra điều đó khi chứng kiến những cái chết của thằng Sang: “Sau này, không bao giờ chị cịn thấy người ta bình thản trước cái

chết như những năm đó” [22, tr. 40]. Ngƣời lính cầm súng nhƣ một nghĩa vụ, đơi

khi chính bản thân họ cũng khơng hiểu nhƣ cái cách Dũng giải thích về nhiệm vụ của mình: “- Tội à, tao khơng biết. Chỉ thấy anh Cường bảo là tao giết” [22, tr. 27]. Nỗi sợ hãi đánh mất phần “ngƣời” cũng chính là nỗi sợ hãi đã ám ảnh Can khi tâm sự với Kiên. Từ một ngƣời hồi nhỏ suýt thi đỗ vào trƣờng dòng, Can đã quen tay giết giặc bằng dao và lê. Anh mơ thấy “mình chết và bơi ra khỏi

xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [36, tr. 27-28], Can dự cảm

thấy nếu cứ đánh mãi, giết mãi thì “chết hoại tình người”. Hai Hùng đã phải rùng mình khi tổng kết những ngƣời đã chết dƣới tay anh: “năm mươi lăm mạng

người… Thế cũng là nhiều, quá nhiều cho một đời cầm súng.” [28, tr. 133],

nhiều tới nỗi Hai Hùng cảm giác nhƣ cuộc đời anh đã phải chịu sự báo oán dai dẳng. Anh đã thẳng tay ném “45 trái 40, 72 trái tạc đạn US, 540 viên AK có đầu

đạn phá…” [28, tr. 141] vào lều trại của kẻ thù khi chúng đang say trong cơn

tình và Tuấn đã hét vào mặt anh: “Đồ dã man” [28, tr. 142]. Ngƣời lính đã bị chiến tranh biến đổi đến nỗi nhƣ Quy, khi cịn ở nhà khơng thể quen đƣợc với máu, nhìn thấy máu là buồn nơn, vậy mà trở nên “dày dặn, có thể nhìn kẻ thù

giãy chết với đơi mắt điềm tĩnh” [22, tr. 101]. Chị đã bắn chết Hai Đích, đã nã cả

băng đạn vào giám Tuân,.. Bởi chiến tranh, Kiên hoảng loạn khi nhận ra ngƣời lính đã “méo xệch tâm hồn và nhân dạng. Thói hiếu sát. Máu hung tàn. Tâm lý

thú rừng. Ý chí tối tăm và lòng dạ gỗ đá.” [36, tr. 59]. Kiên đã sa vào những giây

phút “tàn sát” chứ khơng phải chiến đấu, cái cảm giác hả hê vì chết chóc bóp nát tâm hồn anh. Ngƣời lính đầu quấn băng đã lên tiếng cảnh tỉnh cho cả một thế hệ lính tráng nhƣ Kiên, nhƣ Hai Hùng: “Hãy coi chừng mà xem lại nhân tính.” [36, tr. 129].

Trƣớc đổi mới, hình tƣợng ngƣời lính đƣợc xây dựng đại diện cho phe chính nghĩa, chính diện, nếu có nét chƣa hồn thiện trong tính cách cũng chỉ là những tật xấu có phần “đáng yêu” nhƣ tính hay quên, hay nói đùa, bƣớng bỉnh,… Những nét tính cách ấy tơ đậm thêm phẩm chất dung dị , đơn giản của ngƣời lính và cũng khơng làm ảnh hƣởng chút nào đến cuộc kháng chiến. Nhƣng với văn học đổi mới, ngƣời lính trong chiến trận lại đƣợc khắc họa một cách khác hẳn. Bên cạnh những nỗi sợ hãi rất thƣờng tình của con ngƣời, bên cạnh suy nghĩ tiêu cực và lạc lối về hịa bình, hồn cảnh chiến tranh đã phơi bày những nét khuất, những khoảnh khắc tối tăm nhất trong cuộc đời ngƣời anh hùng. Đó là những khiếm khuyết đôi khi đi chệch khỏi quy chuẩn đạo đức con ngƣời, những “xé rào” của phần bản năng, phần “con” bên cạnh lý trí. Chính Hai Hùng, một ngƣời chỉ huy là tấm gƣơng của đồng đội, một tƣợng đài về đạo đức đã tự thú nhận về phần “con” mềm yếu nhất của mình. Ngƣời lính ấy buổi sáng vừa khai trừ khỏi Đảng một chiến sĩ gan dạ đã tự tiện ăn hết số gạo dự trữ quy định, vậy mà ban đêm lại trở thành một tên ăn cắp. Ăn cắp vì đói, vì khát, ăn cắp vì thèm và ăn cắp một thứ còn quý hơn cả gạo, đó là hộp sữa dành cho ngƣời thƣơng bình. Cái

cảnh “Không dao, không kéo, chỉ bằng hai hàm răng, anh đã cạp thủng nắp hộp

và mút một hơi đến đáy.” [28, tr. 126] thật tàn tạ. Và sau đó thì mặc cho mọi

ngƣời nghi vấn nhau, Hai Hùng chỉ câm lặng cúi nhìn xuống đất. Khoảnh khắc của một tên ăn cắp và hèn nhát bên trong một ngƣời lính anh hùng. Cả Tám Tính với bản năng của một con thú say tình, văn học trƣớc 1975 đâu dám nhắc tới một ngƣời lính nhƣ thế. Một ngƣời đàn ơng “đánh giặc thần sầu” nhƣng “Cứ thấy hơi

hướng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé, miễn là có da có thịt là tâm thần bấn loạn”

[28, tr. 73]. Anh ta lao vào cuộc chinh phục với sự điên cuồng bệnh tật, với phần thú vật không thể kiềm chế. Trong chiến tranh, ham muốn bản năng ấy của con ngƣời khơng hiếm hoi và đơi khi nó cịn thể hiện ra bằng những mối tình chung đụng, có phần tội lỗi và lệch lạc nhƣ mối tình giữa đồng đội Kiên với ba cô gái trong khu trại tăng gia 67 (Nỗi buồn chiến tranh). Một mối tình vƣợt khỏi ràng buộc đạo đức và luân lý, mối tình éo le thời chiến.

Không chỉ mang những khiếm khuyết của thời chiến, ngƣời lính của văn học đổi mới cịn là những con ngƣời thất bại trong hiện tại. Đáng nhẽ ra với vai trò ngƣời hùng của chiến tranh, ngƣời lính trong hịa bình cũng phải xứng đáng với vai trị ngƣời cơng dân lạc quan, góp phần lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc. Ngƣời lính đƣợc hy vọng sẽ tiếp tục nắm vận mệnh dân tộc. Nhƣng tiếc thay, khi bom đạn ngừng rơi, ngƣời lính trở thành những kẻ lạc loài thảm hại. Họ thất bại trong hơn nhân, trong việc hịa nhập xã hội, trong việc kiếm sống. Bƣớc ra khỏi chiến tranh, Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) ban đầu cũng đi học tiếp, cũng dự định xây dựng một tƣơng lai tƣơi đẹp với Phƣơng nhƣng rồi anh vứt bỏ hết tất cả. Tình yêu khơng cịn, Kiên trở thành tên nhà văn gàn dở của phƣờng, suốt ngày say mèm và thức thâu đêm để sáng tác. Nhiều đêm anh lang thang nhƣ một kẻ mộng du trên những hè phố Hà Nội. Chẳng ai chờ đợi, chẳng ai để tâm sự ngoài ngƣời đàn bà câm mà anh chỉ tìm tới mỗi khi quá say. Một cuộc đời lạc lõng và thảm hại. Cịn Hai Hùng, ngƣời lính là niềm mơ ƣớc một thời của các cơ gái? “Tôi bốn

thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, bụng lép, ngực lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ đơ thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi, từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười nửa khổ…” [28, tr. 6]. Hai Hùng trở thành một ngƣời đàn ông nghèo khổ, trắng

tay, biến đổi cả về nhân tính và nhân hình. Cả hai ngƣời lính anh hùng ấy bị dày vị, bị ám ảnh bởi chính cuộc chiến mà họ đã trải qua. Kiên bị ám ảnh về những cái chết trong chiến tranh, về những hồi ức đẫm máu, u buồn và kinh sợ trải dài. “Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức

này đến hồi ức khác, ngày này qua ngày khác, đêm thâu này đến đêm thâu kia thử hỏi đã bao năm ròng” [36, tr. 58]. Mỗi hình ảnh của hiện tại đều nhuốm màu

sắc cuộc chiến, Kiên vùng vẫy và để chính mình sa lầy vào nó. Chiến tranh cùng nỗi tàn khốc đã hủy hoại tâm hồn Kiên, biến thành một bóng ma đi theo cuộc đời anh. Cịn đối với Hai Hùng, kí ức về thời kỳ hào hùng ấy khiến anh khơng thể hịa nhập vào hiện tại. Anh giống nhƣ một kẻ chỉ bám vào quá khứ để sống, để hồi tƣởng. Anh không quen và cũng không thể hiểu nổi những quy luật nghiệt ngã của đời thƣờng. Anh lật giở lại dĩ vãng, tìm hiểu những uẩn khúc về cái chết của Ba Sƣơng để tự giải thốt cho chính mình. Trƣớc hết là tự giải thoát anh khỏi nỗi ám ảnh về cái chết của ngƣời mình u, sau đó là tự giải thốt khỏi kí ức về chiến tranh để bƣớc tiếp.

Lạc lồi trong thời hiện tại, ngƣời lính cịn trở nên sa ngã, đánh mất chính mình bởi những ham mê, những khao khát tiền bạc, quyền lực. Ba Sƣơng đã từng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)