5. Cấu trúc luận văn
3.2. Thời gian và không gian nghệ thuật
3.2.1. Không gian đan xen giữa hiện thực và mộng ảo
Văn học trƣớc đổi mới có khuynh hƣớng chủ đạo là đặt nhân vật ngƣời lính vào trong những không gian rộng lớn, bao la và hùng vĩ nhƣ không gian vùng trời đất nƣớc nhƣ Vùng trời (Hữu Mai), không gian nô nức, háo hức trong chiến dịch nhƣ Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Ngun Ngọc),… Đây chủ yếu là những khơng gian mở, hồnh tráng, có tính chất sinh hoạt cộng đồng. Đặt nhân vật ngƣời lính vào những khơng gian này, nhà văn có điều kiện làm nổi bật vẻ đẹp lí tƣởng cũng nhƣ khắc họa những chiến công, những phẩm chất anh hùng.
Văn học đổi mới đã mở rộng các chiều không gian khắc họa nhân vật, không chỉ là không gian hiện thực của chiến tranh, hịa bình, khơng gian chung và riêng mà
cịn tiến tới khơng gian trong thế giới tƣởng tƣợng – không gian xuất hiện trong những giấc mơ của nhân vật. Sự đan xen, lẫn lộn, chồng chéo của các chiều không gian này giúp lột tả những mâu thuẫn, những góc khuất, những bi kịch của ngƣời lính trong cả đời sống vật chất và tinh thần.
Không gian thực tế đƣợc khắc họa trong tiểu thuyết đổi mới trƣớc hết là không gian rộng lớn của rừng núi, khơng gian có độ mở đến vơ tận của cuộc chiến. Đó là những cánh rừng bên bờ sơng Sài Gịn (Ăn mày dĩ vãng), đó là những hồ Cá Sấu, truông Gọi Hồn, Ngọc Bơ Rẫy,… (Nỗi buồn chiến tranh), không gian trong những làng xóm mà đội “Chim Én” làm nhiệm vụ (Chim én bay),.. Khơng gian ấy dƣờng nhƣ khơng có giới hạn về địa lý, khơng có giới hạn về độ cao, độ sâu và khơng có giới hạn về sự thảm sát, hiểm nguy. Câu chuyện chiến đấu của ngƣời lính trở đi trở lại trong những chiều khơng gian này và ở bất cứ địa điểm nào cũng gặp những mất mát, những cái chết, gặp một sự ám ảnh, mờ mịt kì lạ. Với Kiên là mƣa, mƣa và mƣa. “Bốn bề mìn mịt một màu mưa nặng trĩu, một
màu núi rừng ảm đạm và đói khổ” [36, tr. 21]. Một màu lục u ám bao trùm lên
con ngƣời, cảnh vật, mƣa hun đúc mặt đất bốc lên ngùn ngụt – mƣa nhƣng tồn hơi nóng, ẩm ƣớt, khơng gian núi rừng tồn mƣa ấy che mắt con ngƣời nhƣ để giấu đi báo hiệu về những tai họa bất ngờ ập tới: cái chết của Can bên bờ suối trong đêm mƣa lũ, sự biến mất đột ngột và thảm thƣơng của ba cô gái vào rạng sáng một đêm mƣa mát lạnh,… Không gian về những cơn mƣa, về những địa điểm chiến đấu, về cái sân bay ngày hịa bình cứ trở đi trở lại liên tục đến ám ảnh trong câu chuyện của Kiên – một khơng gian tồn cái chết, ở đâu cũng thấy cái chết. Một không gian giống nhƣ của Hai Hùng, Ba Sƣơng (Ăn mày dĩ vãng) – hết cuộc đột ấp này đến phá vòng vây khác, hết bãi mìn này đến bãi mìn khác, hết cái chết này đến cái chết khác và chỉ dành một điểm sáng nhỏ nhoi cho con suối màu sữa đã hun đúc nên bao chuyện tình và cũng chứng kiến bao chuyện tình bị chia đơi, cắt lìa. Con suối đƣa Tuấn và Thu đến với nhau, con suối chứng kiến Hai Hợi trở lại là ngƣời thiếu nữ biết yêu và đƣợc yêu, con suối mà Ba
Sƣơng ngồi bên Hai Hùng hàng giờ để thử thấu hiểu tâm hồn anh,… và cũng con suối ấy ngăn cách Hai Hùng lao ra cứu Ba Sƣơng, khởi đầu cho cả chuỗi bi kịch giữa hai ngƣời.
Không gian thực tế trong những trang viết của Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh) còn mang một màu sắc khác – một không gian của những câu chuyện huyền thoại hoang đƣờng. Cũng khơng biết có thật đã xảy ra những chi tiết thần bí, có hơi hƣớng ma qi ấy không hay chỉ là do sự hoảng loạn và ảnh hƣởng của khói hồng ma đến những ngƣời chiến sĩ, nhƣng những câu chuyện về tiếng cƣời “rũ rƣợi”, “sằng sặc” ở dƣới đồi 300, câu chuyện về ngƣời đàn bà trong lốt vƣợn, tiếng hát vọng lên từ lịng đất, “người ta đã trơng thấy nhiều qi vật lơng lá có
cả cánh lẫn vú với cái đi kỳ nhông kéo lết và họ ngửi thấy mùi tanh máu từ chúng, nghe thấy chúng gào rú và ca hát trong các hang động tối om ở chân đèo Thăng Thiên bên kia truông Gọi Hồn. Nhiều người đã chính mắt nom thấy những tốn lính da đen khơng đầu chơi trị rước đèn ở ven rừng.” [36, tr.20],…
đã ám ảnh ngƣời lính suốt cuộc chiến và theo chân họ trong hịa bình.
Khơng gian rộng lớn, chết chóc và ám ảnh ấy lại hoàn toàn đối lập với những khơng gian tù túng, chật hẹp mà ngƣời lính lựa chọn để trú ẩn, trốn tránh chiến tranh và trốn tránh cuộc đời. Trong thời chiến thì đó là cái toa tàu hỏa tối om, khơng nhìn rõ mặt ngƣời, chỉ đƣợc chiếu sáng bởi luồng pháo giật tung lên đã vĩnh viễn khiến Phƣơng và Kiên khơng cịn đƣợc nhƣ trƣớc nữa (Nỗi buồn
chiến tranh), đó là những căn hầm ngột ngạt mà Hai Hùng và những ngƣời đồng
đội tránh loạt bom đạn của kẻ thù (Ăn mày dĩ vãng), là căn hầm mật diện tính bằng nửa cái chiếu con, chỉ có độc ánh sáng từ mấy cái lỗ thơng hơi nhỏ xíu bằng đồng xu, và nóng khủng khiếp đã đƣa Hai Hùng và Ba Sƣơng gắn với nhau vĩnh viễn, đó là căn hầm mà Quy (Chim én bay) và anh Cƣờng cùng ở, là nơi chị cảm thấy thƣơng anh vô hạn với ƣớc muốn đƣợc ở bên anh suốt đời,… Những không gian ấy bắt đầu bằng sự gắn kết của tình ngƣời, tình yêu, và kết thúc bằng sự chia lìa, bằng những tai họa ập tới ngƣời lính. Cả khơng gian sống của ngƣời
lính trong hịa bình cũng là những khơng gian nhỏ bé, cô lập với xung quanh, phản ánh đời sống nội tâm lạc lõng, chơi vơi, khơng điểm tựa của con ngƣời. Đó là khơng gian căn phịng Kiên ở và sáng tác sau chiến tranh – căn phịng cũ của gia đình Kiên, là căn phịng tập thể của Quy ở cơ quan, nơi mà đèn điện chỉ bật đến mƣời giờ tối. Ở những không gian ấy, ngƣời lính sống với tâm tƣởng và những mộng mị của riêng mình, đƣợc sống thật với chính bản thân mình. Họ mệt mỏi, cô độc và thảm thƣơng, họ cố xua đi ký ức chiến tranh, cố xua đi những khát vọng để đủ sức khốc lên cho mình khn mặt bình thản, vững chãi khi đối diện với cuộc đời.
Không gian nghệ thuật trong các sáng tác của văn học đổi mới luôn xen kẽ giữa không gian đời thực và không gian của những mộng tƣởng, những giấc mơ triền miên. Sau khi trở về từ chiến tranh, Kiên ln chìm đắm trong những giấc ngủ “chòng chành, nhè nhẹ chao, chập chờn, đung đưa” [36, tr. 10] và mọi ký ức cứ
trở về trong những “giấc mơ dài không dứt” [36, tr. 33], luôn chịu “cảm giác đau đớn của giấc mơ” [36, tr. 51],… Những giấc mơ đƣa anh trở lại với một thời
chiến tranh khói lửa, mỗi giấc mơ là một câu chuyện, một kỉ niệm, một địa điểm. Có khi giấc mơ rõ ràng, rành mạch nhƣ một thƣớc phim quay chậm, có khi chỉ là những khoảng khắc giữa đêm chịu trận hỏa tiễn đổ xuống đầu, có khi là một cảm giác khơng đâu của một giấc mơ khi tỉnh,… Không gian trong những giấc mơ đƣợc phủ lên một sắc màu bàng bạc của ký ức, và Kiên tham gia vào nó vừa nhƣ một nhân vật vừa nhƣ một ngƣời chứng kiến rã rời. Có lúc, khơng gian trong giấc mơ lại trở nên kì qi và méo mó, nó làm cho nhân vật lạc bƣớc và khơng thể phân định đƣợc nhƣ giấc mơ về ngƣời phụ nữ nằm chết tại sân bay vào ngày hịa bình. Cũng giống Kiên, sau chiến tranh, Quy luôn bị ám ảnh bởi những khoảng không của giấc mơ thời chiến. Đối với chị, giấc mơ trở đi trở lại là ký ức về giám Tuân, về sự tra tấn dã man chị đã phải chịu suốt chiến tranh: “Trước mặt
chị lại hiện lên khuôn mặt lạnh tanh của giám Tuân. Khuôn mặt cho đến bây giờ vẫn không buông tha chị. Nhiều đêm nằm ngủ, chị đã choàng tỉnh dậy, giật đứt
dây màn, hét lên những tiếng kinh hoàng, làm náo động cả khu nhà vì khn mặt của nó…” [22, tr. 62]. Chị mộng mị về Dũng, về khát vọng có một gia đình nhỏ
hạnh phúc, nhiều đêm chị lại nằm mơ về cái chết của chính mình: “Chị lang
thang đi trên những con đường dài hun hút và điều khiến chị sợ hãi là dưới địa ngục, cuộc chiến tranh vẫn chưa chấm dứt.” [22, tr. 175]. Những cơn mê sảng
khủng khiếp ấy đã khiến chị hoảng loạn và cố thức trắng cả đêm dài trong cô độc.
Bản thân nhân vật luôn sa vào trong không gian của những giấc mơ mà không cƣỡng lại đƣợc, luôn bị nhầm lẫn giữa mơ và thực, thực tại bị chính giấc mơ quấy nhiễu. Khắc họa nhân vật ngƣời lính trong những chiều khơng gian xen kẽ này giúp ngƣời lính hiện lên trong cả tâm thức và tiềm thức, những bí ẩn, những khao khát thẳm sâu nhất mà chính họ cũng khơng phát hiện ra đƣợc phơi bày trƣớc mắt ngƣời đọc.