Con người hiện diện cả trong đời sống cộng đồng và đời sống cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 44 - 49)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính

2.2.1.1. Con người hiện diện cả trong đời sống cộng đồng và đời sống cá

xuất hiện với đồng đội, với bà con, đóng vai trị là biểu tƣợng kết nối cộng đồng. Tuy vẫn xuất hiện những giây phút riêng tƣ, những tâm sự cá nhân nhƣng có chăng chỉ là những giây phút nghĩ về tổ quốc, về chiến thắng, về đánh trận: “Bỗng dưng tôi bắt gặp một bơng hoa vui đang nở ngập ngừng trong lịng tôi,

tỏa hương quen xông đầu tơi lịm dần. Tơi nhận ra rồi. Đó là niềm vui được đánh giặc” [55, tr.93]. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ngƣời lính ít đƣợc nhìn dƣới

các góc độ khác nhƣ con ngƣời của đời sống riêng tƣ, con ngƣời trong thời bình. Ngƣời lính hiện lên với cái nhìn đơn giản, nhất quán nên khơng tránh khỏi sự hình tƣợng, đơn điệu, một chiều. Văn học thời kỳ đổi mới đã mở rộng góc nhìn về ngƣời lính, soi chiếu ngƣời lính trong những hồn cảnh khác nhau, đặc biệt là những giây phút riêng tƣ nhất, những khoảnh khắc đơn độc trong hịa bình để thấy đƣợc sự mất mát, đau thƣơng, sự thiếu hụt hạnh phúc và bình yên. Văn học thời đổi mới đã đem tới một cái nhìn đa chiều, phức tạp về ngƣời lính, về con ngƣời, đã phơi bày những góc khuất của con ngƣời, đã đặt con ngƣời trong một chỉnh thể cả cộng đồng và cá nhân, trong cả những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến đấu và những năm tháng buồn tẻ, mất phƣơng hƣớng nhất của hịa bình, để con ngƣời có thể tự nhìn nhận lại mình và nhìn nhận lại những gì đã qua.

2.2.1.1. Con người hiện diện cả trong đời sống cộng đồng và đời sống cá nhân cá nhân

Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới khơng chỉ đặt ngƣời lính trong mối quan hệ với cộng đồng, tập thể mà còn cả trong những khoảnh khắc của đời sống cá nhân, đời sống có những mối quan hệ, những tâm tƣ, tình cảm mà chỉ riêng ngƣời lính biết, nhiều khi chún chẳng liên quan gì đến cuộc chiến đấu, đến chiến thắng của

dân tộc. Những hồn cảnh mới, góc nhìn mới này cho thấy cái nhìn nhân bản về ngƣời lính: mỗi con ngƣời dù là anh hùng của cả dân tộc đều có một đời sống riêng tƣ bên cạnh những mối quan hệ lớn lao của tập thể, đời sống riêng tƣ ấy cũng đáng đƣợc quan tâm, đƣợc trân trọng và đƣợc tìm hiểu, đời sống ấy cũng là một phần của ngƣời lính.

Với Nỗi buồn chiến tranh, một tập hợp những ngƣời lính nhƣ Kiên, nhƣ Can,

nhƣ Hòa, nhƣ Thịnh con,… đƣợc khắc họa một cách sống động trong những giây phút chiến đấu cùng đơn vị, sinh hoạt cùng đơn vị, nhất là trong cái tiểu đoàn 27 bị tiêu diệt hoàn toàn phiên hiệu cũng nhƣ trung đồn 3 đến cuối cùng chỉ cịn Kiên là ngƣời may mắn sống sót. Khi ở trong tập thể, Kiên có biệt danh “Thần Sầu” vì anh ít nói, lầm lì, Thịnh con thì hoạt ngơn, Tạo “voi” lại đặc biệt say mê ăn uống,… Khơng chỉ có chiến đấu, có cầm súng lao về phía kẻ thù, đời sống tập thể của ngƣời lính hiện lên phong phú với cả “Chính trị sáng, chính trị

chiều, tối lại cũng chính trị” [36, tr.15], “Đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối thì chơi bài” [36, tr.15]. Cả tiểu đội hòa thuận, vui vẻ và tếu táo, đánh bài, hút

hồng ma, truyền nhau những lời đồn đại về ma quỷ và tiên tri,… Đó là những ngày sung sƣớng vì trung đội mƣời ba đứa vẫn cịn đủ mặt. Đó là những trận sát phạt mà “Tiền đặt cửa là những tàu thuốc “đồng bào” hôi mù, cay cú hơn thì

thuốc lào, đá lửa hoặc sợi hồng ma – một thứ tiền ma túy – hoặc là lương khô, và ảnh nữa, ảnh con gái các loại, bất kể gái Tây hay ta, xấu hay đẹp, người yêu hay người dưng, dùng tuốt, dốc tuốt, dốc hết ra mà sát phạt” [36, tr.15]. Tập thể

ấy cũng có những giờ phút căng thẳng và gần nhƣ là ngã quỵ khi đem xử tử những tên thám báo giết hại ba cô gái ở khu tăng gia trong rừng, những lần đi dị tìm tiếng cƣời điên dại khơng biết là của ngƣời hay ma,…

Sau chiến tranh, những ngƣời lính cịn sót lại đƣợc khắc họa trong một tập thể khác, một cộng đồng sống khác, đó là quán “café de la hiên”, một nơi tụ tập của những “cựu chiến binh” hồi đầu giải phóng. Họ đến để tâm sự, để giải tỏa nỗi buồn, để mách nƣớc cho nhau những con đƣờng phát triển trong cuộc sống.

Cũng chính trong quán café này, Kiên đã đánh bị thƣơng một ngƣời tình cũ của Phƣơng và vĩnh viễn mất nàng. Ngƣời lính nhƣ Kiên cũng bƣớc vào đời sống cộng đồng với khu tập thể cũ nát, với những ngƣời cùng phƣờng đã gọi anh là “nhà văn”. Với tập thể “cũ” mà “mới” này, Kiên là một ngƣời “dị biệt, khó cắt nghĩa”. Những ngƣời trong cái tập thể mà anh sống hoàn tồn tách biệt nhìn Kiên nhƣ nhìn “một kẻ bị ma ám, người ta bảo thế, một di chứng của thời đại

trước. Một con ma men, uống để sám hối, để chôn vùi những uẩn khúc, những tội lỗi hẳn là vô khối trong đời. Một kẻ được đàn bà yêu thích và cưu mang song lại là một tay ái nam ái nữ về phần hồn. Một tay tiểu tư sản thực thụ cuối cùng của khu phố, phản loạn và cực đoan song cực kỳ bạc nhược và cực kỳ do dự.”

[36, tr. 315].

Nhƣng trong Nỗi buồn chiến tranh, một phần quan trọng hơn của ngƣời lính,

nhất là với Kiên, là đời sống cá nhân hiện lên đầy éo le và phức tạp. Nếu trƣớc chiến tranh, ngƣời ta tránh nói đến những vấn đề riêng tƣ, tránh nói đến những mối quan hệ không liên quan tới cuộc chiến, giấu đi những khoảnh khắc ngƣời lính chỉ có một mình thì đến văn học đổi mới, đến Nỗi buồn chiến tranh, ngƣời lính hiện lên với đầy đủ cuộc sống cá nhân phức tạp, với những giây phút “chỉ có mình mình biết”, những giây phút cơ đơn và lạc lõng. Trong tập thể, Can là một ngƣời lính anh dũng, cố gắng tu dƣỡng, là một điển hình noi theo của mọi ngƣời, Kiên chỉ thấy Can “có một bản chất con nhà nơng thích hợp tuyệt đối với cảnh

địa ngục chiến hào” [36, tr. 29]. Thế nhƣng nhà văn đã soi chiếu vào đời sống cá

nhân để thấy một Can mất niềm tin, mất hy vọng, một con ngƣời luôn đau đáu hƣớng về quê hƣơng, về mẹ già cơ cực rồi quyết định đào ngũ trong một đêm mƣa tầm tã. Mỗi ngƣời lính một cuộc đời riêng, một tâm sự riêng. Với Vĩnh là ngƣời mẹ già ốm yếu và những đứa em nheo nhóc, với Kiên là nỗi niềm đau đáu về ngày mai, về chiến tranh, và nhất là về Phƣơng, về mối tình dai dẳng, bền bỉ, tƣơi đẹp nhất mà cũng bi thƣơng nhất. Trƣớc chiến tranh, Kiên cũng có mối quan hệ riêng tƣ với cha, với mẹ, với ngƣời cha dƣợng,… nhƣng phải đến khi soi

chiếu trong tình yêu của Phƣơng, hình ảnh của Kiên mới hiện lên một cách rõ nét, phức tạp, đầy mâu thuẫn. Những năm tháng tuổi trung học ngây thơ và trong sáng, chuyến tàu bất hạnh chia lìa và làm rạn vỡ cả hai, thời gian ngắn ngủi tƣởng nhƣ hạnh phúc khi tái hợp và nỗi niềm thƣơng nhớ không nguôi, không dứt. Trong văn học chiến tranh trƣớc kia, tình yêu đâu đóng một vai trị quan trọng nhƣ thế với ngƣời lính, các mối quan hệ riêng tƣ chì làm nền cho cái chung. Đến cả khi gặp con trai, ông bố đã mở lời ngay về vấn đề đất nƣớc: “Chốc nữa anh hãy báo cáo với tôi công việc anh đã làm từ ngày đi bộ đội.

Quyết tâm thư khi đi chiến trường anh viết ra sao?” [8, tr. 67]. Kiên đƣợc soi

chiếu, đƣợc đặt vào trong mối quan hệ với ngƣời đàn bà câm, trong cái nhìn và sự dõi theo âm thầm của chị để chứng kiến những giây phút anh say, những giây phút anh cần một ngƣời để trút bầu tâm sự.

Cũng giống nhƣ Bảo Ninh, Chu Lai và Nguyễn Trí Hn cũng đặt hình tƣợng ngƣời lính của mình trong cả cuộc sống tập thể và soi chiếu họ trong cuộc sống cá nhân. Với mỗi góc nhìn, ngƣời lính hiện lên cùng một đời sống phong phú, phức tạp. Hai Hùng và Ba Sƣơng là hình tƣợng tiêu biểu của tập thể, đặc biệt là Hai Hùng. Hai Hùng là ngƣời đội trƣởng dũng cảm và quyết đoán, anh nhận đƣợc sự kính trọng và tin tƣởng tuyệt đối của cấp dƣới. “Nói về anh, các cơ du

kích, các cơ trong đội pháo binh thường hít hà: Chao ơi! Người thế kia mà chết thì uổng q!” [28, tr.32], “Đồng đội tin cậy nơi anh như đồn thủy thủ hết lịng tin cậy người thuyền trưởng tài ba giữa mn trùng sóng cả”. Anh cũng có

những lúc xung đột gay gắt với đồng đội, những lúc cần ổn định tinh thần cho chiến sĩ và cho chính mình. Chu Lai cũng đặt Hai Hùng trong đời sống tập thể với đồng đội chiến tranh, trong những cuộc chiêu đãi ở nhà hàng, cuộc gặp mặt ở nhà ông bác sĩ thời chiến, cuộc tụ tập chè chén ở nhà Tám Tính,… Và ở bên cạnh anh là hình ảnh của Ba Sƣơng, nữ y tá của đội du kích và nữ giám đốc thành đạt đƣợc bao vây trong hào quang tiền bạc, quyền lực. Mỗi môi trƣờng tập

thể khác nhau lại cho thấy một nét mới trong tính cách nhân vật ngƣời lính của Chu Lai

Quy là một ngƣời lính đặc biệt, khi bắt đầu cầm súng, chị mới chỉ là một cô bé, một nạn nhân của bom đạn thời chiến. Quy sinh hoạt chủ yếu trong đội “Chim Én” với anh Cƣờng, Thêm và Dũng, cuộc sống tập thể ban đầu của Quy chỉ có vậy. Nhƣng khi soi chiếu trong mối quan hệ tập thể này, Nguyễn Trí Huân đã cho thấy những khác biệt của nhân vật Quy với các nhân vật khác cũng nhƣ cho thấy những mâu thuẫn trong chính cuộc chiến của chị. Quy cũng đƣợc khắc họa trong tập thể sinh hoạt, làm việc ở cơ quan để cho thấy một cái nhìn khác, một quan điểm khác của nhân vật về cuộc đời, về số phận những con ngƣời bên kia chiến tuyến.

Cả Chu Lai và Nguyễn Trí Huân cũng giống nhƣ Bảo Ninh, đặt nhân vật ngƣời lính của mình trong một mối quan hệ bất biến và vĩnh cửu của mỗi ngƣời: tình yêu. Hai Hùng và Ba Sƣơng có một tình u bền bỉ và đẹp đẽ vơ ngần, và tình yêu ấy trở thành nỗi ám ảnh suốt cả cuộc đời. Trong tình yêu của hai ngƣời, những nỗi nhớ, những giận hờn, ghen tng, những lo lắng ngồi chiến tranh trở thành tất yếu. Cả Hai Hợi với một đời sống tình cảm nồng nhiệt nhƣng bất hạnh, Tám Tính với cuộc hành trình đầy bản năng bất tận đều là một góc chiếu mới mẻ về ngƣời lính. Quy (Chim én bay – Nguyễn Trí Hn) thì có mối tình với Cƣờng từ thời thiếu nữ, mối tình đi theo chị cho tới hịa bình nhƣng bất thành,…

Bên cạnh đời sống tập thể, bên cạnh những mối quan hệ cá nhân, ngƣời lính trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đƣợc soi chiếu sâu hơn, toàn diện hơn bởi một đời sống “chỉ riêng mình biết”, trong những khoảnh khắc mà chỉ có nỗi niềm, có kí ức làm bạn với họ. Đó là những giây phút Kiên nhớ Phƣơng trong khói hồng ma, là những đêm anh thức trắng cùng cuốn tiểu thuyết dở dang, là những bƣớc chân vô định trên hè phố Hà Nội,… Hồi ức dày vò Kiên, dày vò Hai Hùng, dày vò Quy “tôi đã phải chịu đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, ngày này qua

Kiên đi lạc trong những giấc mơ chuếnh chống cịn Hai Hùng thì ngủ gục với nỗi niềm về dĩ vãng, tìm về dĩ vãng nhƣ một kẻ ăn mày hào quang, Ba Sƣơng thì chạy trốn quá khứ và cố ẩn thân nhƣ một “bà hồng cung cấm”, Quy thì cơ đơn với những giấc mơ quái dị mà chỉ biến mất khi chị sắp chết, khi chị sắp có hạnh phúc. Đời sống tinh thần của ngƣời lính đƣợc khắc họa chân thực với những nỗi niềm, những ám ảnh đã cho thấy cái nhìn khác biệt về con ngƣời trong thời kỳ đổi mới: con ngƣời ngoài những giây phút sống với cái chung, với tập thể cũng cần có những mối quan hệ riêng tƣ, sống với chính bản thân mình. Chỉ khi ấy, khi soi chiếu lại mình, con ngƣời mới có thể bộc lộ hồn tồn cả những góc khuất, những bất hạnh, đau thƣơng và những hạnh phúc bình dị nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thay đổi quan niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết việt nam đầu thời kỳ đổi mới (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)