5. Cấu trúc luận văn
2.2. Sự thay đổi quan niệm về con ngƣời qua hình tƣợng ngƣời lính
2.2.2. Con ngƣời đƣợc nhìn một cách tồn diện, nhân bản
Văn học là một hình thái phản ánh thẩm mỹ. Văn học sáng tạo ra các giá trị thẩm mỹ. Theo Ốp-xi-an-nhi-cốp: “Cái thẩm mĩ là một khái niệm bao quát, phản ánh
cái chung vốn có ở các hiện tượng thẩm mĩ. Cái chung đó là: cái thẩm mĩ khách quan trong tự nhiên, xã hội, các sản phẩm sản xuất vật chất và tinh thần, hoạt động thẩm mĩ hay sáng tạo “theo quy luật của cái đẹp”; cái thẩm mĩ chủ quan, hay ý thức thẩm mĩ (tình cảm thẩm mĩ, cảm thụ, nhu cầu, đánh giá, lí tưởng…). Dĩ nhiên văn hố nghệ thuật cũng thuộc khái niệm cái thẩm mĩ.” Giá trị thẩm mỹ
đại diện cho nhu cầu của thời đại, vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính tập thể. Các giá trị thẩm mỹ có thể bao gồm những giá trị tích cực nhƣ cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng,… mà cũng bao gồm những giá trị tiêu cực nhƣ cái tầm thƣờng, cái nghịch dị, cái thấp hèn, cái giả dối,… Hệ thống giá trị thẩm mỹ của một nền văn học thể hiện qua cách lựa chọn đề tài, chủ đề, qua cách khắc họa các hình tƣợng nhân vật tiêu biểu,…
Hệ giá trị thẩm mỹ của văn học 1945 – 1975 mang tính cao cả, thuần khiết, đơn trị. Với cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng, với cái nhìn hiện thực chiến trận đầy say mê, ca ngợi, hình tƣợng con ngƣời hiện lên là hình tƣợng ngƣời anh hùng vƣợt trên hoàn cảnh, mang những vẻ đẹp thuần nhất, chói ngời nhất. Con ngƣời cơng dân, con ngƣời lịch sử, con ngƣời chiến trận, con ngƣời đại diện cho những nét đẹp tiêu biểu, toàn diện của dân tộc, điều này thể hiện rõ rệt qua việc thể hiện hình tƣợng ngƣời lính. Ngƣời lính trong văn học trƣớc đổi mới vắng bóng những giá trị thẩm mỹ tiêu cực. Bất kể một tƣ tƣởng, một suy nghĩ ngồi luồng, khơng cùng đồng nhất với cái chung nào sẽ bị phê phán, bị khiển trách nhƣ ý định xin giải ngũ của Tá (Xung Kích). Ngay cả tình u của ngƣời lính trong văn học trƣớc đổi mới cũng luôn gắn liền với sứ mệnh cộng đồng, luôn đƣợc dẫn đƣờng bằng lý trí nhƣ Thiêm – Mẫn (Mẫn và tơi), Ngạn – Qun (Hịn
Đất), Lữ - Hiền (Dấu chân người lính)… Mỗi hình tƣợng ngƣời lính đó là sự
tập trung của những nét cao cả, tốt đẹp, tồn diện nhất nhƣ chính ủy Kinh (Dấu
chân người lính) – một ngƣời cha, một ngƣời chồng, một ngƣời thủ trƣởng kiên
tâm, công bằng, dũng cảm, sáng suốt nhƣng cũng bình dị, gần gũi và thấu hiểu đồng đội. Chỉ phải cái tính chểnh mảng và hay quên, nhƣng đây cũng là một nét
đƣợc yêu mến ở ngƣời thủ trƣởng này chứ không đƣợc coi là khiếm khuyết. Tuy nhiên, với cách miêu tả, cách xây dựng nhƣ thế, hình tƣợng ngƣời lính trong văn học trƣớc đổi mới hiện lên còn đơn giản, giáo điều nhƣ Nguyễn Minh Châu nhận xét là: “một chiều, thường là quá tốt, chưa thực” [7, tr. 57], từ đó cũng cho thấy quan điểm về con ngƣời của giai đoạn này cũng mới chỉ một chiều, giản đơn, sơ lƣợc. Hạn chế này đƣợc nhà văn Nguyễn Minh Châu giải thích là do hồn cảnh và yêu cầu của lịch sử: “Trong cả hai cuộc kháng chiến, bao giờ chúng ta cũng
là một kẻ yếu, phải đánh nhau với những kẻ thù mạnh, mà buộc chúng ta phải thắng bằng bất cứ giá nào, vì sự sống còn của đất nước. Phải chăng những đặc điểm đó bắt buộc chúng ta phải tạm gác lại những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của từng con người khơng trực tiếp tạo nên chiến thắng” [7, tr. 57-58]. Trong văn học trƣớc 1975 cũng đã xuất hiện một vài tín
hiệu về kiểu nhân vật ngƣời lính đa chiều, phức tạp nhƣ Liêu (Mùa hoa dẻ) của Văn Linh. Liêu là hình mẫu ngƣời anh hùng có đời sống nội tâm nhiều biến động, có những suy nghĩ, hành động tuy chƣa nổi trội nhƣng cũng ít nhiều vƣợt ra khỏi quy chuẩn đạo đức cộng đồng, tuy nhiên, vào giai đoạn đó, hình tƣợng này bị phê phán là “rắc rối” và tƣ tƣởng của tác giả bị chỉ trích nặng nề. Có lẽ, trong những nhân vật ngƣời lính xuất hiện ở văn học đổi mới, ta ít nhiều gặp lại hình ảnh của Mùa hoa dẻ.
Đến thời kỳ văn học đổi mới, để phù hợp với những vận động của đời sống xã hội – văn hóa – kinh tế, một hệ giá trị thẩm mỹ mới đã đƣợc hình thành. Đó là sự chuyển đổi từ hệ giá trị cao cả thuần khiết, đơn trị sang hệ giá trị đời thƣờng phồn tạp, đa trị. Với hệ giá trị này, hình tƣợng ngƣời lính đƣợc khắc họa một cách đa diện, phức tạp. Khơng cịn chỉ là biểu tƣợng của sự cao cả, thuần khiết nữa, hình tƣợng ngƣời lính trong văn học đổi mới là sự pha trộn của cả những giá trị tích cực lẫn tiêu cực. Các giá trị này vừa đối lập nhau, vừa cùng thống nhất trong một con ngƣời nhƣ cao cả - thấp hèn, anh hùng - tầm thƣờng, rộng lƣợng - ích kỷ, dũng cảm - hèn nhát, thú tính - lý trí,… Sự đối lập giữa các giá trị
cùng tồn tại trong hình tƣợng ngƣời lính cho thấy cái nhìn thực tế về con ngƣời: con ngƣời là một chỉnh thể đƣợc hợp thành từ những mảng đen và trắng, từ hạnh phúc và khổ đau. Hành trình vƣơn tới ý nghĩa cuộc sống là hành trình con ngƣời vƣợt lên khỏi những mất mát, nhỏ nhen để lƣu giữ những giá trị tốt đẹp của tâm