Thời gia n sự song hành và đối lập của “thời tƣơi” và “thời phai”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 59 - 62)

Trên cái gốc là lòng ham yêu, ham sống, những cảm xúc về thời gian của Xuân Diệu trong cả các sáng tác thơ và văn đều hiện lên rất rõ nét, thậm chí ám ảnh ông. Chính vì quan niệm thời gian một đi không trở lại nên Xuân Diệu ít khi nhìn thời gian theo sự vận động một chiều của nó: quá khứ - hiện tại - tương lai. Chính vì luôn coi thời gian là “kẻ thù đáng gờm nhất” (theo cách nói của Nguyễn Đăng Mạnh), đồng thời là “đại lượng tiêu cực, là kẻ thù với hạnh phúc và tuổi xuân”

(Trần Đình Sử), cho nên trong cả những trang thơ và trong văn xuôi của mình, đối với Xuân Diệu, thời gian có hai thì: “ thời tươi” và “thời phai”.

Nếu trong những trang thơ, chúng ta hơn một lần bắt gặp khoảng “thời phai” này :

“Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”

( Vội vàng )

Thì trong những trang văn của ông ta cũng thấy ông phản ánh “thời tươi” và “thời phai” rất sâu sắc.

Xuân Diệu đã sớm nhận ra rằng tuổi trẻ con người là “thời tươi” và nó không quay trở lại bao giờ :

“Em có mười sáu tuổi chỉ một lần, em không có đến hai lần cái tuổi hai mươi, em chẳng bao giờ có lại tuổi mười tám. Em chỉ có một tuổi vui…”(Giã từ tuổi nhỏ).

Chính vì ý thức được sự trôi chảy của thời gian nên Xuân Diệu đã nhìn ra sự tàn tạ của chiếc giường qua năm tháng. Ông chia thời gian – quãng đời sống của cái giường ra làm hai chặng, như hai phần của cuộc đời con người- như quá trình lên dốc và xuống dốc gắn với thời tươi - lúc chiếc giường được trọng dụng và thời phai- khi chiếc giường đã cũ kĩ và bị bỏ đi (Truyện chiếc giường).

Quãng thời gian đẹp đẽ nhất của chiếc giường thật giống với cô gái trẻ còn duyên “kẻ đón người đưa”. Cái giường đẹp bởi gắn với thời tươi sắc mà Xuân Diệu đã đặt cho đúng một từ nhưng ý nghĩa thật chính xác “mới” :

“…Xưa kia, tôi đẹp, tôi mới. Tôi lại đẹp nhất, mới nhất, không một kẻ nào cùng loài có thể sánh được kiểu tối tân của tôi. Suốt tỉnh nhỏ, người ta đều biết đến tiếng cái giường ở tiệm đồ gỗ X. Bao nhiêu người thèm thuồng đã đến mặc cả…bao nhiêu người đã trầm trồ” (Truyện cái giường).

Và nay, khi thời gian đi qua, thời tươi qua đi, chiếc giường bắt đầu tàn tạ. Nó xuống cấp dần, cũ kĩ, hỏng hóc và cuối cùng bị vứt bỏ. Thời phai của nó đã đến:

“ Bây giờ tôi cũ, tôi xấu, tôi hư. Những hình dáng thuở trước tân thời, bây giờ lại cổ hủ. Tôi đã thấy những chiếc chiếu dần dà rách, những cái gối dần dà mềm nhũn, những cái chăn dần dà mòn thủng, những cái màn hư hỏng từng miếng một, để lọt muỗi vào. Chiếu, chăn, màn, gối lần lượt tiếp nhau vào cõi tan nát; cái giường ở lại làm sân khấu cho sự đổi thay…Tôi càng cũ đi, sự hư hỏng càng đến gấp, cũng như một người càng già, những sự yếu đuối càng rủ nhau ùa đến thật nhanh. Ðoạn sau này, mỗi tháng đem đến một sự xiêu vẹo, mỗi ngày một sự mòn mỏi, rồi bỗng chốc hiện ra nào mộng hư, nào chốt gãy, nào ván thủng, chân què. Rồi tôi run lên như một kẻ già, gỗ kêu răng rắc như một ông cụ rũ xương; tôi lòng khòng yếu đuối, mọt đến ăn tôi, cọt kẹt suốt đêm ngày...” (Truyện cái giường).

Như vậy, chỉ từ câu chuyện về cái giường, từ một sự vật tưởng chừng vô tri vô giác, Xuân Diệu lại cho người đọc cảm thấy xót xa vì sự trôi chảy của thời gian. Cùng với ngày tháng qua, Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy được sự vật bị bào mòn tàn tạ đến thế nào.

Vì thế, trong quan niệm của Xuân Diệu đã bộc lộ rõ sự phũ phàng của thời gian. Nó là tác nhân của sự tàn lụi, tàn phai của vạn vật cũng như của đời người. Sự thay đổi vị trí từ quan trọng đến vô dụng của chiếc giường đã tố cáo mãnh liệt độ phai tàn phôi pha mà vạn vật đều phải sợ :

“ Hai người chủ càng năm càng phát đạt, sự giàu sang cứ đến rất đều nhịp, lòng người bởi thế cũng đều nhịp mà tùy thời. Người ta mấy mươi lần bắt tôi đổi chỗ, mang từ phòng này sang phòng khác, đặt hết lối dọc đến lối ngang. Ban đầu tôi là chỗ nằm của ông chủ bà chủ, Rồi năm năm sau, một cái giường nguy nga tráng lệ đến làm bật hẳn sự hèn kém của tôi. Tôi thành chỗ nằm của những người khách đến ở vài ngày. Rồi tôi lại được thành chỗ nằm của một bọn trẻ con, chúng mình nhẹ song những cách tàn phá của chúng thì rất nặng. Chúng trèo lên mình tôi, và đi guốc, đi giầy lên, và nhảy nhót đùng đùng, và đánh lộn nhau ầm ĩ. Từ nhà trên tôi đã xuống nhà giữa, rồi tôi lại xuống nhà dưới, rồi cuối cùng tôi lại xuống nhà bếp, hứng lấy khói bụi mồ hóng, làm chỗ ngủ cho đầy tớ. Rồi thì đầy tớ cũng không thèm tôi nữa: tôi thì quá già mà họ lại giàu thêm. Cuối cùng, họ đẩy tôi vào đây, tôi sẩy vào đây. Khi họ mang tôi lên vai vứt ra khỏi cuộc đời, bao nhiêu xương xóc của tôi đã kêu to lên một lần cuối cùng, và tôi biết rằng tôi đã hết” (Truyện cái giường).

Nói tóm lại, chúng tôi nhận ra rằng trong văn xuôi Xuân Diệu, phạm trù thời gian được biết đến với những yếu tố sau:

Thời gian đã không còn là một công cụ nghệ thuật mà còn trở thành đối tượng phản ánh, đối tượng nhận thức. Thời gian trở thành một lực lượng để đối địch lại sự tồn tại của con người. Thời gian không phải là thời gian tuyến tính mà thời gian là sự cử động. Nó trôi chảy, một đi không trở lại. Cho nên Xuân Diệu luôn nuối tiếc và muốn níu kéo bước thời gian.

Thời gian diễn ra trong sự phôi pha, ngắn ngủi của sự vật, gắn với hai thì “thời tươi” và “thời phai”. Sự xuân sắc, tươi tắn hay tàn tạ phôi pha của sự vật và con người đều gắn với thời gian. Vì vậy, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ mỗi người hãy biết nâng niu và trân trọng thời gian của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)