Sử dụng danh từ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 102 - 104)

Chúng ta biết rằng, danh từ là loại từ dùng để định danh. Văn xuôi Xuân Diệu là cả một thế giới trữ tình. Xuân Diệu đã kết hợp danh từ với một tập hợp từ khác tạo thành thành cụm danh từ:

Cùng một danh từ "cái hôn", Xuân Diệu tạo ra những cụm danh từ khác nhau biểu cảm các trạng thái khác nhau của sự tiếp xúc nhục thể kỳ diệu này.

- Cái hôn khoái lạc; Cái hôn ngọt ngào; Cái hôn ấm; Cái hôn nhẹ; Cái hôn chờ đợi lâu ngàn năm; Cái hôn tủi tủi; Cái hôn yêu đương; Cái hôn mơ màng; Cái hôn nhẹ; Cái hôn mê ly…

Cùng chỉ một danh từ “con đường”, song Xuân Diệu đã kết hợp danh từ này với các từ ngữ khác để tạo thành: Con đường sắc xanh không dải nhựa; Con đường thơ mộng; Con đường đời; Con đường mờ mịt; Con đường phiêu lưu vạn dặm phong trần…

Và “buổi chiều”, cái thời khắc dễ làm tâm hồn người ta nảy sinh những cảm xúc, được Xuân Diệu miêu tả với những sắc thái:

- Buổi chiều triền miên của sự vật và linh hồn - Buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ

- Buổi chiều trong nhà và trong tâm lí

Bằng cách kết hợp này Xuân Diệu đã tạo nên một sắc thái nghĩa mới cho danh từ. Mỗi danh từ tham gia vào sự kết hợp này bao nhiêu lần sẽ có bấy nhiêu sắc thái mới.

Mặt khác, cách kết hợp này còn tạo ra những ngữ danh từ có phần phụ sau là một tập hợp các từ có tác dụng biểu cảm, khu biệt nét nghĩa cho thành phần trung tâm. Vì vậy, các tên gọi của Xuân Diệu không chỉ dừng lại ở cách gọi tên thông thường mà trở thành những tên gọi có dấu ấn, vừa để gọi tên nhưng cũng đồng thời ghi lại những cảm xúc, cảm giác, ấn tượng gắn với chính nó.

Thí dụ khi miêu tả hình ảnh Em Tuổi Nhỏ lúc biệt ly với nhân vật tôi - anh Người lớn - để vào quá khứ (trong tác phẩm "Giã từ tuổi nhỏ") Xuân Diệu viết:

- Miệng cười gượng - Môi thắm hơi buồn - Mắt xanh quá

Hoặc đây là những gì anh Người lớn đã giao lại cho em Tuổi nhỏ: - Hiên trường có tiếng guốc vang

- Nhà chơi đầm ấm những chiều mưa - Mảnh sân rộn ràng khi ong vỡ

- Khoảng vườn hoang dại để những chiều hồn bạn ra ngồi mà tủi thương.

- Ngọn đèn canh thâu ánh vàng thao thức - Chiều duyên dáng cách thơ ngây

- Nắng vàng thương nhớ - Mây sớm an lành

Và những tên gọi có dấu ấn này thực ra là cách để cho Xuân Diệu cụ thể hóa những trạng thái cảm xúc cô đọng trong thế giới trữ tình của mình ở tuổi thơ, đồng thời khiến cho lời văn của ông trở lên xúc tích mà giàu hình ảnh.

Nếu để ý thêm một chút, chúng ta cũng nhận ra rằng, Xuân Diệu rất hay sử dụng các danh từ được kết hợp với các tính từ để tăng thêm sức biểu hiện và hình ảnh cho các sự vật được ông miêu tả. Ngay nhan đề của các tác phẩm cũng được Xuân Diệu ý thức sử dụng các cụm danh từ ( Danh từ + tính từ ):

- Chú lái khờ

- Phấn thông vàng

- Bà chúa vinh quang - Suối tóc đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)