Cách sử dụng từ ngữ trong truyện ngắn Xuân Diệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 101 - 102)

Trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, các nhà văn thường sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang tính hình tượng cao. Có thể nói, bằng sức gợi tả cảm xúc, cảm giác thông qua hệ thống ngôn từ, các tác giả của dòng truyện ngắn trữ tình đã mở rộng cánh cửa đi vào khám phá thế giới nội tâm của nhân vật, soi chiếu và lý giải những rung động, những biến đổi tinh vi trong đời sống tâm hồn con người, đồng thời mở ra những cánh cửa khác đến với thế giới vạn vật xung quanh, thiên nhiên và cảnh vật.

Xuân Diệu là một trong những nghệ sĩ đi tiên phong trong việc giải phóng từ ngữ khỏi những khuôn khổ chật hẹp của văn thơ truyền thống và thổi vào đó làn gió mát của cái mới và sự cách tân. Vì vậy, Xuân Diệu rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm tăng giá trị biểu đạt cho những sáng tác của mình. Quả như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói “văn xuôi trước Cách mạng của Xuân Diệu là "những áng văn thật đẹp, lời chau, ý chuốt, chứa đầy chất thơ” [72,98].

Nhìn chung, những "lời chau ý chuốt" này được Xuân Diệu xây dựng hầu hết bằng những từ thuần Việt. Ông rất ít sử dụng những từ Hán Việt, chỉ có rất ít trường hợp có lẽ không chọn được từ thuần Việt thay thế thì tác giả mới dùng từ Hán Việt. Hệ thống từ ngữ trong văn xuôi Xuân Diệu chứng tỏ tiếng Việt đã đến độ hoàn toàn có khả năng diễn tả đầy đủ, sát thực, sinh động mọi cung bậc tình cảm phong phú và tinh vi của con người. Đồng thời đó cũng là cách biểu hiện, là cách để Xuân Diệu rời xa, chống lại những ước lệ mòn sáo của văn học trung đại.

Hầu như tất cả các loại từ của tiếng Việt đều được Xuân Diệu sử dụng vào việc xây dựng tác phẩm của ông. Tuy nhiên, sự độc đáo trong việc sử dụng từ của Xuân Diệu nổi bật hơn cả ở một số trường hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)