Khái niệm kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 85 - 86)

Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định...gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. "Kết cấu là phương tiê ̣n cơ bản và tất yếu của khái quát nghê ̣ thuâ ̣t , đảm nhiê ̣m các chức năng rất đa da ̣ng : bô ̣c lô ̣ tốt chủ đề và t ư tưởng của tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện ; cấu trúc hợp lý hê ̣ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuâ ̣t của tác giả ; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là mô ̣t hiê ̣n tượng thẩm mỹ ; [24,131-132]. Mô ̣t kết cấu nhuần nhi ̣, hài hòa sẽ trở thành một phương tiê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t đắc du ̣ng góp phần thể hiê ̣n bề sâu, tầng sâu nô ̣i dung tác phẩm và tài năng , phong cách của nhà văn. Như vâ ̣y, kết cấu của truyê ̣n ngắn trữ tình là mô ̣t phư ơng diê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t cho phép các nhà văn đi sâu khá m phá đời sống bên trong của con ng ười một cách đầy đủ sâu sắc mà đô ̣c đáo.

Kết cấu tr ước hết là một yếu tố của hình thức nên vai trò của nó đ ược thể hiê ̣n trong viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ đối với các yếu tố của nô ̣i dung như chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyê ̣n và các yếu tố ngoài cốt truyê ̣n . Xét đến cùng, kết cấu tuân thủ những yêu c ầu tối cao của nô ̣i dung mà nó thể hiê ̣n . Là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác p hẩm, kết cấu không chỉ là sự tiếp nối bề mă ̣t tổ chức các bô ̣ phâ ̣n chương, đoa ̣n mà bao hàm sự liên kết bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm

Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự

và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều. Nó cũng không phải là bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ thơ...Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)