Sáng tạo nghĩa và dùng từ linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 105 - 106)

Xuân Diệu sáng tạo nghĩa từ trong một số ít trường hợp nhưng có thể nói mỗi trường hợp đều để lại một ấn tượng riêng rất Xuân Diệu. Và qua đó cũng có thể thấy được điều mà Hoài Thanh đã từng nói về ông: "Xuân Diệu viết văn tựa như trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng bỡ ngỡ ấy là chỗ Xuân Diệu hơn người..." [85-105].

Diễn tả những rung động tinh vi nhất của con người Xuân Diệu đã chọn từ vốn không có nghĩa và tạo cho nó nghĩa rất đắt trong văn cảnh:

"Đóa hôn nở thì người lặng, máu ngừng, hồn "điến" vì yêu..." (Đóa hồng nhung).

Hoặc có trường hợp Xuân Diệu dùng từ chỉ hành động cụ thể để biểu đạt một sự trừu tượng, khó nắm bắt, tạo nên nét nghĩa mới cho từ:

"Thương hay yêu? ở Huế người ta xô bồ trong một chữ nửa chừng. Kẻ tình nhân phải sờ trong giọng nói chữ thương, phải vào trong lõi của tiếng chập chững thả một cách ngọt ngào, phải len vào tìm gặp ý sâu" (Cái dây không đứt).

Có khi Xuân Diệu lại sáng tạo từ mới bằng cách đảo trật tự từ:

"Cứ mỗi mùa gái tơ đến lứa thì trai tơ cũng lồ lộ một vừng. Mặt trời trai trẻ mọc ở khuôn mặt hùng anh".

(Đẹp trai)

Có khi chỉ là sự ghép từ một cách táo bạo mà tạo ra từ mới: - Lời rượu mạnh (Sợ)

- Mặt quang đãng (Chú Lái Khờ)

- Lòng người rét mướt (Thư tình mùa thu)

- Thiên đường luôn luôn (Giã từ tuổi nhỏ)

- Cái sầu nghỉ hè (Hoa học trò)

- Sáng sớm nồng giọng thư cưu v.v. (Suối tóc đẹp)

Cả những cảm giác tưởng chừng như người ta chỉ cảm thấy mà không nhìn thấy. Xuân Diệu cũng tìm ra những cách để định lượng cụ thể: chẳng hạn:

- Ai ở trên đời đổ xuống từng triệu thúng buồn (Thương vay)

- Ấy là trên đời đổ xuống một cục bóng (có hình người)

- (Và lòng chàng) một suối ngọt, một vườn thơm

(Phấn thông vàng)

Nếu coi nghệ thuật ngôn từ là cuộc tìm tòi, phát hiện những tín hiệu thẩm mĩ có giá trị, thì Xuân Diệu quả đã tìm ra cả một thế giới tín hiệu.

Sức hấp dẫn của văn xuôi Xuân Diệu được tạo bởi một phần ở sự diễn đạt bằng cách cụ thể hóa, gọi tên những trạng thái trữ tình của lòng người, bên cạnh những yếu tố khác, việc sử dụng các loại từ như đã kể trên là một phần sáng tạo độc đáo trong các tác phẩm văn xuôi Xuân Diệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)