Khái niệm ngôn ngƣ̃

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 100 - 101)

“ Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm…”[22,148]. M.Gorki cũng từng nói “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn ho ̣c ". Vì trong tác phẩm văn ho ̣c, ngôn ngữ văn ho ̣c là mô ̣t trong những yếu tố quan tro ̣ng nhất thể hiê ̣n cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng nghê ̣ thuâ ̣t của nhà văn.

Ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất - ngôn ngữ tự nhiên. Khi tham gia vào việc cấu thành tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nghĩa là tín hiệu ngôn ngữ đã có một chức năng thẩm mĩ, trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, nó trở thành tín hiệu thẩm mĩ có giá trị biểu đạt mới. Hệ thống tín hiệu là cái chung. Sử dụng ngôn ngữ theo những mục đích nhất định là cái riêng. Mỗi nhà văn do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lý xã hội, cá tính mà hình thành lối nói riêng. “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả” [34- 115]. Sự độc đáo, đặc sắc không lặp lại của tất cả các yếu tố sáng tác, lối nghĩ, lối cảm, lối thể hiện, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ tạo nên lời văn riêng của nhà văn. “Nó là cái đi chệch của một cái toàn thể, hệ thống so với cái toàn thể của ngôn ngữ nói chung”[34-153].

Dưới đây, chúng tôi tiến hành khảo sát và tìm hiểu sự vận dụng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ vào việc hình thành lời văn nghệ thuật của Xuân Diệu ở cách sử dụng từ ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)