Quan niệm về tuổi trẻ mùa xuân của cuộc đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 75 - 80)

Là nhà thơ của tình yêu, lại được tiếp thu làn gió mới tân tiến từ nền văn hoá Pháp, nói đến mảng văn xuôi Xuân Diệu không thể không nói đến tuổi trẻ.

Bằng cặp mắt “xanh non” biếc rờn của mình, Xuân Diệu luôn thấy “sự sống chẳng bao giờ chán nản.” Ông chọn hình ảnh con người trẻ trung - “ trẻ người và trẻ lòng” để nói hộ nỗi lòng và quan điểm nghệ thuật của ông. Xuân Diệu đã sớm đưa ra những lời phát biểu của ông về tuổi thanh xuân, tuổi trẻ qua những trang thơ của ông :

“... Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”

Cho nên trong những trang văn xuôi của mình, một lần nữa Xuân Diệu lại nêu quan điểm, ý kiến của mình “Ngắm lại tuổi xuân thật chẳng dài, tuổi

đẹp trai chẳng lâu gì lắm nên đẹp trai thật là một hạt ngọc trong đời”. Thời của “hạt ngọc” ấy là thời của sức mạnh và vẻ đẹp thể hiện trên từng đường nét khỏe khoắn thanh tú của cơ thể.

Dưới con mắt “xanh non”, “biếc rờn” của Xuân Diệu, cuộc đời mở ra trước mắt biết bao tươi đẹp, từ những hình ảnh thiên nhiên, nụ cười xuân, khúc nhạc thơm, vầng trăng náo nức, buổi chiều ngẩn ngơ…Đến hình ảnh của giang sơn tuổi nhỏ luôn đem đến cho con người bao niềm vui khích lệ. Khác với các tác giả cùng thời – Chế Lan Viên muốn chối bỏ hiện tại để quay về quá khứ, tìm lại một thời dĩ vãng vàng son, Huy Cận trốn mình trong “nỗi sầu vạn cổ”, Xuân Diệu xem thế giới là nơi hội tụ của niềm vui, nơi mà sự sống biểu hiện mức hoàn thiện và gợi cảm nhất. Xuân Diệu yêu đời, yêu người, ca ngợi cuộc sống dồn tụ ở mùa xuân, mùa của thiên nhiên, những dấu hiệu của sự sống dang lên, và tương ứng tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là mùa xuân của đời người. Hình ảnh một con người trẻ trung (trẻ người và trẻ lòng) được Xuân Diệu khắc họa đậm nét trong câu chuyện Đẹp trai. Xoay quanh nét đẹp của tuổi thanh xuân, của cuộc đời trai trẻ trong mỗi con người, ông nghiệm thấy: “ngắm lại tuổi xuân thật chẳng dài, tuổi đẹp trai chẳng lâu gì lắm nên sắc đẹp trai thật là một hạt ngọc trong đời”. Thời của “hạt ngọc” ấy là thời của sức mạnh và vẻ đẹp thể hiện trên từng đường nét khỏe khoắn, thanh tú của cơ thể.

Khi nói về tuổi trẻ, người ta thường nhắc đến tuổi hai mươi và coi đó như một mốc son trong cuộc đời trai trẻ của mỗi con người. Tuổi hai mươi với nhiều hoài bão, dự định. Tuổi hai mươi với vẻ đẹp cường tráng, đúng độ rực rõ nhất. Song riêng Xuân Diệu lại cho chúng ta một cách nhìn mới mẻ, về sự rực rõ của tuổi thanh xuân. Đó là tuổi mười chín: “Mười chín tuổi mặt trời đang óng ả, ánh sáng ca lanh lảnh tiếng đời ngân,…mười chín tuổi thanh tân, gánh nhẹ nhõm trên thân hình măng mọc”. Tuổi mười chín đẹp biết bao, óng ả biết bao, vừa chứa đựng sự thanh tân, vừa chứa đựng sự khỏe mạnh, tuổi của sự “giòn dã”. Tác giả nhắc đi nhắc lại cái tuổi bước sang mười chín, “đêm tan, rõ ràng là một buổi rạng ngày. Tuổi mười tám đã dương tráng, nhưng

chưa được dòn dã, đến mười chín tuổi thì thực sự dòn dã mà đang còn nụ hoa, cái tuổi đó là tuổi đẹp trai nhất”.

Vẻ đẹp đó vừa kết tụ ở hình tượng nghệ thuật vừa mang hơi dương ấm ấm của mùa xuân, vừa rực rỡ như ánh mặt trời. Bởi “con trai đẹp giòn; núi khảng khái, không lả lướt bằng song. Người con trai đẹp là sống.”

Một phát hiện mới của Xuân Diệu và có lẽ cũng chính là lý do chính để ông chọn tuổi mười chín thay vì hai mươi vì ẩn chứa sau vẻ đẹp cường tráng rất đàn ông của tuổi thanh xuân là vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết, vô tư trong sáng “chưa hề oán hận”. Đó là sự kết hợp hoàn hảo trong một con người của “ một thân thể khỏe mạnh, tươi giòn và tâm hồn thanh cao bộc lộ tính cách đàn ông” “đôi mày to mạnh, chưa cứng rắn như mày đàn ông, còn sót lại chút óng tơ của mi tuổi nhỏ, cái mũi thẳng, miệng đẹp đẽ tươi cười, dưới cằm đã lộ chiều quả quyết” (Đẹp trai).

Dường như vẻ đẹp cường tráng, sức thanh xuân của tuổi trẻ của người trai trẻ được Xuân Diệu cảm nhận bằng chính những biến đổi trải nghiệm qua thời trai trẻ của ông và những xúc cảm mà ông đã từng được chiêm nghiệm. Vì thế con người trẻ không phải hẳn là họ có tuổi trẻ. Xuân Diệu còn đưa ra một quan niệm và cách hiểu sâu xa, thấm thía hơn rất nhiều. Ông lý giải vẻ đẹp của con người không hẳn là ở tuổi trẻ mà vẻ đẹp là ở sự sống.

Xuân Diệu cho rằng tuổi thanh xuân là tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc đời con người. Quý mỗi giây, mỗi phút cuộc đời nên hòa trộn trong tâm hồn đầy chất thơ ấy là sự quan sát, theo dõi từng bước phát triển của cơ thể con người và ông thấy cái đẹp và cái mạnh trong mỗi con người cứ lớn dần theo năm tháng, một quy luật tất yếu của tự nhiên, vẻ đẹp trẻ trung ấy sẽ một đi không trở lại.

“Mười bốn tuổi chỉ là một thằng con nít; mười sáu tuổi còn rụt rè như con gái; mười bảy, rồi mười tám, lúc ấy hơi dương mới ấm áp như mùa xuân mới về. Bước sang mười chín đêm tan, rõ ràng là một buổi rạng ngày…rồi sang hai mươi…; hăm hai rực rỡ hoàn toàn; hăm bốn: cái đẹp hóa thành cái manh, hăm sáu: đó là tuổi một người đàn ông” (Đẹp trai).

Vẻ đẹp cường tráng của tuổi thanh xuân được kết tụ ở hình tượng nghệ thuật vừa mang hơi dương ấm áp của mùa xuân, vừa đẹp rực rỡ, như ánh mặt trời. Cuối cùng Xuân Diệu đưa ra một kết luận: “người con trai đẹp như chim kêu, có mặt trời súc tích ở trong cửa sổ…con trai đẹp giòn; núi khảng khái, không lả lướt bằng sông…người con trai đẹp là sống”. Ca ngợi cái đẹp ở tuổi sung sức ấy Xuân Diệu thấy thân thể con người còn là “một tòa thiên thể, một lầu sức lực” và ông nói rõ thêm “nghĩa là một kho khoái trá” (Thân thể). Vậy là với Xuân Diệu tuổi mười chín, hai mươi là tuổi để con người hào hứng bước ra cuộc sống và hưởng thụ mọi cái đẹp cùng sự lạc thú trong đời.

Như vậy, trong quan niệm của Xuân Diệu cái đẹp nhất của cuộc đời con người là tuổi thanh xuân và chính ở tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại ấy, con người thể hiện một vẻ đẹp hoàn thiện cả về hình thể và sự phong phú trong tâm hồn.

Không chỉ chú ý ca ngợi vẻ đẹp đầy nam tính của người con trai, một lần nữa ta lại thấy những lời say sưa ca ngợi vẻ đẹp đầy nữ tính của người con gái. Xuân Diệu nâng niu, trân trọng, sánh ngang nó với vẻ đẹp của thiên nhiên: “con gái đẹp như hoa, con gái đẹp mềm mại, con gái đẹp như bướm lượn, có uyển chuyển mà không có reo ca” (Đẹp trai).

Mê cái đẹp, say cái đẹp, Xuân Diệu ca ngợi cái đẹp ở nhiều góc độ khác nhau và ta cũng như được thấy hình ảnh của chính tác giả: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ, hiền hậu và say mê, tóc như mây, vương trên đài trán thơ ngây, mắt như bao lưu luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng ân ái…” [25,200]. Với Xuân Diệu tuổi thanh xuân đẹp biết bao, nó chứa đựng niềm

vui và hứa hẹn cho những ngày hiện tại. Vì thế ở Xuân Diệu, gắn bó với cuộc

đời là gắn bó với tuổi thanh xuân, nó là “xuân vĩnh viễn” “xuân không mùa”. Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu không nói nhiều đến tương lai cũng không tìm về quá khứ mà luôn thiết tha với hiện tại, với cái bây giờ. Sự thiết tha với hiện tại của Xuân Diệu như một dòng cảm xúc chảy tràn trên những trang văn của ông. Hiện tại trong quan niệm của Xuân Diệu đó là những gì đẹp nhất, rực rỡ và viên mãn nhất. Vì thế, ông nhìn hai bàn tay tinh hoa của hai cánh tay, như

đôi cánh thiên nhiên, sinh động duyên dáng như cánh bướm, cánh hoa : Một đóa linh động. Đóa hoa thần diệu! Biết xòa ra, khép vào và cầm nắm, mơn man…đập như cánh chim…” (Đôi bướm). Hơn thế nữa Xuân Diệu còn nhìn

cuộc đời với đôi mắt thật lãng mạn, nhìn những đóa hồng nhung thành những cặp môi hôn và gọi là những “đóa hôn” (Đóa hồng nhung). Rõ hơn bất cứ nghệ

sĩ lãng mạn nào, Xuân Diệu rất quý vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của sự hòa nhập thiên nhiên với con người và cuộc sống. Xuân Diệu muốn sống mãi với tuổi trẻ, tình yêu và mùa xuân. Ông muốn níu màu hiện tại, thiết tha với hiện tại, ca ngợi hết cái thời đáng sống ấy chỉ có ở trong cuộc đời thực.

Ca ngợi cái đẹp thể hiện niềm thiết tha với thực tại nhưng Xuân Diệu luôn nhận thấy tuổi trẻ rồi cũng qua đi vì “ thời gian cứ đẩy sau lưng, cuộc đời kéo trước mặt”…“thời gian lạnh lắm cái gì vào đó mà còn được đâu”. Ông luôn lo lắng nhận ra từng giây, từng phút thời gian gian đang mau chóng lấy đi cái đẹp: “cái đẹp mau biến hóa lắm thay”, nên Xuân Diệu càng thiết tha với nó muốn nó tồn tại mãi trước sự trôi chảy của thời gian, ông luôn luôn vội vàng giục giã “gấp đi em, mau đi em” (Giao lại).

Ca ngợi cái đẹp như một chủ đề lặp đi lặp lại trong văn xuôi Xuân Diệu thời kì này. Viết theo mạch cảm xúc nên văn xuôi của ông thường đắm chìm trong tâm trạng ngẩn ngơ, nuối tiếc vẻ đẹp hiện tại. Ông kêu gọi “và các anh, các bạn, sao không ráng lùi lại thời kỳ tự phá, giữ lại cho lâu những bắp thịt của ngực nở, của tay cứng, của chân vâm! Ta sẽ thấy chán chường, ta sẽ già”.

(Thân thể)

Ước ao thời hiện tại đừng qua đi, để cho tuổi của sự hùng dũng còn mãi và những bắp thịt của ngực, của tay còn mãi, để “tuổi trẻ chẳng bao giờ thành tuổi già”. Nhưng đó chỉ là ước muốn không thể thành hiện thực vì thời gian sẽ chẳng chiều được lòng thi nhân, tuổi trẻ rồi cũng đi qua, “như đã tàn rồi, không trở lại nữa”. Nhận thức rõ ràng điều đó nên Xuân Diệu không trốn chạy cuộc sống mà bám riết vào cuộc sống trần thế, đem hết mình ra để mà sống. Chính những dòng này, tư tưởng này bộc lộ rõ hơn ở đâu hết điều làm nên sự phong phú đến tràn đầy, sự tươi mới đáng ngạc nhiên của hồn thơ Xuân Diệu. Ở Xuân

Diệu cuộc sống quý giá vô ngần, phải sống thể nào với hiện tại để từng giây phút trôi qua, không phải nuối tiếc ân hận. Muốn tận hưởng cái đẹp, tận hưởng một cách trọn vẹn hạnh phúc ở đời, con người cần trẻ trung khỏe mạnh, cả về thể xác lẫn tâm hồn, phải thức nhọn mọi giác quan mà “say”, mà “thâu” mà “ôm” trọn cái đẹp của cuộc đời vào tấm lòng trẻ trung của mình bởi tuổi trẻ là tối cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuân diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 1945 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)