1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Tiểu học
1.3.2. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với sự
triển của học sinh tiểu học
HĐGD NGLL nối tiếp hoạt động dạy học các môn văn hóa; là con đƣờng quan trọng để gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, nhà trƣờng với xã hội. Quá trình dạy học và quá trình giáo dục là những bộ phận của quá trình sƣ phạm tổng thể. Dạy học và giáo dục là những hoạt động mang tính đan xen, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau để hình thành nhân cách cho HS. Trong quá trình dạy học, ngoài nhiệm vụ trang bị cho HS hệ thống kiến thức khoa học, GV còn phải giúp các em có nhận thức đúng về các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hội, hiểu đƣợc những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết đƣợc giá trị sống, có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Còn trong HĐGD NGLL, ngoài việc giúp HS hình thành và phát riển, hoàn thiện nhân cách còn phải tạo cơ sở để HS bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học ở trên lớp.
HĐGD NGLL tạo cơ hội cho HS đƣợc thực hành, trải nghiệm những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho HS.
HĐGD NGLL tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trƣờng và xã hội. Điều 29 Điều lệ trƣờng TH: HĐGD NGLL là một trong hai HĐGD trong nhà trƣờng: HĐGD NGLL đƣợc tiến hành thông qua các môn bắt buộc và tự chọn…; HĐGD NGLL do nhà trƣờng phối hợp với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng tổ chức,…
Nhƣ vậy, HĐGD NGLL không phải là hoạt động “phụ”, hoạt động “bề nổi” mà có ý nghĩa rất quan trọng trong các HĐGD của các nhà trƣờng.
HĐGD NGLL góp phần giáo dục nhân cách phát triển toàn diện cho HS TH. HĐGD NGLL giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cơ bản, cần thiết của ngƣời công dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện nay.
1.3.3. Các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục ở trường tiểu học
HĐGD NGLL là hoạt động có tính phong phú, đa dạng cả về nội dung, phƣơng pháp lẫn hình thức thực hiện, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của HS trong trƣờng với sự tham gia, phối hợp của nhiều thành phần:
+ CBQL
- HT: là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng, theo quy định tại luật giáo dục năm 2009, điều 54 mục 1 quy định: “HT là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trƣờng, do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. HT quản lý HĐGD NGLL thông qua các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trƣờng nhƣ: Đoàn trƣờng, Liên Đội, Tổ chuyên môn, đội ngũ GV. Trên cơ sở kế hoạch đã đƣợc xây dựng HT chỉ đạo tổ chức HĐGD NGLL theo kế hoạch đã định. Trong quá trình thực hiện HT cần có sự giám sát, chỉ đạo sát sao, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế và những thay đổi do sự tác động từ bên ngoài.
- HP: theo quy định tại luật giáo dục năm 2009, điều 54 mục 1 quy định là ngƣời tham mƣu, giúp việc cho HT, thực hiện các nhiệm vụ do HT giao cho. Thay mặt HT giải quyết một số công việc có liên quan, thuộc thẩm quyền.
- Tổ trƣởng chuyên môn: là ngƣời trực tiếp quản lý GV bộ môn trong đó có GV làm công tác chủ nhiệm lớp. Tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch, chỉ dạo tổ chức HĐGD NGLL thuộc tổ mình, thực hiện tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các HĐGD NGLL trong phạm vi nhà trƣờng.
+ GV: tham gia trực tiếp vào việc hƣớng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động của HS. Riêng đối với GV chủ nhiệm là ngƣời có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và chỉ đạo HS lớp chủ nhiệm. GV chủ nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch HĐGD NGLL phù hợp với chƣơng trình và kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng; tham mƣu với lãnh đạo nhà trƣờng tổ chức, điều chỉnh kế hoạch thực hiện HĐGD NGLL; thực hiện mối liên hệ trực tiếp với các thành phần, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trƣờng; trực tiếp đánh giá sự tiến bộ của từng HS trong quá trình tham gia HĐGD NGLL.
+ HS: Tham gia trực tiếp HĐGD NGLL, vừa là mục tiêu vừa là công cụ; vừa là đối tƣợng vừa là chủ thể của HĐGD NGLL. Thái độ tham gia HĐGD NGLL của HS ảnh hƣởng nhiều đến sự tiến bộ của bản thân các em và kết quả của HĐGD NGLL theo kế hoạch đã đề ra.
+ PHHS: là lực lƣợng phối hợp, hỗ trợ cùng các bộ phận, cá nhân có liên quan nhất là với GVCN lớp có con em theo học để tổ chức thực hiện các HĐGD NGLL cho HS theo kế hoạch cho các HĐGD NGLL theo kế hoạch đã đề ra.
+ Các tổ chức, đoàn thể
- Đoàn thanh niên, Liên Đội: Phối hợp chặt chẽ với HT trong việc lập kế hoạch HĐGD NGLL phù hợp với định hƣớng giáo dục của nhà trƣờng và Đoàn, Đội cấp trên. Đoàn trƣờng, Liên Đội , Tổng phụ trách, Bí thƣ Chi Đoàn phối hợp với GV chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức các hoạt động của lớp, xây dựng tập thể lớp cũng nhƣ liên đội.
- Các đoàn thể khác nhƣ: Công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội... phối hợp cùng các bộ phận, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện các HĐGD NGLL cho HS theo kế hoạch.
1.3.4. Nội dung/ Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
* Nội dung: bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều mặt giáo dục... cụ thể là: - HĐGD đạo đức, pháp luật: tìm hiểu về luật an toàn giao thông, quyền trẻ em…
- Hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Giới thiệu hoặc tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, tổ chức ngày hội văn hóa,…; tổ chức các buổi: Tập hát, diễn kịch về các loại hình sân khấu cổ truyền nhƣ hát dân ca, chèo, tuồng, múa rối, … Dạy vẽ tranh, nặn tƣợng, …Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện; trình diễn thời trang; Triển lãm tranh tự vẽ. Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa,…
- Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Hƣớng dẫn HS Tổ chức các trò chơi dân gian; Đồng diễn thể dục nhịp điệu, vòng gậy,…; các trận thi đấu thể thao: cầu lông, đá cầu, cờ vua, bóng đá,…
của tự nhiên và xã hội, sƣu tầm các loại cây thuốc quý, tìm hiểu các danh nhân, các Bác học, những tấm gƣơng say mê phát minh, sáng chế, nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học - kĩ thuật, tham gia các câu lạc bộ,…
- Hoạt động lao động công ích: Tổ chức lao động về sinh làm sạch, đẹp các công trình văn hóa - lịch sử, giúp đỡ gia đình thƣơng binh, liệt sĩ;…
- Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh: rèn luyện đội viên, kết nạp đội… - Các hoạt động mang tính xã hội: Tổ chức ủng hộ đồng bào, HS vùng bão lụt…
* Chƣơng trình theo các chủ để của tháng: theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, chƣơng trình HĐGD NGLL ở trƣờng TH đƣợc cấu trúc chƣơng trình theo chủ đề từng tháng gắn với những ngày lễ lớn trong năm và đặc điểm nhà trƣờng. Cụ thể là:
Tháng Chủ đề Nội dung giáo dục
9 Mái trƣờng thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trƣờng, về nội quy trƣờng lớp
- Giáo dục an toàn giao thông
10 Vòng tay bạn bè - Giáo dục tình cảm bạn bè
- Giáo dục nhân ái, nhân đạo 11 Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục bảo vệ môi trƣờng
12 Uống nƣớc nhớ nguồn
- Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những ngƣời đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc
1 Ngày Tết quê em - Giáo dục truyền thống dân tộc
2 Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Giáo dục tình yêu đối với quê hƣơng, đất nƣớc
3 Yêu quý mẹ và cô giáo
- Giáo dục tình cảm yêu quý đối với bà, mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thân thiện, đoàn kết với các bạn gái
4 Hòa bình và hữu nghị
- Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới
- Hiểu biết và tự hào về 30/4; 1/5
5 Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, - Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP HCM
1.3.5. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐGD NGLL ở trƣờng TH rất phong phú, đa dạng. Dƣới đây là một số phƣơng pháp, hình thức phổ biến:
* Phƣơng pháp thực hiện HĐGD NGLL cho HS TH bao gồm:
Phƣơng pháp thuyết trình: để trình bày, giảng giải nội dung HĐGD NGLL theo hƣớng tiếp cận PTNL HS một cách hệ thống, thƣờng đƣợc sử dụng khi truyền tải nội dung lý thuyết mang tính hệ thống, phức tạp.
Phƣơng pháp đàm thoại: sử dụng hệ thống câu hỏi để truyền thụ kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã có, những kinh nghiệm cá nhân và vốn sống của học viên. Qua việc trả lời câu hỏi sẽ giúp HS nắm đƣợc kiến thức mới.
Phƣơng pháp nhóm: Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi nhóm nỗ lực hoàn thành phần việc đƣợc phân công trên cơ sở hợp tác cùng làm việc nhóm. Kết quả làm việc sẽ đƣợc trình bày và đánh giá nhận xét trƣớc lớp.
Phƣơng pháp nêu vấn đề: nhằm huy động năng lực tƣ duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Thông qua giải quyết những mâu thuẫn của các tình huống có vấn đề, giúp lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức.
Phƣơng pháp trực quan: sử dụng các phƣơng tiện trực quan để giúp HS tiếp thu đƣợc tốt hơn.
Phƣơng pháp thực hành: trên cơ sở quan sát ngƣời dạy làm mẫu, kết hợp việc thực hiện theo mẫu dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời dạy để hoàn thành các HĐGD NGLL theo hƣớng tiếp cận PTNL HS. Thông qua thực hành còn giúp cho HS củng cố kiến thức cũng nhƣ các kỹ năng cá nhân.
Phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá: nhằm xác định mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng và thái độ so với mục tiêu. Trên cơ sở đó phân loại HS và xác định các thông tin phản hồi về quá trình dạy, học. Giúp ngƣời dạy, HS và các cấp quản lý có những điều chỉnh phù hợp. Cần sử dụng kết hợp các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau để có kết quả trung thực và khách quan.
HS trên để phát huy đƣợc ƣu thế của mỗi phƣơng pháp đồng thời hạn chế đƣợc những nhƣợc điểm của từng phƣơng pháp để đạt đƣợc hiệu quả, chất lƣợng HĐGD NGLL theo hƣớng tiếp cận PTNL HS.
* Hình thức tổ chức HĐGD NGLL cho HS TH bao gồm:
- Lớp – bài, sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần: học tập, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, tiểu sử các nhân vật lịch sử, truyền thống các tổ chức, sinh hoạt dƣới cờ, sinh hoạt cuối tuần…
- Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, Trò chơi: hát các bài hát thiếu nhi, hát dân ca, múa tập thể, múa dân gian: múa nón, múa quạt, nhảy sạp, xòe Thái,… Đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch. Làm búp bê, làm hoa giấy, làm đèn ông sao, cắm hoa, bày cỗ Trung Thu, làm đồ chơi từ vỏ hộp, vỏ lon bia;… Bịt mắt bắt dê, kéo co, rồng rắn lên mây, nhảy dây, ô ăn quan, mèo đuổi chuột, chim bay cò bay, … Vẽ: vẽ tranh, triển lãm tranh, làm báo tƣờng. Thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, khiêu vũ thể thao,...
- Lao động, tham quan, dã ngoại, trải nghiệm: hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vƣợt khó trong lớp, trong trƣờng, ở địa phƣơng; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; ủng hộ những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, ngƣời khuyết tật,… Thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các lão thành Cách mạng, các thƣơng binh, gia đình liệt sĩ ở địa phƣơng. Lao động: tổng vệ sinh trƣờng, lớp, đƣờng làng, ngõ xóm; trồng cây, trồng hoa ở sân trƣờng, vƣờn trƣờng, đƣờng làng, ngõ xóm...
- Giao lƣu, tọa đàm, hội họp, kỷ niệm, sinh hoạt câu lạc bộ: giao lƣu, kết nghĩa giữa HS các lớp, các trƣờng, các địa phƣơng và HS quốc tế; giao lƣu giữa HS với các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, các cựu chiến binh, những ngƣời lao động giỏi ở địa phƣơng… Hội: tổ chức và tham gia các ngày hội nhƣ Ngày hội môi trƣờng, Hội vui học tập, Hội hóa trang, vui Trung thu, Ngày hội của bà, của mẹ, Ngày hội sức khỏe, Ngày hội trao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện… Kỷ niệm: Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhƣ: 20/11; 22/12 …. Câu lạc bộ: bóng đá, bóng bàn, võ thuật, khéo tay, hay
làm, câu lạc bộ các môn học….
- Các hình thức khác: hoạt động thƣ viện: đọc sách, các hoạt động đặc thù theo địa phƣơng...
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học trường tiểu học
Đánh giá HS TH là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tƣ vấn, hƣớng dẫn, động viên HS; nhận xét định tính hoặc định lƣợng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS TH.
Mục đích đánh giá HĐGD NGLL:
- GV điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chƣa thể tự vƣợt qua của HS để hƣớng dẫn, giúp đỡ; đƣa ra nhận định đúng những ƣu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục TH.
- HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
- PHHS hoặc ngƣời giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và PTNL, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trƣờng trong các HĐGD HS.
- Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các HĐGD, đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Nguyên tắc đánh giá:
- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vƣợt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
- Đánh giá toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục TH.
- Kết hợp đánh giá của GV, HS, PHHS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và PHHS.