Quản lý, quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 25)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục

* Quản lý

Quản lý là hoạt động mang tính xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ thể quản lý tác động lên đối tƣợng quản lý, khách thể quản lý một cách hợp quy luật, qua thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra). Sự phát triển của xã hội lồi ngƣời khơng thể tách rời hoạt động quản lý. Có tổ chức, có tập thể thì tất yếu phải có quản lý. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội con ngƣời muốn tồn tại và phát triển đều cần có sự nỗ lực của cá nhân, của một tổ chức với nhiều mối quan hệ đan xen và đều phải thừa nhận và chấp nhận một sự quản lý nào đó.

C. Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó. Một ngƣời độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, cịn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng” [13-tr480].

Harold Koontz cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất ít nhất”[22-tr33].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) của kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [15-tr9].

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [23-tr46].

Các quan điểm tuy khơng hồn tồn giống nhau nhƣng có thể khái quát lại “Quản lý chính là tổ hợp sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên

khách thể quản lý và đối tƣợng quản lý trên cơ sở phát huy tốt nhất các nguồn lực nhằm đạt tới mục tiêu một cách có hiệu quả nhất”.

Quản lý bao gồm các chức năng cơ bản đó là:

Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, bao gồm soạn thảo, thơng qua đƣợc những chủ trƣơng quản lý quan trọng.

Chức năng tổ chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết định, chủ trƣơng bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tƣợng quản lý, tạo dựng mạng lƣới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ.

Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn động viên điều chỉnh và phối hợp các thành viên trong tổ chức, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân công đã định.

Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện xem xét tình hình thực hiện cơng viêc so với u cầu, từ đó đánh giá đúng đắn kết quả đạt đƣợc, khẳng định ƣu điểm và phát hiện những hạn chế, sai sót nhằm kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết.

* Quản lý giáo dục

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc xã hội. Cũng nhƣ mọi hoạt động khác của xã hội lồi ngƣời giáo dục cần có quản lý với nhiều cấp độ khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu đề ra của tổ chức. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển tồn diện, hài hịa của họ.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đƣa nhà trƣờng từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục xác định” [20- tr61].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc “quản lý giáo dục (QLGD) là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt đƣợc mục tiêu của nó” [15-tr.69].

Quản lý giáo dục có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhƣng đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý, phƣơng pháp quản lý và công cụ quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục bao gồm các chức năng: Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục; tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực; chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

1.2.2. Nhà trường và quản lý nhà trường * Nhà trường

Tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài ngƣời cho thấy nhà trƣờng ra đời, phát triển và hồn thiện theo u cầu của xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhà trƣờng thể hiện ở sự hoàn thiện của nhà trƣờng về: cơ cấu tổ chức, mục đích giáo dục, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức tổ chức giáo dục và dạy học, quản lý nhà trƣờng...; sự phát triển các mơ hình nhà trƣờng qua các thời kỳ lịch sử theo hƣớng phát triển hiện đại, dân chủ, tiến bộ.

“Nhà trƣờng là một cơ sở giáo dục, là nơi tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo con ngƣời theo yêu cầu xã hội. Trong nhà trƣờng, diễn ra các HĐGD tồn diện và q trình quản lý giáo dục, trong đó hoạt động dạy học và quản lý dạy học là trung tâm.

Xét trong quan hệ với cả hệ thống giáo dục, nhà trƣờng đƣợc xem xét nhƣ một tế bào căn bản, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là tấm gƣơng phản chiếu bộ mặt của một nền giáo dục. Mục tiêu giáo dục, tính chất đại chúng, dân chủ của nhà trƣờng, quy mô trƣờng lớp, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục, cơ sở vật chất

trang thiết bị dạy học... trong nhà trƣờng phản ánh trình độ phát triển, tính chất tiến bộ của nền giáo dục của một quốc gia.

Xét trong quan hệ với cộng đồng, địa bàn dân cƣ và vùng lãnh thổ, nhà trƣờng đƣợc coi là vầng trán của cộng đồng, là trung tâm tri thức, trí tuệ của cộng đồng, của địa phƣơng. Theo nghĩa này, nhà trƣờng là nơi chuyển giao, phát triển và sáng tạo tri thức, không chỉ cho các thế hệ ngƣời học học tập trong nhà trƣờng mà cho cả cộng đồng xã hội” [23-tr11].

* Quản lý nhà trường

Theo tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền: “Quản lý nhà trƣờng là q trình tác động có mục đích, có định hƣớng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lý đứng đầu là HT nhà trƣờng đến các đối tƣợng quản lý: GV, HS, các bên liên quan... và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thự hiện sứ mệnh của nhà trƣờng đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trƣờng luôn biến động” [23-tr31].

Nhƣ vậy có thể hiểu quản lý nhà trƣờng là hoạt động quản lý mang tính tổ chức sƣ phạm của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, NV, đến các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng nhằm làm cho quá trình GD&ĐT vận hành một cách tối ƣu tới mục tiêu đề ra.

1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Theo nghĩa hẹp, HĐGD NGLL là những HĐGD đƣợc tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lƣợng 4 tiết/tuần . (Chƣơng trình giáo dục cấp TH, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT). Với quan niệm này thì HĐGD NGLL, Hoạt động tự chọn và Hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn trƣờng dƣới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh, sinh hoạt Sao Nhi đồng) là những HĐGD độc lập với nhau trong nhà trƣờng.

Theo nghĩa rộng: “HĐGD NGLL bao gồm HĐGD trong giờ lên lớp và HĐGD NGLL nhằm rèn luyện đạo đức, PTNL, bồi dƣỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi HS TH. HĐGD trong giờ

lên lớp đƣợc tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp TH do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành. HĐGD NGLL bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lƣu văn hoá; hoạt động bảo vệ mơi trƣờng; lao động cơng ích và các hoạt động xã hội khác”. ( Điều 29, Điều lệ trƣờng TH, Ban hành kèm theo Thông tƣ số 41/2010/TTBGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT).

Theo quan niệm này thì ngồi hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và dạy học tự chọn trong chƣơng trình giáo dục TH do Bộ trƣởng Bộ GD – ĐT ban hành, tất cả các HĐGD còn lại ở trƣờng tiểu học, kể cả HĐGD tập thể đều là HĐGD NGLL (Sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh và sinh hoạt Sao nhi đồng- theo chỉ đạo của Hội đồng Đội). Quan niệm này cũng tƣơng đồng với quan niệm về HĐGD NGLL trong các sách Hƣớng dẫn GV về HĐGD NGLL ở TH, THCS, THPT và theo chúng tơi quan niệm nhƣ vậy là hợp lí bởi vì:

- HĐGD NGLL chủ yếu cũng là các hoạt động tập thể theo quy mơ nhóm, lớp, trƣờng và một trong những mục tiêu của HĐGD NGLL cũng là nhằm giáo dục ý thức tập thể cho HS.

- Mặt khác, nội dung, hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trƣờng dƣới cờ trên thực tế không chỉ là họp, kiểm điểm, phổ biến nhiệm vụ mà nội dung, hình thức rất phong phú, đa dạng, gắn liền với các chủ đề và hình thức HĐGD NGLL.

Nhƣ vậy, HĐGD NGLL tạo cơ hội để HS gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, nhà trƣờng với xã hội, HĐGD NGLL làm cho quá trình đào tạo của nhà trƣờng dần trở nên phù hợp hơn, thiết thực với thực tiễn xã hội.

1.2.4. Tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Có hai định nghĩa năng lực phổ biến hiện nay, một theo trƣờng phái của Anh và một theo trƣờng phái của Mỹ:

Trƣờng phái của Anh định nghĩa năng lực giới hạn bởi ba yếu tố đó là, kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill), thái độ (attitude). Đây thƣờng đƣợc gọi là mơ hình ASK.

Trƣờng phái của Mỹ định nghĩa năng lực là bất kỳ yếu tố tâm lý của cá nhân có thể giúp hồn thành nhanh chóng cơng việc hay hành động nào đó một cách hiệu quả.

Theo tác giả Bùi Minh Hiền “ Năng lực của HS đối với một mơn khoa học nào đó đƣợc mơ tả: kết hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ thành hành vi cần thiết giúp HS thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ thực trong cuộc sống. Những năng lực đƣợc thiết kế trong khóa học có thể liên quan đến bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên nó thƣờng liên quan đến các lĩnh vực của công việc và các kỹ năng giúp con ngƣời tồn tại trong một mơi trƣờng ln có nhiều biến động của xã hội” [23-tr116].

Có thể hiểu, năng lực: Là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó.

Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí, phẩm chất sức khỏe, thể chất và tâm trí của con ngƣời. Năng lực có thể đƣợc phát triển trên cơ sở năng khiếu, song không phải là bẩm sinh mà là kết quả hoạt động của con ngƣời và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân).

Năng lực cao đạt đƣợc những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội là tài năng. Tài năng đặc biệt làm nên kỳ tích trong hoạt động sáng tạo, vƣợt lên trên mức bình thƣờng gọi là thiên tài.

Định hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định một số năng lực cốt lõi mà HS Việt Nam cần phải có nhƣ:

– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân.

– Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác. – Năng lực cơng cụ, bao gồm: Năng lực tính tốn; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC).

Theo tác giả Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền “Tiếp cận năng lực trong giáo dục là một cách tiếp cận chức năng giáo dục nhấn mạnh tới kỹ năng và đánh giá mức độ làm chủ những kỹ năng theo mức độ thực hiện hoạt

động thực tế của HS” [23-tr115].

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Quản lý HĐGD NGLL là q trình tác động có mục đích, kế hoạch của CBQL nhà trƣờng đến GV, HS và các lực lƣợng giáo dục trong tổ chức thực hiện các HĐGD NGLL nhằsm đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục toàn diện.

Quản lý HĐGD NGLL là HĐGD có mục đích, định hƣớng với các biện pháp quản lý của HT đến tập thể GV, HS và những lực lƣợng giáo dục trong và ngồi nhà trƣờng nhằm phát huy một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực và tài lực vào việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐGD NGLL nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện của HS.

Quản lý HĐGD NGLL theo hướng tiếp cận PTNL HS là hoạt động có mục đích, định hướng với các biện pháp quản lý của HT đến tập thể GV, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực và tài lực vào việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐGD NGLL theo hướng PTNL HS, thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách tồn diện của HS.

Nói cách khác, quản lý HĐGD NGLL theo hƣớng tiếp cận PTNL HS thực chất là quản lý về mục tiêu, chƣơng trình giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện đảm bảo và quản lý công tác kiểm tra đánh giá, quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia vào HĐGD NGLL ở các nhà trƣờng, lấy HS làm trung tâm.

1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng Tiểu học

1.3.1. Đặc điểm học sinh Tiểu học

- Đặc điểm về mặt cơ thể: Sự phát triển thể chất của HS TH (từ 6 đến 14 tuổi) có những đặc điểm sau: có những đặc điểm sau:

Hệ xƣơng cịn nhiều mơ sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập. Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trị chơi vận động nhƣ chạy, nhảy, nô đùa. Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tƣơng đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần

hoàn chƣa hoàn chỉnh.

Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng. Do đó, các em rất hứng thú với các trị chơi trí tuệ nhƣ đố vui

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)