Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 26 - 27)

1.2. Nội dung chương trình mơn Tốn lớp 4

1.4.Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học

1.2.3 .Yếu tố hình học

1.4.Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học

Phương pháp dạy học là biện pháp, cách thức giúp học sinh nắm được nội dung bài học. Trong dạy học nói chung và dạy học tốn nói riêng thì việc áp dụng các phương pháp dạy học là rất quan trọng. Sau đây là các phương pháp thường được sử dụng trong dạy toán ở tiểu học.

1.4.1. Phương pháp trực quan

Phương pháp dạy học trực quan trong dạy học toán ở tiểu học là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp học sinh hình thành kiến thức và kĩ năng cần thiết của mơn tốn. Là phương pháp dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho học sinh. Do đặc điểm nhận thức của HSTH (có tính trực giác, cụ thể) và do tính chất đặc thù của các đối tượng Tốn học (tính trừu tượng và khát quát cao) mà phương pháp trực quan có vai trị quan trọng trong q trình dạy học tốn ở tiểu học. Với những hình ảnh trực quan (do các đồ dùng biểu diễn mang lại) và lời giảng của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức Toán trừu tượng. Bản chất của phương pháp dạy học này là GV đã tác động vào tư duy HSTH theo đúng quy luật nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.

Ví dụ 1: Cho học sinh xem đoạn băng về: “diện tích hình bình hành”. Cách giảng của GV trong đoạn băng chính là đã sử dụng phương pháp trực quan trong khi dạy Tốn ở tiểu học.

Ví dụ 2: Khi hình thành khái niệm số tự nhiên cho HS lớp 1, lớp 2, GV thường dùng các que tính, các hình vẽ về các đồ dùng, vật dụng gần gũi trong đời sống hằng ngày của trẻ để giúp HS hình thành kiến thức.

1.4.2.. Phương pháp thực hành luyện tập

Phương pháp thực hành luyện tập (sử dụng trong dạy học toán ở tiểu học) là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực hành, thơng qua đó để giải quyết tình huống cụ thể có liên quan tới

các kiến thức và kỹ năng về mơn tốn. Từ đó hình thành được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh tiểu học.

- Trong dạy toán ở tiểu học không chỉ sử dụng phương pháp trực quan hoặc phương pháp dạy mở vấn đáp mà có nhiều tiết dạy học toán giáo viên sử dụng phương pháp thực hành luyện tập, chẳng hạn như các tiết: “ Luyện tập” và “Luyện tập chung” ở cuối chương phân số trong sách giáo khoa Tốn 4. Hoặc các tiết “Ơn tập cuối năm” trong sách giáo khoa tốn của các lớp.

Ví dụ 1: Thực hành đo độ dài sau bài bảng đơn vị đo độ dài – toán 3: - Chuẩn bị các loại thước đo cơ bản ( mét, đề xi met, xen ti met). - Xác định các vật định đo

- Chia nhóm học sinh và phân cơng cụ thể tới từng cá nhân.

Giáo viên giám sát các thao tác: đặt thước, sử lí số đo, đọc số đo, ghi số đo, báo cáo kết quả…

Ví dụ 2: Tiết luyện tập: Xác định các bài tập sẽ thực hành gồm: Bài tập chữa nhanh; bài tập dành nhiều thời gian chữa kỹ…bài tập áp dụng lý thuyết trực tiếp, bài tập vận dụng có ít, nhiều sáng tạo… Bài tập dành cho học sinh đại trà; Bài tập dành cho học sinh khá giỏi.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 26 - 27)