Câu hỏi kết thúc mở, câu hỏi kết thúc đóng, câu hỏi nửa cấu trúc

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 35)

8. Cấu trúc đề tài

1.5.Câu hỏi kết thúc mở, câu hỏi kết thúc đóng, câu hỏi nửa cấu trúc

1.5.1. Câu hỏi kết thúc mở

1.5.1.1 Khái niệm câu hỏi kết thúc mở

Theo Tôn Thân [29, 43] “Câu hỏi, bài tập mở là dạng bài toán trong đó điều phải tìm hoặc điều phải chứng minh không được nêu lên một cách rõ ràng; người giải phải tự xác định điều ấy thông qua mò mẫm, dự đoán và kiểm nghiệm.

Theo Trần Vui: [35, 77] “Câu hỏi, bài tập mở là dạng câu hỏi, bài tập trong đó học sinh được cho một tình huống và yêu cầu thể hiện lời giải của mình ( thông thường là dạng viết) nó có thể sắp xếp từ mức độ đơn giản yêu cầu học sinh chứng tỏ một công việc, hoặc yêu cầu thêm giả thuyết rõ ràng vào một tình huống phức tạp, hoặc giải thích các tình huống toán học, viết ra phương hướng, tạo ra các bài toán mới có liên quan, tổng quát hóa. Các câu hỏi, bài tập mở thường có cấu trúc thiếu dữ liệu hoặc các giả thuyết và không có kĩ thuật giải cố định. Điều đó dẫn đến nhiều lời giải đúng cho một bài toán. Giải quyết câu hỏi, bài tâp mở đòi hỏi sự kiến tạo của chính bản thân học sinh”.

Theo Bùi Huy Nga: “Bài tập mà học sinh có tham gia vào việc xây dựng giả thiết hay chọn lọc hoặc điều chỉnh giả thiết gọi là bài tập mở về giả thiết (mở đầu vào). Bài tập khi giải phải mò mẫm, dự đoán nhiều trường trường hợp sẽ thuộc bài tập mở phía kết luận (mở đầu ra).

Theo Trần Thúc Trình [34,22] “ Bài toán mở có thể có dạng từ vấn đề và chọn mục đích hoặc mục đích đã biết tìm phương pháp giải cũng có thể là dạng tìm hiểu nhiều mục đích để phát triển.”

Theo tài liệu BDTX cho GVTH chu kì III (2003-2007): Câu hỏi, bài tập mở là câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả lời chi tiết hơn, yêu cầu học sinh đưa ra quan niệm, ý kiến của mình, đòi hỏi tư duy nhiều. Dạng câu hỏi mở có chức năng hướng dẫn, gợi mở, kích thích và mở rộng tư duy, giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, làm rõ và phát triển ý kiến, mang tính chất dạy nhiều hơn đánh giá, rất hữu ích trong phần giới thiệu và phát triển bài.

Có nhiều khái niệm về câu hỏi kết thúc mở tuy nhiên chúng tôi quan niệm câu hỏi kết thúc mở là: Câu hỏi trong đó học sinh được cho một tình huống học tập và yêu cầu nêu ra ý kiến của mình. Nó có thể sắp xếp từ mức độ đơn giản đến phức tạp như yêu cầu học sinh giải thích các tình huống toán học, tổng quát hóa, khái quát hóa,…Để trả lời được câu hỏi kết thúc mở, học sinh cần tích cực tư duy theo cách riêng của mình. Các câu hỏi này thường có cấu trúc thiếu dữ liệu hoặc các giả thuyết, vì thế học sinh phải tự xác định điều cần phải chứng minh, phải tìm thông qua các kiến thức cũ hoặc mò mẫm, dự đoán và kiểm nghiệm. Điều này dẫn đến có thể có nhiều câu trả lời đúng cho một câu hỏi mở. Giải quyết câu hỏi mở đòi hỏi sự kiến tạo của chính bản thân học sinh. Dạng câu hỏi mở có chức năng hướng dẫn, gợi mở, kích thích và mở rộng tư duy, giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, làm rõ và phát triển ý kiến, mang tính chất dạy nhiều hơn đánh giá, rất hữu ích trong phần giới thiệu và phát triển bài.

Kết quả của việc giải quyết bài toán mở trong dạy học toán là nhằm kích thích học sinh tìm tòi và sáng tạo, kích thích suy luận và hợp tác, đảm bảo cho việc hiểu bài tốt hơn đồng thời học sinh biết cấu trúc lại kiến thức để mở rộng, tìm tòi và phát hiện các kết quả mới còn tiềm ẩn.

- Ví dụ về câu hỏi kết thúc mở trong dạy học Toán ở TH: Có bao nhiêu số có hai chữ số nhỏ hơn 40?

Câu hỏi này không cho trước học sinh bất kì một dữ liệu nào để có thể phán đoán kết quả mà không cần suy luận. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải nắm được công thức tính số số tự nhiên liên tiếp : (Số cuối – số đầu) + 1. Đồng thời biết giới hạn các số có hai chữ số nhỏ hơn 40 là bắt đầu tính từ số 10 đến số 39. Áp dụng công thức trên thì các em có thể tính được kết quả là có 30 số có hai chữ số nhỏ hơn 40.

1.5.1.2. Vai trò của câu hỏi kết thúc mở trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học

- HS tham gia tích cực hơn trong các bài học và thể hiện ý tưởng của mình thường xuyên hơn. Các bài học có thể làm tăng kinh nghiệm học tập cho HS.

- HS có nhiều cơ hội hơn để sử dụng đầy đủ các kiến thức và kĩ năng của mình trong việc trả lời cho vấn đề đặt ra theo một số cách có ý nghĩa riêng.

- Việc sử dụng câu hỏi kết thúc mở một cách hiệu quả được cho là nuôi dưỡng và thúc đẩy tư duy.

- Đem đến cho HS những lợi ích khi giải quyết vấn đề thực tế mặc dù thông tin đưa đưa ra không đầy đủvà các em được yêu cầu để tạo ra những giả định về các thông còn thiếu và cung cấp cho GV các thông tin có ý nghĩa về quá trình HS biết cách giải quyết vấn đề.

1.5.1.3. Nội dung chương trình Toán lớp 4 liên quan đến vấn đề sử dụng câu hỏi kết thúc mở

Sách giáo khoa mới được biên soạn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học:

- Chú trọng việc xây dựng cho học sinh môi trường học tập tích cực, giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học và cũng giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết, từ đó tìm cách giải quyết vấn đề. Qua đó làm cho quá trình học là một quá trình kiến tạo, tìm tòi, luyện tập hình thành tri thức, kĩ năng môn học.

- Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học trong từng đơn vị kiến thức như kết hợp việc dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm làm cho việc học của học sinh trở nên lí thú, phát huy được hết khả năng của từng học sinh. Học sinh có thể giúp đỡ nhau sửa chữa những thiếu sót của bản thân trong quá trình học tập.

- SGK mới cũng gợi ý cho GV cấu trúc của bài soạn, mục tiêu cho từng hoạt động trên cơ sở chuẩn kiến thức của môn học và của từng đối tượng học sinh.

- Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để học sinh bước đầu chiếm lĩnh kiến thức mới. SGK lớp 4 sau phần bài học thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Hai bài tập đầu thường là bài tập thực hành trực tiếp

kiến thức mới học. Bài thứ ba là bài thực hành gián tiếp kiến thức mới học, học sinh phải tự phát hiện vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề trong học tập.

- Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập.

Trên cơ sở tinh thần đổi mới SGK đó, SGK Toán lớp 4 vẫn cơ bản giữ nguyên các nội dung như trước, tuy nhiên phần phân số đã được học hoàn chỉnh ở cuối lớp 4, chương trình không nhấn mạnh lí thuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giản nội dung, tang hoạt động thực hành – vận dụng, tang chất liệu thực tế trong nội dung. Điều này giúp GV sử dụng câu hỏi kết thúc mở để dẫn dắt học sinh tìm tòi các kiến thức mới hoặc đi đến kết luận cần thiết.

Các câu hỏi đã xuất hiện nhiều hơn dưới dạng mở nhằm định hướng cho HS chú ý vào một khía cạnh nào đó trong quá trình nhận thức, hoặc có thể là để học sinh nhớ lại một kiến thức đã học liên quan đến bài mới, các câu hỏi được cấu trúc vừa tầm và GV cũng có thể thay đổi câu hỏi đó sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

1.5.1.4 . Ưu điểm khi sử dụng câu hỏi kết thúc mở trong dạy học Toán ở tiểu học. tiểu học.

- Vấn đề kết thúc mở thường đòi hỏi HS phải giải thích tư duy của mình, cung cấp cho HS cơ hội để bày tỏ sự hiểu biết của mình.

- Những câu hỏi kết thúc mở giúp GV và HS chú trọng đến một nhu cầu khác. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến việc thực hiện các qui trình có tính thuật toán hơn là khi nào thì dùng chúng. Do đó nhiều HS biết dùng các qui trình toán nhưng không biết dùng nó như thế nào.

- Ví dụ: Giải thích tại sao có hay không có phân số

0 1 HS có thể làm 0 1 = 0 nhưng các em không chú ý đến điều kiện của phân số là mẫu số phải khác 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những câu hỏi kết thúc mở sẽ cho phép GV có cái nhìn tốt hơn về việc hiểu của HS về các chủ đề Toán, từ đó chúng ta có thể thiết kế cách dạy bắt đầu với những gì HS đã biết rồi và có thể làm được điều gì.

- Khi sử dụng câu hỏi kết thúc mở, các đáp án của HS đưa ra sẽ đa dạng, sẽ có sự tranh luận để đi đến đáp án cuối cùng. Điều này sẽ tạo sự sôi nổi, hứng thú tránh được sự nhàm chán trong lớp học.

1.5.1.5. Hạn chế khi sử dụng câu hỏi kết thúc mở trong dạy học Toán ở tiểu học

- Khi sử dụng câu hỏi kết thúc mở trong dạy học toán ở tiểu học thì sẽ mất nhiều thời gian cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi các đáp án. Điều này dẫn đến không đảm bảo thời gian trong một tiết học.

- Người được hỏi rất dễ hiểu sai, hiểu nhầm, hiểu không chính xác ý của câu hỏi, dẫn đến không thống nhất trong cách trả lời. Vì vậy khi thiết kế câu hỏi kết thúc mở phải đòi hỏi sự rõ ràng, chính xác về cả từ ngữ, thống nhất về cách hiểu thì càng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa việc tổng hợp, phân tích, xử lí thông tin đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn.

1.5.2 . Câu hỏi kết thúc đóng

1.5.2.1. Khái niệm

Theo tài liệu BDTX cho GVTH chu kì III (2003-2007): Câu hỏi đóng là câu hỏi mà câu trả lời là “có” hoặc “không” hoặc là câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Dạng câu hỏi này để gợi nhớ thông tin và gợi nhớ kiến thức cần thiết, đòi hỏi rất ít tư duy, câu trả lời mang tính chính xác. Nó có thể được dùng để kiểm tra bài cũ, đánh giá mức độ hiểu của học sinh (trong phần kết luận hoặc cuối phần giới thiệu bài) để phát triển bài học.

Theo chúng tôi: Câu hỏi kết thúc đóng là dạng câu hỏi có cấu trúc hoàn chỉnh, ở đây một câu trả lời đúng luôn được xác định rõ ràng theo một cách cố định nào đó từ những giả thiết cần thiết được cho trong những tình huống của bài toán

Ví dụ câu hỏi kết thúc đóng trong dạy học Toán ở TH

Tính diện tích hình thang biết: độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm, chiều cao là 5cm (SGK Toán 5, trang 93).

Với câu hỏi này thì học sinh chỉ cần áp dụng công thức tính diện tích hình thang thì có thể tìm ra đáp án mà không cần suy luận.

+ Câu hỏi đóng lựa chọn (câu hỏi loại trừ): các phương án được lựa chọn của câu trả lời có tính chất loại trừ nhau. Việc chọn từ 2 đáp án trở lên làm cho câu trả lời vô nghĩa, không hợp logic.

Ví dụ: Kết quả của phép tính 35+ 24 là bao nhiêu? A. 59 B. 43 C. 77

+ Câu hỏi đóng tùy chọn (câu hỏi tuyển): các phương án trả lời không loại trừ nhau và người được hỏi có thể chọn 1 số khả năng nào đó họ cho là phù hợp.

Ví dụ: Bài toán: Cô có 6 viên kẹo, cô có thể chia đều cho mấy bạn? A. 3 bạn B. 2 bạn C. 6 bạn

1.5.2.2. Ưu điểm khi sử dụng câu hỏi kết thúc đóng trong dạy học Toán ở tiểu học tiểu học

Tạo điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên và học sinh. HS chỉ cần lựa chọn trong số các phương án đã có sẵn nên hạn chế tâm lí chán nản, mệt mỏi. Loại câu hỏi này cũng giúp HS hiểu câu hỏi một cách thống nhất, theo cùng một nghĩa, dễ trả lời. Đối với GV, câu hỏi đóng rất thuận tiện cho việc mã hóa, tổng hợp thông tin.

1.5.2.3. Hạn chế khi sử dụng câu hỏi kết thúc đóng trong dạy học Toán ở tiểu học

HS không có nhiều lựa chọn cách trả lời phù hợp khả năng của mình. HS thường bị bó hẹp trong phạm vi câu trả lời trước, hạn chế khả năng tư duy và đánh giá của HS. Ít có tác dụng kích thích trí tò mò hay thúc đẩy việc tìm hiểu vấn đề.

1.5.3. Câu hỏi nửa cấu trúc

1.5.3.1. Khái niệm câu hỏi nửa cấu trúc

Đây là loại câu hỏi kết hợp giữa câu hỏi kết thúc mở và câu hỏi kết thúc đóng. Về hình thức là câu hỏi đóng nhưng về nội dung thực chất là câu hỏi kết thúc mở. Sau khi đưa ra những đáp án cho câu hỏi, GV có thể đưa thêm lựa chọn: Ý kiến khác. Khi HS không tìm được phương án trả lời phù hợp với đáp án có sẵn có thể điền câu trả lời của mình vào phần mở này.

Ví dụ câu hỏi nửa cấu trúc trong Toán học TH

Kết quả của phép tính: 3 + 5 là A. 7

C. Ý kiến khác…….

1.5.3.2 Ưu điểm khi sử dụng câu hỏi nửa cấu trúc trong dạy học Toán ở

tiểu học

- Khi sử dụng câu hỏi nửa cấu trúc trong dạy học, học sinh sẽ không bị bó buộc trong những đáp án có sẵn mà giáo viên đưa ra, nó sẽ mang lại cho học sinh một hướng trả lời mới mà không định dạng cụ thể. Sự tự do này có thể giúp học sinh chỉnh câu hỏi của mình và nêu lên những suy nghĩ tự do.

1.5.3.3. Hạn chế khi sử dụng câu hỏi nửa cấu trúc trong dạy học Toán ở tiểu học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi sử dụng câu hỏi nửa cấu trúc HS rất dễ hiểu sai, hiểu nhầm, hiểu không chính xác ý của câu hỏi, dẫn đến không thống nhất trong cách trả lời.

- Câu hỏi có cả phần trả lời và phần mở nên HS dễ bị phân tán, phân vân vào đáp án của mình.

- Câu hỏi diễn đạt khá dài dòng, mất thời gian.

1.6. Kết luận chương 1

Ở chương này, chúng tôi đã hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến hệ thống câu hỏi trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và câu hỏi kết thúc mở nói riêng, là cơ sở lí luận cho đề tài. Cụ thể như sau:

- Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Toán ở tiểu học, nội dung môn Toán lớp 4.

- Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.

- Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học.

- Khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm câu hỏi kết thúc mở, câu hỏi kết thúc đóng, câu hỏi nửa cấu trúc trong dạy học Toán.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lí luận để chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát làm cơ sở tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng câu hỏi kết thúc mở trong dạy học Toán ở tiểu học.

Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÂU HỎI KẾT THÚC MỞ TRONG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 4 Ở TIỂU HỌC

2.1. Vài nét về trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, quận Thanh Khê,

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 35)