Khảo sát về nhận thức, thái độ của học sinh lớp 4 đối với việc học môn Toán.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 66 - 76)

1.2. Nội dung chương trình mơn Tốn lớp 4

1.2.3 .Yếu tố hình học

2.7. Phân tích kết quả khảo sát

2.7.2 Khảo sát về nhận thức, thái độ của học sinh lớp 4 đối với việc học môn Toán.

chú ý, coi trọng của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Như vậy, tất cả những câu hỏi mà giáo viên đưa ra có thể đều dựa trên cảm tính, khơng có cơ sở, hệ thống nào. Điều này dẫn đến những câu hỏi mà giáo viên đưa ra khi giảng dạy sẽ khơng có tính logic của q trình tư duy, học sinh sẽ khó khăn khi tiếp nhận các kiến thức vì nó khơng theo một trình tự tốn học nào. Ngồi ra, nó sẽ làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ cảm thấy lung túng vì sự rời rạc, khơng mạch lạc của bài dạy. Do đó dẫn đến hiệu quả dạy học sẽ không cao.

2.7.2 Khảo sát về nhận thức, thái độ của học sinh lớp 4 đối với việc học mơn Tốn. Tốn.

Để tìm hiểu về nhận thức, thái độ của học sinh về việc học mơn Tốn ở trường tiểu học, chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát dành cho học sinh dưới dạng câu hỏi đóng. Học sinh sẽ khoanh tròn vào những câu trả lời phù hợp nhất với bản thân khi các em học mơn Tốn. Kết quả thu được như sau:

Câu 1. Em có thích giờ học mơn Tốn khơng?

Bảng 2.13 Mức độ u thích mơn Tốn của học sinh.

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Rất thích 36/100 36%

B. Thích 38/100 38%

C. Bình thường 25/100 25%

Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích mơn Tốn của học sinh lớp 4.

Khi trưng cầu ý kiến của GV, khoảng 91,67% GV cho rằng học sinh rất thích (25%) và thích (66,67%) học mơn Tốn. Tuy nhiên, khi khảo sát học sinh, chúng tơi lại thu được kết quả chỉ có 74% học sinh rất thích (36%) và thích (38%) mơn Tốn. Còn lại 25% học sinh cảm thấy mơn Tốn bình thường và 1% học sinh khơng thích học mơn Tốn. Như vậy vẫn cịn một số lượng khơng nhỏ học sinh khơng cảm thấy thích mơn Tốn. Điều này cho thấy giáo viên chưa nắm rõ được tâm lí học Tốn của học sinh và chưa gây được hứng thú học tập đối với 26% học sinh cịn lại. Do đó, GV cần phải tạo hứng thú học tập Toán cho học sinh bằng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao chất lượng dạy và học.

Câu 2. Trong giờ học Tốn, thầy (cơ) có đưa ra nhiều câu hỏi cho các em

trả lời không?

Bảng 2.14 Số lượng câu hỏi trong giờ học Tốn mà thầy cơ đưa ra.

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%) A. Rất nhiều 8/100 8% B. Nhiều 22/100 22% C. Vừa phải 65/100 65% D. Ít 5/100 5%

Biểu đồ thể hiện số lượng câu hỏi trong giờ học Tốn mà thầy cơ đưa ra.

Đối với câu hỏi này, có khoảng 30% học sinh cho rằng các thầy cô đưa ra rất nhiều (8%) và nhiều (22%) câu hỏi cho các em trả lời, có 65% HS cho rằng số lượng các câu hỏi đưa ra vừa phải; còn 5% HS cho rằng số lượng câu hỏi đưa ra ở mức độ ít. Trong một tiết học Tốn 35 phút, số lượng các câu hỏi đưa ra cần phải ở mức độ vừa phải để học sinh có thể suy nghĩ và trả lời. Nếu đưa lượng câu hỏi quá

nhiều thì học sinh sẽ cảm thấy áp lực, bị rối và khơng có nhiều thời gian để các em suy nghĩ cũng như hiểu câu trả lời. Mặc khác nếu đưa nhiều câu hỏi quá trong một tiết dạy thì học sinh sẽ khơng có thời gian trình bày những thắc mắc khác trong quá trình học tập. Nếu lượng câu hỏi đưa ra q ít thì học sinh sẽ khơng có cơ hội phát biểu nhiều trước lớp, giáo viên sẽ không biết được lối tư duy của học sinh, mức độ hiểu bài của các em. Vì vậy, các thầy cơ cần đưa ra số lượng câu hỏi phù hợp trong từng tiết dạy để đạt hiệu quả dạy học cao nhất.

Câu 3. Theo em, các câu hỏi mà thầy (cô) đưa ra như thế nào?

Bảng 2.15 Nhận xét của học sinh về các câu hỏi mà thầy cô đưa ra trong giờ học Toán lớp 4. Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%) A. Thú vị và hấp dẫn 67/100 67% B. Bình thường 31/100 31% C. Nhàm chán 2/100 2% D. Ý kiến khác 0/100 0%

Biểu đồ thể hiện nhận xét của học sinh về các câu hỏi mà thầy cơ đưa ra trong giờ học Tốn lớp 4.

Trong giờ học Tốn có 67% HS cảm thấy các câu hỏi mà thầy cô đưa ra rất thú vị và hấp dẫn. Con số này thật sự chưa lớn. Như vậy còn 31% học sinh còn lại cho rằng các câu hỏi mà thầy cơ đưa ra rất bình thường, thậm chí có 2% HS cảm thấy nhàm chán. Qua đó cho chúng ta thấy được các thầy cô cần phải xây dựng các câu hỏi sao cho hấp dẫn, thu hút học sinh thì các em mới có hứng thú vào bài học, không nên dùng những câu hỏi đóng nhiều q vì nó khơng kích thích trí tị mị và sự ham mê khám phá của các em; nên dùng những câu hỏi có tác dụng tư duy như câu hỏi kết thúc mở trong q trình dạy học Tốn.

Câu 4. Em cảm thấy các câu hỏi mà thầy cơ dạy Tốn đưa ra ở mức độ nào?

Bảng 2.16 Mức độ các câu hỏi mà thầy cơ đưa ra trong giờ học Tốn lớp 4.

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Rất khó 3/100 3%

B. Khó 22/100 22%

C. Bình thường 64/100 64%

D. Dễ 11/100 11%

Trong giờ học Tốn, một câu hỏi được đưa ra cần kích thích học sinh suy nghĩ, chọn lựa rồi mới trả lời và học sinh phải có khả năng trả lời câu hỏi đó thì mới đạt được mục tiêu dạy học. Do đó, một câu hỏi đưa ra trong tiết dạy nên ở mức độ vừa phải. Có 64% học sinh cảm thấy các câu hỏi mà thầy cô đưa ra ở mức độ bình thường, nghĩa là các em có thể trả lời được. Nhưng vẫn cịn 22% học sinh cảm thấy khó và 3% HS cảm thấy rất khó. Như vậy trong giờ dạy Tốn, các GV vẫn thiết kế những câu hỏi quá sức với học sinh, chưa bám sát vào năng lực và trình độ của các em. Nếu khơng thể trả lời các câu hỏi thì học sinh sẽ khơng thể khám phá ra những kiến thức mới, khơng hào hứng học tập, gây tâm lí chán nản. Trong một tiết học, không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra những câu hỏi ở mức độ vừa phải mà vẫn nên đưa ra một vài câu hỏi khó hơn một chút để kích thích tư duy cho học sinh, tuy nhiên không nên đưa ra quá nhiều (25%) những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời. Thơng qua bảng trên, vẫn cịn 11% HS cảm thấy các câu hỏi mà thầy cô đưa ra ở mức độ dễ, nghĩa là học sinh khơng cần tư duy vẫn có thể trả lời được, phần lớn các câu hỏi này là câu hỏi đóng và nửa cấu trúc. Các câu hỏi này khơng có tác dụng tư duy Tốn học nên cần hạn chế đưa ra trong giờ học. Như vậy, trong một tiết học, các thầy cô cần dựa vào năng lực của học sinh để đưa ra những câu hỏi phù hợp, tránh đưa ra những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.

Câu 5. Trong giờ học Tốn, em có tích cực phát biểu khơng?

Bảng 2.17 Khả năng trả lời của học sinh trước những câu hỏi mà thầy cơ đưa ra trong giờ học Tốn lớp 4.

Mức độ Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Rất tích cực 34/100 34%

B. Thỉnh thoảng 57/100 57%

C. Hiếm khi 9/100 9%

.

Biểu đồ thể hiện khả năng trả lời của học sinh trước những câu hỏi mà thầy cơ đưa ra trong giờ học Tốn lớp 4.

Khi giáo viên đưa ra câu hỏi Tốn học thì có 34% HS rất tích cực phát biểu, nghĩa là các em có thể trả lời tất cả những câu hỏi mà GV đưa ra. 57% HS thỉnh thoảng mới phát biểu và 9% HS hiếm khi phát biểu. Điều này cho thấy thực trạng là số học sinh khơng phát biểu thường xun và tích cực khoảng 66%, đây là một con số khá lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh khơng tích cực phát biểu. Do đó để giờ học sơi nổi hơn thì GV cần áp dụng các phương pháp dạy học mới như phương pháp vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp vận dụng lí thuyết kiến tạo,…Tạo khơng khí thoải mái, thân thiện khi học tập; đồng thời khi xây dựng các câu hỏi Toán học cần chú ý đến tính vừa sức để các em có thể trả lời. Bên cạnh đó, GV cần khuyến khích học sinh phát biểu trước lớp để phát triển kĩ năng biểu đạt ngơn ngữ từ tư duy của mình, phát triển sự tự tin trước tập thể nhất là đối với 9% HS hiếm khi phát biểu trong giờ học. Thông qua việc học sinh phát biểu thì GV có thể biết được học sinh đang tư duy cái gì, tư duy như thế nào.

Qua đó điều chỉnh việc dạy và học sao cho đạt mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ dạy học đặt ra.

Câu 6. Khi thầy cơ dạy Tốn đưa ra câu hỏi thì em thường làm gì?

Bảng 2.18 Những việc học sinh thường làm khi GV nêu câu hỏi trong giờ học Toán.

Nội dung câu trả lời Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Suy nghĩ tìm cách trả lời 93/100 93%

B. Nghe bạn trả lời trước 1/100 1%

C. Chờ thầy cô giảng giải 2/100 2%

D. Thảo luận với các bạn 4/100 4%

Biểu đồ thể hiện những việc học sinh thường làm khi GV nêu câu hỏi trong giờ học Tốn lớp 4.

Khi thầy cơ đưa ra câu hỏi thì có 93% HS suy nghĩ tìm cách trả lời và 4% HS thảo luận với các bạn để tìm cách giải quyết bài tốn. Như vậy có khoảng 97% HS rất tự giác và tích cực trong giờ học Tốn. Với tâm thế học tập như vậy thì rất dễ dàng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức mới, do đó vấn đề đặt ra ở đây là GV làm

thế nào để xây dựng câu hỏi sao cho thu hút sự chú ý và trí tị mị của học sinh. Nếu GV có thể xây dựng được những câu hỏi hay như vậy thì sẽ giảm được tỉ lệ 1% HS khi nghe câu hỏi thì nghe bạn trả lời trước và 2% HS chờ thầy cô giảng giải mà khơng tích cực suy nghĩ.

Câu 7. Nếu em hoặc bạn được gọi trả lời nhưng không trả lời được thì thầy cơ giáo sẽ làm gì?

Bảng 2.19 Mức độ sử dụng hệ thống câu hỏi phụ gợi mở của giáo viên trong giờ dạy Toán lớp 4.

Nội dung câu trả lời Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Gọi bạn khác trả lời 42/100 42%

B. Nhắc nhở nên tập trung vào việc học 34/100 34%

C. Phê bình trước lớp 3/100 3%

D. Nêu câu hỏi phụ để em hoặc bạn có thể trả lời, sau đó mới trả lời câu hỏi câu hỏi lúc đầu.

21/100 21%

Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng hệ thống câu hỏi phụ gợi mở của giáo viên trong giờ dạy Toán lớp 4.

Trong giờ học Tốn để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì giáo viên thường khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi mà mình đưa ra. Có những em sẽ trả lời được nhưng một số khác thì khơng thể trả lời. Khi đó, giáo viên sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau trong tình huống sư phạm này. Theo ý kiến của học sinh có đến 42% GV sẽ gọi bạn khác trả lời ngay. Đây là tỉ lệ khá lớn. Có 34% HS cho rằng GV sẽ nhắc nhở các em nên tập trung vào việc học; thậm chí có 3% HS cho rằng sẽ bị phê bình trước lớp. Nếu học sinh khơng thể trả lời thì người giáo viên không nên vội gọi các học sinh khác hay nhắc nhở, phê bình trước lớp mà cần phải tìm cách để học sinh hiểu và có thể trả lời câu hỏi đưa ra. Một trong những cách tốt nhất đó là nêu câu hỏi phụ gợi mở để học sinh có thể trả lời, từ đó nhận ra mối liên hệ Tốn học và có thể trả lời được câu hỏi ban đầu GV đưa ra. Thông qua biện pháp này thì GV có thể biết được học sinh bị khuyết kiến thức ở chỗ nào với mức độ nào mà kịp thời bổ khuyết cho các em để có thể tiếp tục tiếp thu kiến thức mới tốt hơn. Nếu dùng 3 cách cịn lại thì GV đang dần bỏ qua cơ hội tìm hiểu mức độ hiểu bài của học sinh, nếu cứ tiếp tục như vậy thì chất lượng giáo dục sẽ giảm đi rõ rệt. Tuyệt đối khơng nên nhắc nhở và phê bình học sinh quá nhiều vì như thế sẽ tạo áp lực học tập lớn và tạo khơng khí căng thẳng trong giờ học. Như vậy qua câu hỏi này, cho thấy được mức độ sử dụng các câu hỏi gợi mở của GV cịn ít, do đó trong thời gian tới cần điều chỉnh để nâng cao chất lượng dạy và học.

Câu 8. Khi trả lời được câu hỏi mà thầy cô đưa ra, em cảm thấy như thế nào?

Bảng 2.20 Mức độ hứng thú của học sinh khi trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Nội dung câu trả lời Số phiếu Tỉ lệ (%)

A. Phấn chấn và thích thú. 73/100 73%

B. Bình thường. 19/100 19%

C. Khơng có cảm giác gì. 4/100 4%

Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh khi trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong giờ học Toán.

Khi học sinh trả lời được các câu hỏi mà thầy cơ đưa ra thì có 73% HS cảm thấy phấn chấn và thích thú, 4% HS cảm thấy rất vui (câu D). Điều này chứng tỏ học sinh rất thích trả lời các câu hỏi trong giờ học Toán. Khi học sinh trả lời được thì có nghĩa là em đó đã hiểu bài và có cảm giác được cơng nhận năng lực trước tập thể nên các em rất thích. Do đó các thầy cơ cần phải tạo cơ hội cho học sinh có thể trả lời được các câu hỏi mà mình đưa ra có như thế thì các em mới cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học Tốn. Giáo viên có thể bằng nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao tinh thần học tập của các em, qua đó giảm tỉ lệ học sinh cảm thấy bình thường (19%) và khơng có cảm giác gì (4%) khi trả lời các câu hỏi mà thầy cô đưa ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi kết thúc mở trong một số nội dung dạy học Toán lớp 4 ở Tiểu học. (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)