Công tác triển khai sảnxuất rau trên đất cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá sảnxuất rau trên đất cát và sảnxuất rau thông thường của hộ dân

4.1.2. Công tác triển khai sảnxuất rau trên đất cát

4.1.2.1. Lựa chọn địa điểm và đối tượng thực hiện

- Địa điểm triển khai: Để mô hình triển khai mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh đạt hiệu quả cao, bền vững, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức khảo sát, làm việc với các địa phương để lập quy hoạch các vùng có thể sản xuất rau trên đất cát ven biển. Qua đó UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban

hành Quyết định số1742/QĐ-UBND xác định vùng quy hoạch trồng rau trên cát. Vì vậy, những đơn vị muốn tổ chức sản xuất phải thuộc vùng quy hoạch nêu trên.

Trường hợp các đơn vị muốn sản xuất nhưng không thuộc vùng quy hoạch, có thểđề nghị được bổ sung quy hoạch và nếu được UBND tỉnh đồng ý sẽ vẫn đưcợ

tổ chức sản xuất nhưng phải đáp ứng các yêu cầu đề ra.

- Đối tượng thực hiện: Để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của mô hình, UBND tỉnh xác định chủ thể thực hiện mô hình là các doanh nghiệp, các THT, HTX liên kết với các doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực liên kết trong tỉnh.

Bảng 4.2. Tổng hợp diện tích, số hộ tham gia mô hình trồng rau trên đất cát tỉnh Hà Tĩnh

STT Nội Dung Đơn vị tham gia Diện tích (ha)

Số hộ tham gia mô

hình

Số lượng Cơ cấu( %) lượng Số Cơ cấu (%)

1 Năm 2014 16 100 172,8 551 100

- Huyện Cẩm Xuyên 5 31,25 21 140 25,41

- Huyện Thạch Hà 6 37,5 123,2 255 46,28

- Huyện Kỳ Anh 1 6,25 10 32 5,81

- Huyện Nghi Xuân 3 18,75 13,6 76 13,79

- Huyện Đức Thọ 1 6,25 5 48 8,71

2 Năm 2015 44 100 258,04 1106 100

- Huyện Cẩm Xuyên 11 25 29 213 19,26

- Huyện Thạch Hà 17 38,64 201,53 585 52,89

- Huyện Kỳ Anh 3 6,82 7,2 115 10,40

- Huyện Nghi Xuân 9 20,45 15,7 145 13,11

- Huyện Đức Thọ 4 9,09 4,61 48 4,34

4.1.2.2. Hình thành tổ chức

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã thành lập hoặc thành lập mới thuê đất thuộc vùng quy hoạch dự án với quy mô tối thiểu 5 ha trở lên để thực hiện dự án sẽ được tỉnh hỗ trợ các chính sách theo quy định đối với dự án sản xuất rau trên đất cát ven biển.

- Hợp tác xã: Tại các vùng quy hoạch dự án, các HTX đã thành lập hoặc thành lập mới hoạt động theo Luật HTX 2012 và đảm bảo các yêu cầu về tổ chức bộ máy, nguồn vốn, nhân lực và thuê đất tối thiểu đạt 5 ha sẽ được hưởng các

chính sách theo quy định của tỉnh để thực hiện dự án.

- Tổ hợp tác: Là những nhóm hộ dân cùng sở thích, cùng mục tiêu sẽ hình thành tổ hợp tác để thực hiện dựán, được UBND xã thông qua và có Hợp đồng hợp tác của các thành viên THT ký tên, thuê đất với quy mô tối thiểu 5 ha, đảm bảo các yêu cầu về tổ chức bộ máy, nguồn vốn, nhân lực sẽ được hưởng các

chính sách theo quy định của tỉnh để thực hiện dự án.

Bảng 4.3. Diện tích, sốlượng các đơn vị tham gia mô hình sản xuất rau trên

đất cát tỉnh Hà Tĩnh

STT Nội Dung Đơn vị tham gia Diện tích (ha)

Số lượng Cơ cấu( %)

1 Năm 2014 16 100 172,8 - Doanh nghiệp 2 12,5 42,12 - Hợp tác xã 12 75 105,66 - Tổ hợp tác 2 12,5 25,02 2 Năm2015 44 100 258,04 - Doanh nghiệp 4 9,09 67,67 - Hợp tác xã 27 61,36 143,32 - Tổ hợp tác 13 29,55 47,05

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

4.1.2.3. Hình thức hợp đồng, liên kết tiêu thụ sản phẩm

Để việc sản xuất đảm bảo hiệu quả cao, thì các đơn vị sản xuất phải liên kết với các doanh nghiệp để được cung ứng giống, vật tư và đồng thời doanh nghiệp liên kết có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. Việc liên kết dựa trên yêu cầu của thịtrường, yêu cầu về mùa vụ, qua đó xác định mức gia sàn cho các sản phẩm căn cứ từ việc tính toán chi phí sản xuất và hiệu quả của sản xuất, đảm bảo người sản xuất và doanh nghiệp đều có lãi.

Các doanh nghiệp thu mua sản phẩm sẽthông qua sơ chế, đóng gói và vận chuyển đến tiêu thụ ở các chợ đầu mối, các công ty chế biến thực phẩm như

G.O.C, Công ty thực phẩm Hà Nội...

4.1.2.4. Công tác chuyển giao kỹ thuật

Dự án trồng rau ứng dụng công nghệcao trên đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển là dự án mới, các bước thực hiện phải theo mô đun nhất định, nên công tác chuyển giao kỹ thuật được tỉnh xác định là khâu then chốt quyết định sự thành công của dự án. Chính vì vậy, năm 2013 và 2014 UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ

trợ 100% kinh phí phục vụ cho công tác chuyển giao kỹ thuật, cụ thể:

- Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn cho tất cả các hộ dân, công nhân thực hiện dự án.

- Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chuyển giao: Là cán bộ kỹ thuật thuộc Sở

Nông nghiệp và PTNT được biệt phái xuống thực hiện tại dự án và cán bộ kỹ

thuật của Mitraco đã được tham gia, đào tạo tại dự án.

- Việc tổ chức tập huấn được thực hiện 10 buổi, thực hành hướng dẫn trực tiếp ngay tại đồng ruộng. Đối với các đơn vị gần Khu dự án tại xã Thạch Văn,

huyện Thạch Hà sẽ bố trí tập huấn, hướng dẫn ngay tại Khu dự án; đối với các

đơn vịở xa, Sở Nông nghiệp và PTNT và Mitraco sẽ giao các cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp tại vùng sản xuất của các đơn vịđó.

Bên cạnh hướng dẫn kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và PTNT hàng vụ sẽđịnh

hướng, tư vấn cho các đơn vị sản xuất các loại cây trồng phù hợp với mùa vụ,

đồng thời ban hành cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ và quy trình tạm thời đối với các loại cây trồng và mời các đơn vị về Sở họp thống nhất và thực hiện.

Từ năm 2015, chính sách hỗ trợ giảm dần và thực hiện theo Nghị quyết 90/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 và Nghị quyết 157/2015/NQ-HĐND này

12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh vềBan hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

4.1.2.5. Giám sát, chỉ đạo thực hiện sản xuất rau

Đồng thời với việc chuyển giao kỹ thuật cho từng đơn vị thực hiện dự án, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị, đặc biệt là việc cung ứng các loại

giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; giám sát việc sản xuất đảm bảo theo đúng quy

trình; kiểm soát chất lượng nông sản trước khi xuất bán… nhằm đảm bảo việc sản xuất theo quy định và đảm bảo chất lượng nông sản, tính hiệu quả của dự án.

4.1.2.6. Trách nhiệm của các bên trong quá trình sản xuất

Để mô hình sản xuất rau trên đất cát ven biển đạt hiệu quả và bền vững, ngay từ khi triển khai mở rộng mô hình UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 giao nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhân rộng mô hình, cụ thể:

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như các Sở, ngành và các huyện: Có trách nhiệm cử cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn kỹvà đầy đủcho các đơn vị mở

rộng, đảm bảo các hộ sản xuất phải nắm vững các quy trình sản xuất. Đồng thời, căn

cứ vào chức năng, nhiệm vụđược giao, căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vịđể có

chính sách đặc thù hỗ trợcho các đơn vịtiên phong đi đầu mở rộng mô hình và giám sát các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất lập kế hoạch, ký kết hợp đồng và tổ chức sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch của tỉnh.

- Đối với các doanh nghiệp liên kết: Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất hàng vụ, hàng năm cho các đơn vị sản xuất; đồng thời, soạn thảo hợp đồng theo đúng

kế hoạch được lập gửi các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn kiểm tra, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng liên kết và cung ứng đúng, đầy đủ và kịp thời giống, vật tư theo

hợp đồng; cuối cùng là việc bao tiêu sản phẩm đầu ra và tính toán và chi trả phần chênh lệch giá trị sản phẩm cho đơn vị sản xuất chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thu mua sản phẩm.

- Đơn vị sản xuất và người dân: Có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã

ký kết để đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch, đúng yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo chất

lượng và khối lượng sản phẩm nông sản cho doanh nghiệp liên kết; cuối cùng là phối hợp với chính quyền địa phương và doanh nghiệp để tính toán phần chênh lệch giá trị

sản phẩm kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sản xuất rau trên vùng đất cát tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)